Nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Thời gian qua, công tác giáo dục phổ biến pháp luật (GDPBPL) cho cán bộ, đồng bào dân tộc thiểu sốđã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, với đặc thù tỉnh có 11/ 20 huyện, thị là miền núi nên công tác GDPBPL đối với đồng bào thực sự gặp nhiều khó khăn...
Thời gian qua, công tác giáo dục phổ biến pháp luật (GDPBPL) cho cán bộ, đồng bào dân tộc thiểu sốđã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, với đặc thù tỉnh có 11/ 20 huyện, thị là miền núi nên công tác GDPBPL đối với đồng bào thực sự gặp nhiều khó khăn...
Đồng bào dân tộc thiểu số Nghệ An sinh sống tập trung ở 11 huyện, thị xã miền núi và 2 xã (Quỳnh Thắng - Tân Thắng) của huyện Quỳnh Lưu, với tổng dân số 437.904 người chiếm 29% dân số vùng miền núi, chiếm 15% dân số toàn tỉnh.
Thời gian qua, để nâng cao công tác pháp lý cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, UBND tỉnh đã ban hành Đề án "Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2010". Đề án đã đem lại một số chuyển biến tích cực, đặc biệt là sự ra đời của 2 chi nhánh trợ giúp pháp lý tại huyện Tương Dương và Thị xã Thái Hoà; 11/11 huyện miền núi thành lập được tổ trợ giúp pháp lý; 100% xã miền núi có Ban phối hợp PBGDPL....
Đoàn Thanh niên Sở Tư pháp tư vấn pháp luật cho bà con huyện Anh Sơn
Tuy nhiên, sau 5 n
Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm qui chế biên giới, vượt biên trái phép sang Lào làm ăn vẫn thường xảy ra. Đặc biệt những năm gần đây, trên địa bàn biên giới tỉnh ta, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để lợi dụng chính sách dân tộc, tôn giáo, lợi dụng dân trí thấp để tiến hành các hoạt động gây rối như: tổ chức truyền đạo tin lành trong người Mông; tổ chức các hiện tượng móc nối xây dựng cơ sở, trao đổi hàng hoá, buôn bán, trao đổi vũ khí, chất nổ qua biên giới, đồng thời xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng nhiều hình thức nhằm chia rẽ tinh thần đại đoàn kết dân tộc của nhân dân ta, phá hoại niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước. Theo kết quả khảo sát 1.194 người dân miền núi về tình hình thực trạng công tác PBGDPL thì số người được tham gia tập huấn 1 lần/năm là 19,3%, 2 lần/năm là 20,6%, 2-4 lần/ năm chỉ có 6%, còn lại là chưa tập huấn lần nào.
Để nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số, trước hết, phải tập trung xây dựng đội ngũ làm công tác GDPBPL có năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng ở cả 4 cấp (tỉnh, huyện, xã, thôn bản) trong đó nòng cốt là cán bộđoàn thể, trưởng thôn, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, các chức sắc tôn giáo và đội ngũ giáo viên, tuyên truyền viên, hoà giải viên ở cơ sở, cán bộ biên phòng, lực lượng công an địa phương. Lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật gắn với các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng miền. Nhu cầu tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực đất đai, hình sự, khiếu nại, tố cáo, hôn nhân gia đình, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, lao động, việc làm...
Hiện nay, Sở Tư pháp đang tham mưu UBND tỉnh tiếp tục ban hành Đề án "Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộđồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015". Với mục tiêu đến hết 2015 có 80% người dân miền núi hiểu biết lĩnh vực pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ công dân. 90% cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vịở các huyện miền núi được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình; 90% báo cáo viên, tuyên truyền viên, hoà giải viên được tập huấn nghiệp vụ làm công tác PBDGPL, được cập nhật các thông tin, văn bản pháp luật mới...
Khánh Ly