Myanmar sơ tán hàng ngàn người trong trận lũ lịch sử

(Baonghean.vn) - Ngày 12/8, Myanmar cho sơ tán cư dân ở nhiều vùng sau vụ lở đất làm sập hàng trăm ngôi nhà và mưa lớn vẫn tiếp tục đe dọa tới sự thiệt hại về người và của.
Chính quyền tại Hakha, thủ phủ của bang Chin ở phía tây bắc Myanmar đã sơ tán gần 4.000 người đến nơi an toàn sau vụ lở đất khiến 375 ngôi nhà bị hư hại. Theo Chính phủ Myanmar và Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc, ít nhất 103 người đã thiệt mạng và hơn một triệu người khác chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt. Đây là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất xảy ra tại Myanmar kể từ sau cơn bão Nargis làm gần 140.000 người thiệt mạng hồi tháng 5 năm 2008.
Năm trong số sáu thị trấn tại Hakha, với dân số khoảng 50.000 người, chịu ảnh hưởng bởi lở đất và 900 ngôi nhà có nguy cơ bị hư hỏng nghiêm trọng. "Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện sơ tán dân cư, ưu tiên trước mắt những người có nhà bị hư hỏng hoàn toàn" – một quan chức cho biết. 3000 người khác từ các ngôi làng lân cận cũng đã được di chuyển đến nơi trú ẩn tạm thời tại các tòa nhà chính phủ và các nhà thờ.
Hình ảnh một cậu bé di chuyển chiếc thuyền tại ngôi làng bị ngập lụt ở Irrawaddy Delta, Myanmar. Ảnh: Reuters
Một thanh niên di chuyển chiếc thuyền tại ngôi làng bị ngập lụt ở Irrawaddy Delta, Myanmar. Ảnh: Reuters
"Nguy cơ sạt lở đất có chiều hướng nghiêm trọng hơn, chúng tôi đang cố gắng để tìm nơi trú ẩn an toàn hơn cho người dân. Tại thời điểm này, các chuyên gia đang tiến hành khảo sát địa chất để tìm địa điểm an toàn và rộng hơn để nhiều người có thể sơ tán”, một quan chức bang Chin cho biết. 
Hakha cách Yangon khoảng 970 km (600 dặm) về phía tây bắc và là một trong những vùng kém phát triển nhất Myanmar. Chính phủ đã công bố tình trạng lũ lụt của bang Chin và ba khu vực khác cũng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế. Ít nhất 10 quốc gia đã đóng góp tiền mặt, Trung Quốc đã điều một đoàn xe tải chở hàng cứu trợ, Ấn Độ và Australia sử dụng máy bay quân sự để cung cấp lương thực, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cam kết nỗ lực thực hiện công tác cứu trợ cho Myanmar. 
Do lũ lụt xảy ra nên chính phủ Myanmar đã hoãn phiên họp Quốc hội ngày 10/8. Dự kiến phiên họp sẽ mở trở lại vào ngày 18 tháng này và cũng là họp phiên cuối cùng trước cuộc bầu cử vào đầu tháng 11. 
Phương Thảo 
(Theo Reuters)

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?