Nga chậm giao Gepard, Việt Nam tái khởi động tàu hộ vệ KBO-2000?

23/10/2017 07:03

Tới thời điểm này có thể khẳng định rằng khả năng Nga đồng ý chuyển giao công nghệ để Việt Nam tự đóng cặp Gepard thứ ba sẽ không xảy ra.

Khi Việt Nam ký với Nga hợp đồng đóng mới cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên, đã có rất nhiều kỳ vọng rằng phía bạn sẽ đồng ý chuyển giao công nghệ để ta có thể tự thi công lớp chiến hạm tối tân này trong nước, tương tự như trường hợp Molniya 1241.8.
Khi Việt Nam ký với Nga hợp đồng đóng mới cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên, đã có rất nhiều kỳ vọng rằng phía bạn sẽ đồng ý chuyển giao công nghệ để ta có thể tự thi công lớp chiến hạm tối tân này trong nước, tương tự như trường hợp Molniya 1241.8.
Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, sau khi cặp Gepard thứ hai đã sắp về nước đầy đủ, những thông tin công khai vào thời điểm này chỉ nhắc tới khả năng chúng ta sẽ đặt hàng cặp Gepard thứ ba với cấu hình vũ khí mạnh hơn chứ không hề có một lời nào đề cập viễn cảnh chúng sẽ được đóng trong nước.
Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, sau khi cặp Gepard thứ hai đã sắp về nước đầy đủ, những thông tin công khai vào thời điểm này chỉ nhắc tới khả năng chúng ta sẽ đặt hàng cặp Gepard thứ ba với cấu hình vũ khí mạnh hơn chứ không hề có một lời nào đề cập viễn cảnh chúng sẽ được đóng trong nước.
Đây sẽ là một khoảng trống của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam khi dự án Molniya đã hoàn thành, Gepard 3.9 Nga lại đóng rất chậm, trong khi nhu cầu đối với chiến hạm cỡ 2.000 tấn đang được đánh giá là rất cấp thiết. Hơn nữa là dự án SIGMA 9814 cũng đang trong trạng thái
Đây sẽ là một khoảng trống của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam khi dự án Molniya đã hoàn thành, Gepard 3.9 Nga lại đóng rất chậm, trong khi nhu cầu đối với chiến hạm cỡ 2.000 tấn đang được đánh giá là rất cấp thiết. Hơn nữa là dự án SIGMA 9814 cũng đang trong trạng thái "treo".
Với các điều kiện như trên, để gấp rút tăng nhanh số lượng tàu tên lửa cỡ lớn liệu Việt Nam có thể cân nhắc tái khởi động dự án chế tạo tàu hộ vệ lớp KBO-2000 do Viện thiết kế phương Bắc của Nga thiết kế theo đơn đặt hàng của Việt Nam vào đầu thập niên 1990.
Với các điều kiện như trên, để gấp rút tăng nhanh số lượng tàu tên lửa cỡ lớn liệu Việt Nam có thể cân nhắc tái khởi động dự án chế tạo tàu hộ vệ lớp KBO-2000 do Viện thiết kế phương Bắc của Nga thiết kế theo đơn đặt hàng của Việt Nam vào đầu thập niên 1990.
Lớp chiến hạm này có lượng giãn nước đầy tải 2.100 tấn (tương đương Gepard 3.9); chiều dài 104,8 m; chiều rộng 13,6 m. Vũ khí trang bị của tàu rất mạnh và toàn diện bao gồm 8 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E, tới 24 tên lửa phòng không tầm ngắn phóng thẳng đứng 9M331 (SA-N-9 - bản hải quân của Tor-M1), 4 ngư lôi chống ngầm SET-72 cỡ 400 mm.
Lớp chiến hạm này có lượng giãn nước đầy tải 2.100 tấn (tương đương Gepard 3.9); chiều dài 104,8 m; chiều rộng 13,6 m. Vũ khí trang bị của tàu rất mạnh và toàn diện bao gồm 8 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E, tới 24 tên lửa phòng không tầm ngắn phóng thẳng đứng 9M331 (SA-N-9 - bản hải quân của Tor-M1), 4 ngư lôi chống ngầm SET-72 cỡ 400 mm.
Ngoài ra tàu còn được tích hợp 1 pháo hạm A-190E cỡ 100 mm, 2 pháo phòng không cao tốc AK-630M, radar trinh sát MR-755 Fregat MA1, radar hỏa lực Garpun-Bal của tên lửa đối hạm, radar dẫn bắn tên lửa phòng không MR-360 Podkat và radar 5P-10-02E Puma kiểm soát hỏa lực pháo.
Ngoài ra tàu còn được tích hợp 1 pháo hạm A-190E cỡ 100 mm, 2 pháo phòng không cao tốc AK-630M, radar trinh sát MR-755 Fregat MA1, radar hỏa lực Garpun-Bal của tên lửa đối hạm, radar dẫn bắn tên lửa phòng không MR-360 Podkat và radar 5P-10-02E Puma kiểm soát hỏa lực pháo.
Việc dự án KBO-2000 bị hủy bỏ theo nhiều ý kiến cho rằng chúng ta lo ngại nó sẽ gặp phải một vài lỗi kỹ thuật như
Việc dự án KBO-2000 bị hủy bỏ theo nhiều ý kiến cho rằng chúng ta lo ngại nó sẽ gặp phải một vài lỗi kỹ thuật như "người anh em" BPS-500 cũng do Viện thiết kế phương Bắc thiết kế cho Hải quân Việt Nam.
Tuy nhiên từ thời điểm đó đến nay nền khoa học kỹ thuật đã tiến nhiều bước dài, đủ để đảm bảo con tàu sẽ hoạt động ổn định. Ngoài ra chiếc BPS-500 đã được nâng cấp toàn diện với độ tin cậy hơn nhiều so với thời kỳ đầu sử dụng.
Tuy nhiên từ thời điểm đó đến nay nền khoa học kỹ thuật đã tiến nhiều bước dài, đủ để đảm bảo con tàu sẽ hoạt động ổn định. Ngoài ra chiếc BPS-500 đã được nâng cấp toàn diện với độ tin cậy hơn nhiều so với thời kỳ đầu sử dụng.
Chính vì vậy, để có thể gia tăng nhanh chóng số lượng tàu mặt nước cỡ lớn, tránh phải đàm phán thêm với đối tác nước ngoài về vấn đề chuyển giao công nghệ SIGMA 9814 hay Gepard 3.9 luôn đòi hỏi mức đầu tư không hề nhỏ, Việt Nam có lẽ hãy tái khởi động chương trình KBO-2000 vốn đã được cất kỹ trong tủ từ nhiều năm qua.
Chính vì vậy, để có thể gia tăng nhanh chóng số lượng tàu mặt nước cỡ lớn, tránh phải đàm phán thêm với đối tác nước ngoài về vấn đề chuyển giao công nghệ SIGMA 9814 hay Gepard 3.9 luôn đòi hỏi mức đầu tư không hề nhỏ, Việt Nam có lẽ hãy tái khởi động chương trình KBO-2000 vốn đã được cất kỹ trong tủ từ nhiều năm qua.
Điều này thực sự là cần thiết đối với yêu cầu hiện đại hóa lực lượng hải quân của nước ta hiện tại, bên cạnh việc bổ sung tàu chiến mới cho biên đội tàu hiện có việc tự đóng mới KBO-2000 còn cho phép chúng ta phát triển năng lực đóng các loại tàu chiến cỡ lớn mang tính định hướng lâu dài.
Điều này thực sự là cần thiết đối với yêu cầu hiện đại hóa lực lượng hải quân của nước ta hiện tại, bên cạnh việc bổ sung tàu chiến mới cho biên đội tàu hiện có việc tự đóng mới KBO-2000 còn cho phép chúng ta phát triển năng lực đóng các loại tàu chiến cỡ lớn mang tính định hướng lâu dài.

Theo Kienthuc

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Nga chậm giao Gepard, Việt Nam tái khởi động tàu hộ vệ KBO-2000?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO