Ngày Xuân, lên xứ hoa đào

(Baonghean.vn) - Đầu Xuân, trở lại với xã biên giới Tri Lễ (Quế Phong), đã thấy những gốc đào cổ thụ có tuổi đời hàng chục năm được cộng đồng người Mông chăm sóc bảo vệ những ngày giáp Tết đã bung nở rực rỡ trong nắng, tạo cảnh quan đẹp như mơ.

Chú trọng cây, con mang sinh kế

Tri Lễ là vựa đào lớn của tỉnh Nghệ An với hàng vạn cây tập trung ở 5 bản của đồng bào Mông Huồi Mới, Pà Khốm, Nậm Tụt, Huồi Xái, Mường Lống và cụm dân cư Minh Châu. Đào được trồng ở những nơi đồng bào sinh sống hoặc tổ chức làm nương rẫy, không chỉ tạo cảnh quan mà còn là cây sinh kế cho người dân bản địa, thường để bán cành trong dịp Tết và thu hái quả vào dịp tháng 4, 5. Gia đình ông Xồng Xờ Lỳ (70 tuổi) ở bản Huồi Mới - bản nằm tít tắp trên núi cao, sát với biên giới Việt - Lào, có tới 700 - 800 gốc đào.

Ông Xồng Xờ Lỳ ở bản Huồi Mới xã Tri Lễ ( giữa) có vườn đào 800 gốc (3).ảnh KL
Ông Xồng Xờ Lỳ ở bản Huồi Mới, xã Tri Lễ (người đứng giữa, ảnh trên) có vườn đào gần 800 gốc  Ảnh: G.H

Dẫn chúng tôi di thăm vườn đào ở tận cuối bản, gần chốt biên phòng Huồi Mới, ông Xồng Xờ Lỳ vui vẻ cho biết: Mỗi dịp Tết, riêng tiền thu hoạch từ đào cũng xấp xỉ hơn 70 triệu đồng, ở bản ta nhiều hộ trồng đào cho thu nhập cao như Thò Bá Chơ có 600-700 gốc.

Ngoài trồng đào, Xồng Xờ Lỳ còn chăn nuôi hơn 30 con trâu, bò. “Khó khăn nhất hiện nay là đường giao thông cách trở đã kìm hãm rất lớn sự phát triển kinh tế, từ trung tâm xã lên bản Huồi Mới chỉ có con đường độc đạo nền đất lởm chởm, 1 bên núi, 1 bên vực, mỗi khi trời mưa trơn trượt ảnh hưởng lớn đến việc đi lại và tiêu thụ đào cũng như nông sản của người dân, nhưng hiện tại đường đang được Nhà nước đầu tư làm rồi. Năm sau là có đường tốt vào Huồi Mới rồi, bà con ta vui lắm”, Xồng Xờ Lỳ phấn khởi nói.

Đường vào bản Huồi Mới đang được triển khai xây dựng. Ảnh: H.T
Đường vào bản Huồi Mới đang được triển khai xây dựng. Ảnh: H.T

Gia đình anh Vừ Giống Dê ở bản Pà Khốm cũng là hộ tiên phong với vườn đào có đến gần nghìn cây, nhiều năm nay, mùa Tết cũng là mùa thu hoạch chính của Vừ Giống Dê cũng người dân Pà Khốm. Bản có 94 hộ, với 528 nhân khẩu, hiện có 3000 gốc đào, hầu như nhà nào cũng trồng đào...

Người dân ở tri lễ chọn những cành đào đẹp mang đi bán. Ảnh tư liệu HP
Người dân ở Tri Lễ chọn những cành đào đẹp mang đi bán. Ảnh tư liệu: HP

“Tết đến, khách hàng tìm đến tận bản để mua, ưng cành nào thì chặt cành đó, bình quân mỗi nhà cũng có khoảng 10 - 20 triệu để tiêu Tết”, trưởng bản Pà Khốm Vừ Bá Rê cho hay. Ý thức được đây là cây vừa tạo cảnh quan vừa cho sinh kế, Chi bộ bản Pà Khốm đã ra Nghị quyết trồng và bảo vệ cây đào. Trong năm 2021, toàn bản đã trồng mới được 200 cây đào dọc theo tuyến đường lên bản. Tương tự với cây măng đắng, từ 5,3 ha vào năm 2018, đến nay bản đã chăm sóc, bảo vệ, phát triển lên 11,7 ha, đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân với giá bình quân từ 8.000 - 12.000đồng/kg.

Đào bung nở ở bản Mông thuộc xã Tri Lễ. Ảnh tư liệu Nhật Lân
Đào bung nở ở bản Mông thuộc xã Tri Lễ. Ảnh tư liệu: Nhật Lân

Theo Phó Bí thư Đảng ủy xã Tri Lễ Nguyễn Bá Kiệm, trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch Covid - 19, nhưng cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân đồng lòng vượt qua khó khăn, triển khai các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, tập trung vào một số loại cây, con chủ lực phù hợp với đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng.

Sản xuất cây màu của xã có tổng diện tích 326,94 ha, trong đó sắn 230 ha, ngô 42,5 ha, rau, đậu các loại 33,5 ha, lạc 5,34 ha; chanh leo 15,6 ha. Cuối năm 2021, xã còn đưa vào trồng thí điểm cây đu đủ Hồng Phi (Đài Loan) với diện tích là 3,5 ha (tương đương 7000 gốc) tại bản Tân Thái, bản Lam Hợp và bản Pà Khốm; trồng ngô vụ đông xuân ở 4 bản Mông với diện tích là 9,457 ha. Năng suất lúa nước bình quân đạt 48,5 tạ/ha, đạt 98% so kế hoạch; tổng sản lượng lương thực 3765 tấn; sản lượng bình quân đầu người 370,04 kg/người/năm.

Bên cạnh trồng đào, những năm gần đây, người dân Tri Lễ tích cực cây măng đắng. Ảnh
Bên cạnh trồng đào, những năm gần đây, người dân Tri Lễ tích cực  trồng cây măng đắng. Ảnh: Ngọc Tăng- Gia Huy

Bên cạnh đó, Đảng ủy xã Tri Lễ cũng đã tiếp tục chỉ đạo UBND xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công tác bảo tồn phát triển cây măng đắng, phát triển cây đào; tập trung đầu tư phát triển lúa chịu lạnh; lãnh đạo phát triển chăn nuôi gia súc tại các bản Mông. Trong năm vẫn duy trì tốt nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi gắn với trồng rừng cho thu nhập ổn định, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để tăng thêm thu nhập và nâng cao đời sống của người dân. Đến nay, toàn xã có tổng đàn trâu 2487 con, đạt 98,41% kế hoạch; đàn bò 4302 con, đạt 100,96% kế hoạch; đàn lợn 2451 con, đạt 95,48% kế hoạch. Ngoài ra còn phát triển đàn dê 253 con, gia cầm 102.706 con, diện tích ao cá 24 ha. 

Mô hình chăn nuôi trâu bò hiệu quả của ông Lỳ Nọ Pó ở bản Na Niếng xã Tri Lễ. Ảnh tư liệu: Hoài Thu.
Mô hình chăn nuôi trâu bò hiệu quả của ông Lỳ Nọ Pó ở bản Na Niếng, xã Tri Lễ. Ảnh tư liệu: Hoài Thu

Nhiều hộ dân đã vượt lên khó khăn trở thành gương điển hình trong xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, trở thành triệu phú nông dân nơi biên viễn. Điển hình như gia đình ông Lỳ Nọ Pó ở bản Na Niếng, hiện sở hữu đàn gia súc 75 con, cho thu nhập bình quân 100 - 150 triệu đồng/năm.

“Mong muốn thoát khỏi cái nghèo, yếu kém, tôi đã đi vay ngân hàng để mua con giống, phát triển chăn nuôi trâu, bò, trồng cỏ để vỗ béo cho gia súc, chú ý tiêm phòng dịch bệnh. Giờ thấy tôi làm được, bà con dân bản nhiều người đã làm theo. Tôi mong muốn Nhà nước tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ con giống cho bà con người Mông ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”, ông Lỳ Nọ Pó bày tỏ.

Mặc dù vẫn là xã khó khăn với tổng số hộ nghèo là 1592 hộ, chiếm tỷ lệ 75,24%, tổng số hộ cận nghèo 285, chiếm tỷ lệ là 13,47%, nhưng bên cạnh sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước trên 14 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông, cơ sở vật chất trường học... thì cấp ủy, chính quyền xã Tri Lễ đã nỗ lực chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể nhân dân vượt lên tâm lý “trông chờ, ỷ lại”, đóng góp nhiều ngày công, vật chất để xây dựng nông thôn mới. Đến nay xã đã đạt được 8/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Ấm tình quân dân nơi biên giới

Trong hành trình vượt khó, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ an ninh vùng biên của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Tri Lễ luôn có sự đồng hành của những người lính quân hàm xanh đóng chân trên địa bàn. Nằm về phía Tây Nam, cách trung tâm huyện Quế Phong hơn 30 km, xã Tri Lễ có chiều dài đường biên giới 17 km (tiếp giáp với 2 cụm bản Phà Đánh và Phăn Thoong của nước CHDCND Lào) với 4 dân tộc Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú sinh sống. Toàn xã có 10.233 nhân khẩu với 2.038 hộ dân.

Cán bộ Đồn biên phòng Tri Lễ trao đổi với trưởng bản Pà Khốm Vừ Bá Rê về tình hình an ninh trật tự dịp Tết. Ảnh KL
Cán bộ Đồn Biên phòng Tri Lễ trao đổi với người dân về tình hình an ninh trật tự dịp Tết. Ảnh: GH

Khí hậu khắc nghiệt, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, các hoạt động vi phạm pháp luật như: Mua bán, vận chuyển, sử dụng các chất ma túy; khai thác, vận chuyển lâm sản, khoáng sản trái phép; trộm cắp; cố ý gây thương tích; sử dụng vũ khí tự chế trái phép... vẫn còn xảy ra nhiều. Bởi vậy, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Tri Lễ đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật (chú trọng tuyên truyền luật BGQG, Nghị định 34/CP, Chỉ thị 01/CP, phòng chống di cư, kết hôn không giá thú, mua bán người, phòng chống tội phạm; phòng chống dịch cho người dân...).

Trong năm 2021 đã phối hợp tổ chức tuyên truyền trong nhân dân được 43 buổi/3.876 lượt người nghe; tuyên truyền PBGDPL cho học sinh lớp 8, lớp 9 được 1 buổi/320 cháu; tuyên truyền phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 được 1 buổi/525 cháu; mở 1 lớp xóa mù tại bản Huồi Mới với 25 học viên tham gia.

Để cụ thể hóa phong trào quần chúng bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, Đồn Biên phòng Tri Lễ cũng đã tham mưu cho chính quyền địa phương kiện toàn các tổ tự quản đường biên cột mốc, duy trì hoạt động có hiệu quả 4 tổ/28 thành viên, 3 hộ/16 khẩu đăng ký tham gia bảo vệ 18,530 km đường biên, 8 mốc quốc giới; 16 tổ/198 thành viên đăng ký tự quản ANTT bản.

Đồn biên phòng Tri Lễ gặp mặt, tặng quà Tết người có uy tín trên địa bàn. Ảnh; CSCC
Đồn Biên phòng Tri Lễ gặp mặt, tặng quà Tết người có uy tín trên địa bàn. Ảnh: CSCC

Theo Thượng tá Hồ Quốc Hải - Chính trị viên Đồn Biên phòng Tri Lễ: Trong năm, đơn vị đã phối hợp chính quyền địa phương, các lực lượng có liên quan tổ chức tuần tra tổng hợp khép kín đường biên cột mốc được 8 đợt/96 lượt người tham gia. Xây dựng kiên cố hóa 1 chốt phòng chống dịch; thành lập 2 tổ đón lõng, 1 tổ kiểm soát lưu động ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép và phòng chống dịch; tuần tra kiểm soát địa bàn trọng điểm được 26 đợt/120 lượt CBCS; kiểm tra, kiểm soát 255 lượt người/248 lượt phương tiện ra vào địa bàn. Qua công tác tuần tra, kiểm soát đã phát hiện và xử lý 3 vụ/ 3 đối tượng nhập cảnh trái phép và nhiều vụ vi phạm trên biên giới. Đồng thời phát động phong trào toàn dân tố giác tội phạm, xuất nhập cảnh trái phép tại 16/16 thôn (bản); tổ chức cho 1.890 hộ ký cam kết không xuất nhập cảnh trái phép; trao tặng 6 hòm thư tố giác xuất nhập cảnh...

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng về việc phân công đảng viên Đồn Biên phòng phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới và Đề án của UBND tỉnh về “Nâng cao hiệu quả giúp đỡ các hộ gia đình ở KVBG, góp phần phát triển KT - XH, gắn với bảo vệ chủ quyền ANBG trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo”, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên Phòng Tri Lễ đã phân công 19 cán bộ, đảng viên phụ trách 87 hộ gia đình và 17 đồng chí cán bộ phụ trách 33 người có uy tín trên địa bàn; đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên xuống trực tiếp, giúp đỡ các hộ trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Cán bộ, chiến sỹ Chốt quản lý bảo vệ biên giới và phòng chống dịch ở bản Huồi Mới, xã Tri Lễ (Quế Phong) phối hợp với lực lượng Công an và dân quân tự vệ xã tuần tra bảo vệ an ninh biên giới. Ảnh: Hoài Thu.
Cán bộ, chiến sỹ Chốt quản lý bảo vệ biên giới và phòng chống dịch ở bản Huồi Mới, xã Tri Lễ (Quế Phong) phối hợp với lực lượng Công an và dân quân tự vệ xã tuần tra bảo vệ an ninh biên giới. Ảnh tư liệu: HT

Với đặc thù địa bàn có nhiều thành phần dân tộc thiểu số sinh sống, muốn thay đổi suy nghĩ, tập quán, thói quen sản xuất của người dân đòi hỏi những người lính quân hàm xanh và cấp ủy, chính quyền địa phương sự kiên trì, bền bỉ vừa tuyên truyền, vừa trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, cùng làm với bà con. Trong đó tập trung hướng dẫn nhân dân tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như: Trồng cây ăn quả kết hợp VACR, nuôi lợn đen, nuôi bò Mông... hỗ trợ thêm cho bà con nhân dân về kỹ thuật, chăn nuôi, trồng trọt... Qua đó, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Lễ khởi công xây dựng công trình Trường Tiểu học Tri Lễ 2 (Quế Phong) vào đầu năm 2022. Ảnh tư liêụH.H.
Lễ khởi công xây dựng công trình Trường Tiểu học Tri Lễ 2 (Quế Phong) vào đầu năm 2022. Ảnh tư liệu: HH.

Ngoài ra, thực hiện Chương trình “Bộ đội Biên phòng chung tay xây dựng nông thôn mới”, Đồn Biên phòng Tri Lễ đã tổ chức cho cán bộ chiến sĩ tham gia giúp dân làm mới, tu sửa 2 km đường giao thông nông thôn và khơi thông, phát quang, nạo vét được 2,5 km kênh mương nội đồng; tham gia tuần tra, bảo vệ, phòng chống cháy rừng. Cùng với đó là nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; trực tiếp nhận đỡ đầu 6 cháu học sinh nghèo hiếu học và 1 cháu học sinh của bản Đen Đín (Lào), hỗ trợ mỗi cháu 500.000 đồng/ tháng, nối dài ước mơ con chữ cho những trẻ em nghèo.

Một buổi tuần tra của lực lượng Công an xã Tri Lễ; Người dân xã Tri Lễ giao nộp vũ khí cho lực lượng công an xã; Công an xã Tri Lễ đến tận nơi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân. Ảnh tư liệu: Trọng Tuấn.
Một buổi tuần tra của lực lượng Công an xã Tri Lễ; Người dân xã Tri Lễ giao nộp vũ khí cho lực lượng công an xã; Công an xã Tri Lễ đến tận  nơi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân. Ảnh tư liệu: Trọng Tuấn.

Cùng với lực lượng biên phòng, theo lãnh đạo và người dân xã biên giới Tri Lễ: Từ khi có lực lượng công an chính quy về xã, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn đã có bước chuyển tích cực. Bên cạnh công tác chuyên môn, Công an xã Tri Lễ còn phối hợp với các già làng trưởng bản, những người có uy tín trong từng thôn bản để tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời vận động người dân từ bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, thói quen sử dụng súng để săn bắn hay các vi phạm về quản lý rừng... giúp đồng bào các dân tộc nâng cao cảnh giác, không nghe, không tin theo lời xúi giục của kẻ xấu, góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm.

Tình quân dân ấm áp ở Tri Lễ. Ảnh: G.H
Tình quân dân ấm áp ở Tri Lễ. Ảnh: G.H

Tết đến, Xuân về, nhiều hoạt động thăm, tặng quà cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, các trường và học sinh khó khăn trên địa bàn cũng đã và đang được cấp ủy chính quyền, lực lượng biên phòng, công an và các tổ chức, cá nhân hảo tâm phối hợp triển khai nhằm mang lại một mùa Xuân ấm cho bà con dân bản. Đáp lại sự hy sinh, tình cảm của người lính biên phòng và những chiến sỹ công an nơi biên giới, cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương đã lên các tổ, chốt và đến trực tiếp các đơn vị thăm hỏi, động viên, chúc Tết cán bộ, chiến sỹ.

Đặc điểm của đào ở Tri Lễ là bông to, nụ khỏe, cây có nhiều lộc non, màu sắc không đậm như đào Nhật Tân.... Ảnh tư liệu: Đức Anh
Đặc điểm của đào ở Tri Lễ là bông to, nụ khỏe, cây có nhiều lộc non, màu sắc không đậm như đào Nhật Tân... Ảnh : Đức Anh

Bởi vậy, lên với mảnh đất Tri Lễ những ngày áp Tết Nguyên đán, chúng tôi cảm nhận mùa Xuân dường như ấm áp hơn khi được “đơm hoa kết trái” từ nghĩa tình quân dân sâu nặng, thắm thiết, thủy chung.

tin mới

Bình yên vùng biên Nậm Cắn

Bình yên vùng biên Nậm Cắn

(Baonghean.vn) - Xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn) là địa bàn xa nhất phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, có 23,099km đường biên tiếp giáp với huyện Nọong Hét, tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) với nhiều đường mòn, lối mở; có Quốc lộ 7A đi qua và Cửa khẩu Quốc tế thông thương với nước bạn Lào...

Chấn chỉnh việc lạm dụng yêu cầu cung cấp phiếu lý lịch tư pháp

Chấn chỉnh việc lạm dụng yêu cầu cung cấp phiếu lý lịch tư pháp

(Baonghean.vn) - Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) là giấy tờ được sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của công dân cần chứng minh bản thân có án tích hay không, đồng thời hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự… Tuy nhiên, thực tế đã xảy ra việc lạm dụng yêu cầu cung cấp phiếu LLTP, đặc biệt là phiếu LLTP số 2.

Dân vận khéo góp phần 'tháo khó, gỡ vướng' ở xã biển

Dân vận khéo góp phần 'tháo khó, gỡ vướng' ở xã biển

(Baonghean.vn) - Di dời, giải tỏa thành công ngôi nhà ở giữa khuôn viên trường tiểu học sau 6 năm; hoàn thành ghép 2 cụm dân cư đảm bảo công tác quản lý Nhà nước và quyền lợi của người dân; vận động nhân dân tự nguyện hiến đất mở rộng, bê tông hóa đường giao thông nông thôn…

Cố ý làm trái quy định về phân phối tiền cứu trợ do lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Cố ý làm trái quy định về phân phối tiền cứu trợ do lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

(Baonghean.vn) - Cho tôi hỏi, cố ý làm trái quy định về phân phối tiền cứu trợ gây thất thoát 100 triệu đồng do lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào? Vấn đề quan tâm của chị Ngân Hoa (Nghi Lộc, Nghệ An).

Xử lý sớm, dứt điểm vướng mắc trong giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 đoạn qua Yên Thành

Xử lý sớm, dứt điểm vướng mắc trong giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 đoạn qua Yên Thành

(Baonghean.vn) - Mặc dù đã nhiều lần dời thời hạn bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công để đảm bảo tiến độ, đến nay, Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 qua huyện Yên Thành vẫn còn gần 2km chưa thể thực hiện. Nguyên nhân là do nhiều hộ dân chưa đồng ý nhận tiền đền bù. 

Bí ẩn trong những chuyến soi ếch đêm

Bí ẩn trong những chuyến soi ếch đêm

(Baonghean.vn) -Đêm xuống, Nguyễn Văn Chương mang bộ đồ câu ếch rời khỏi nhà. Ít ai biết rằng, “thành quả” trong những đêm đi soi ếch là những món hàng có giá trị do người đàn ông này đột nhập nhà riêng hay cửa hàng của người dân quanh vùng để lấy trộm.

Khởi tố vụ buôn lậu gia súc qua biên giới

Khởi tố vụ buôn lậu gia súc qua biên giới

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn (Bộ đội Biên phòng Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án buôn lậu qua biên giới và bàn giao vụ việc cho Công an huyện Kỳ Sơn tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.