Mỹ dùng trí tuệ nhân tạo chặn đứng tên lửa hạt nhân

Tuấn Vũ 25/06/2018 11:18

Theo Reuters, Mỹ đang thực hiện nhiều chương trình tối mật với mục tiêu tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm bảo vệ đất nước trước viễn cảnh tấn công hạt nhân.

Việc Mỹ âm thầm phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) được kỳ vọng có thể tự tính toán, nghiên cứu lượng dữ liệu khổng lồ (bao gồm cả hình ảnh vệ tinh), với tốc độ nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo chính xác, vượt qua cả khả năng của con người để phát hiện dấu hiệu của quy trình phóng tên lửa.

Theo nguồn tin này, một khi được AI cảnh báo trước, Mỹ sẽ có đủ thời gian để đưa ra những phản ứng thích hợp. Mặc dù dự án này được giữ kín nhưng quân đội Mỹ từ lâu đã lộ rõ sự quan tâm đặc biệt tới trí tuệ nhân tạo.

Khó có thể tưởng tượng hậu quả khi vũ khí với AI tự động kích hoạt chiến đấu.

Bộ Quốc phòng Mỹ từng công bố sử dụng trí tuệ nhân đạo để nhận diện vật thể trong video thu từ máy bay không người lái. Ngoài ra, lực lượng không quân nước này cũng đang tiến hành thử nghiệm hệ thống trí tuệ nhân tạo trên chiến đấu cơ và đã đạt được những thành công nhất định.

Trong khi đó, Mỹ hy vọng tên lửa LRASM với trí thông minh nhân tạo đang trong giai đoạn thử nghiệm đủ khôn ngoan khiến đối thủ khiếp sợ. Đây là biến thể trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) dành cho tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet và oanh tạc cơ B-1B.

Không chỉ ứng dụng AI vào hệ thống phòng thủ tên lửa, Lầu Năm Góc cũng đã thử nghiệm thành công AI trên chiến đấu cơ. Hồi tháng 7/2016, Mỹ đã bắt đầu có những thử nghiệm cực ấn tượng với công nghệ tối tân này - đó là màn đấu tay đôi giữa phi công lão luyện Mỹ và AI do con người tạo nên và phần thua thộc về viên phi công.

Thông tin về cuộc thử nghiệm này được trang Popular Science dẫn nguồn tin quân sự cho biết, Đại tá Gene Lee thuộc Lực lượng không quân Mỹ có kinh nghiệm hàng chục năm chinh chiến đã thất bại trước hệ thống có AI trong tất cả những trận không chiến mô phỏng.

Đại tá Lee là một chuyên gia chỉ đạo chiến thuật của không quân Mỹ. Ông từng thực hiện hàng nghìn chuyến bay trong vai trò phi công hoặc chỉ huy nhiệm vụ. Ngoài kinh nghiệm thực chiến, ông còn thực hiện các cuộc không chiến mô phỏng với các hệ thống trí thông minh nhân tạo suốt nhiều thập kỷ.

"Tôi rất bất ngờ trước khả năng nhận biết và phản ứng của hệ thống. Nó dường như nhận ra mọi ý đồ của tôi và ngay lập tức triển khai ứng phó. Tất cả thay đổi trong đường bay và dự định triển khai tên lửa tấn công của tôi đều bị nó đoán trúng. Hệ thống nhanh chóng chuyển từ thế phòng thủ sang tấn công và ngược lại ngay khi cần", Đại tá Lee nói.

Tuy nhiên, công nghệ tối tân đi đôi với hiểm nguy khó có thể lường trước. Cảnh báo về sự nguy hiểm của vũ khí được phát triển dưới dạng trí thông minh nhân tạo vừa được nhà khoa học Pháp Jean-Christophe Boni tuyên bố tại cuộc họp báo ở Kaspersky Lab nhân dịp lễ hội Kaspersky Geek Picnic.

"Ngay từ năm 1995, Nelson Mandela đã viết rằng vũ khí nguy hiểm nhất của thế kỷ 21 sẽ được hình thành, để thay thế vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác của thế kỷ trước đó.

Theo tôi, đó sẽ là hệ thống trí tuệ nhân tạo, dành cho công việc của nó, trái ngược với bom nguyên tử, sẽ không cần đến uranium, không cần các nhà máy chế biến và những thứ khó kiếm khác, mà chỉ cần silic và điện", Jean-Christophe Boni tuyên bố.

Ông này cho biết thêm, bản thân thực tế ảo hoặc phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo là không thể theo dõi. Chính vì vậy, sự xuất hiện của những siêu vũ khí với trí thông minh nhân tạo sẽ cực kỳ phức tạp và chắc chắn không thể đoán trước.

Jean-Christophe Boni cho rằng, nếu một số cường quốc đang phát triển, chúng ta đơn giản là sẽ không thể kiểm tra một khi chúng vận hành không như ý muốn của con người và như vậy, hậu quả sẽ khó có thể tưởng tượng.

Theo baodatviet.vn
Copy Link

Mới nhất

x
Mỹ dùng trí tuệ nhân tạo chặn đứng tên lửa hạt nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO