Nam sinh Nghệ An vừa chăm bố bệnh tật, vừa ôn thi vẫn đạt thủ khoa trường làng

(Baonghean.vn) - Với 27,25 điểm xét tuyển khối C, em Lê Văn Cường ở xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu - một học sinh chăm chỉ vượt khó đã trở thành thủ khoa trường làng.

Vượt lên hoàn cảnh

Cường là con thứ 5 trong gia đình nông dân có đông anh em. Nhưng những anh chị của em đều đã xây dựng gia đình, ra ở riêng. Nhà chỉ còn lại 4 người, gồm bố mẹ, Cường và 1 em gái đang học lớp 2.

So với nhiều gia đình trong xóm, nhà Cường thuộc diện khó khăn. Bố Cường - ông Lê Phong Phú (50 tuổi) trong một lần tai nạn lao động trên đồi thông (cách nay 6 năm) đã bị chấn thương cột sống, dẹt 3 đốt sống cổ, mặc dù đã được chữa trị nhiều nơi nhưng vẫn không khỏi. Từ một lao động chính trong nhà, ông trở thành người tàn tật, không đi lại được, nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều nhờ vào sự giúp đỡ của vợ con.

Em Lê Văn Cường - tấm gương vượt khó xứ Quỳnh.
Em Lê Văn Cường - tấm gương vượt khó xứ Quỳnh.

Những năm qua, kể từ ngày bố Cường gặp nạn, hoàn cảnh gia đình vốn đã khó khăn lại càng chật vật hơn. Dường như mọi công việc nặng nhọc trong nhà, ngoài đồng, trên núi đều do bà Hồ Thị Hữu - mẹ Cường gánh vác. Ngoài mấy sào ruộng làm chỉ đủ gạo ăn, cả nhà đều trông chờ vào nguồn thu nhập từ 3 ha thông lấy nhựa ở trên núi. “Phải chắt chiu lắm mới có tiền để trang trải hàng ngày, lo thuốc men cho chồng và tiền học hành cho các con” - bà Hữu cho biết 

Nhà neo người, bố lại nằm liệt giường, Cường sớm ý thức được hoàn cảnh gia đình và trách nhiệm bản thân nên luôn cố gắng trong cả lao động và học tập. Cường sớm thạo việc nhà nông và làm được hết mọi việc để giúp đỡ mẹ. Những năm THPT của Cường là những ngày tháng vừa làm việc, vừa chăm bố, vừa học hành. Em không có điều kiện cả về thời gian lẫn vật chất để tung tăng với tuổi hoa như nhiều bạn bè khác. Cường chia sẻ: “Nhà em có hoàn cảnh đặc biệt nên phải vậy thôi ạ. Lúc này, thương bố mẹ, em cũng chỉ làm được như thế, mong sức khỏe của bố ngày càng tiến triển hơn”.

Những năm THPT của Cường là những ngày tháng vừa làm việc giúp mẹ, vừa chăm bố, vừa học hành.
Những năm THPT của Cường là những ngày tháng vừa làm việc giúp mẹ, vừa chăm bố, vừa học hành.

Sau 6 năm điều trị, dưỡng bệnh, ông Phú đã ngồi được, nhưng chưa đi lại được, tay đã cầm nắm được nhưng còn rung và yếu lắm. Những ngày vừa chăm bố, vừa học bài, Cường luôn tâm niệm lời bố dặn “Con cứ cố gắng mà học tập, bố mẹ và gia đình luôn ủng hộ con” để nỗ lực vươn lên trong khó khăn. Năm 2018, sau khi “trượt” Học viện Biên phòng vì thiếu 1 điểm, Cường vẫn quyết tâm “sẽ thi lại, thi đến khi nào đỗ thì thôi”.

Từ vệ sĩ đến thủ khoa trường làng

Điều kiện gia đình khó khăn, sau khi biết kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, Cường đã ra Hà Nội làm vệ sĩ cho một nhà hàng để kiếm tiền đỡ đần thêm cho bố mẹ. 5 tháng ở Thủ đô ít nhiều đã giúp Cường ngẫm ra cái “hạn chế” của mình trong kỳ thi vừa rồi: “Em cũng phải thừa nhận rằng, kiến thức năm ngoái của em khá lỏng lẻo, nên năm nay em đã có phương pháp học phù hợp để bù vào những chỗ bị hổng”.

Về quê ăn Tết, Cường không ra Hà Nội nữa mà ở nhà tiếp tục “dùi mài kinh sử” để “chinh chiến” lần 2. Cũng như những ngày đi học, Cường không đi lò luyện thi mà tự học ở nhà là chủ yếu, mỗi tuần chỉ đi học thêm ở trường 1 buổi về môn Địa lý. Hàng ngày, buổi sáng em thường lên núi làm việc với mẹ, chiều ở nhà chăm bố và học bài. Ban đêm là khoảng thời gian Cường dành cho sách nhiều nhất, có đêm học tận 3h sáng mới nghỉ. Mấy tháng ôn thi Cường sút gần 10 kg (từ 53 xuống 44 kg).

Cường, mẹ và em gái.
Cường, mẹ và em gái.

Cái “khác lạ” của Cường là lúc bước vào cấp 3, em chú tâm học khối B, nhưng sang lớp 12 thì quay 180 độ chuyển hẳn sang khối C. Cường đầu tư khá nhiều công sức cho 2 môn sở trường là Lịch sử và Địa lý.  Với 2 môn này, phương pháp học tập của Cường là nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, hệ thống hóa bằng sơ đồ tư duy. Trên cơ sở đó, phân tích mổ xẻ tìm hiểu kỹ từng vấn đề, mối quan hệ qua lại giữa chúng. Ngoài ra, em còn tích cực lên mạng để học hỏi kiến thức, nhất là những bài giảng hay của các giáo viên…

Mặc dù 12 năm đều là học sinh tiên tiến, nhưng Cường mới chỉ học “nổi” ở trường vào nửa cuối lớp 12. Năm ngoái, điểm xét tuyển khối C của Cường đạt 25 điểm, là học sinh phổ thông có điểm thi cao nhất trường. Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019, điểm xét tuyển khối C của Cường là 27,25 (Văn 7,75; Lịch sử 9,75; Địa lý 9,75). Với số điểm này, Cường là thí sinh có điểm xét tuyển khối C cao nhất điểm thi Trường THPT Quỳnh Lưu 2, đứng tốp đầu ở huyện Quỳnh Lưu. Cường cho biết: Em đã “đào sâu” môn Địa lý để lấy điểm tối đa, nhưng vẫn bị sai mất 1 câu, em chỉ bất ngờ với điểm môn Văn cao hơn em dự đoán.

Lớp 12 B của Cường năm học 2017 - 2018.
Lớp 12 B của Cường năm học 2017 - 2018.

Biết được điểm thi của Cường, cô giáo Võ Thị Vân - giáo viên chủ nhiệm lớp 12B năm học 2017 - 2018, Trường THPT Quỳnh Lưu 2 chia sẻ: “Tôi rất vui mừng khi biết Cường đạt điểm xét tuyển khối C khá cao. Cường là một học sinh ngoan, hiền, chăm chỉ, có hoàn cảnh gia đình khó khăn và nỗ lực vượt khó tiêu biểu. Hy vọng với số điểm này  em sẽ đạt được ước mơ của mình.

Năm ngoái, Cường đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào Học viện Biên phòng và năm nay là  Trường Sỹ quan Chính trị. Nói về sự thay đổi này, Cường cho hay: “Trước đây, em đã nghĩ nhiều đến trường đại học Luật và nghề luật sư, nhưng do hoàn cảnh gia đình, nên em phải thi vào các trường khối lực lượng vũ trang, để bố mẹ khỏi phải nuôi ăn học. Từ lúc đăng ký vào hồ sơ, em cảm thấy mình đã lựa chọn đúng”.

Từ ngày Cường biết điểm thi, ngôi nhà của gia đình chàng thủ khoa ở xóm 15, xã Quỳnh Tân  lúc nào cũng có anh em, bà con, xóm giềng đến chúc mừng, chia vui. Tinh thần vượt khó, hiếu học của Cường dường như đang lan tỏa hơn ở vùng quê nghèo này.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.