Nghệ An 'cứu' vườn cam thoái hóa sớm

(Baonghean.vn) - Chỉ từ năm 2018 đến nay, Nghệ An có trên 1.400 ha cam bị chặt bỏ do kém chất lượng, thoái hóa sớm. Tìm nguyên nhân, xây dựng quy trình sản xuất chuẩn, nhân rộng các mô hình vườn cam đã được “cứu” thành công, đang được ngành nông nghiệp thực hiện.

Hiệu quả từ ứng dụng quy trình canh tác chuẩn
Vụ cam năm ngoái, mặc dù vườn bị lụt, cam rụng nhiều do ảnh hưởng hoàn lưu bão kết hợp thủy điện xả lũ, nhưng vườn cam của gia đình anh Phan Trọng Bảo ở xóm Đỉnh Hợp, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn vẫn đạt sản lượng 13 tấn quả,  thu được 130 triệu đồng, trong đó gần 41,5 triệu lãi ròng, cao hơn vườn cam nông dân đối chứng gần 13,5 triệu đồng.
“Đây là điều mà chỉ một năm trước, tôi không bao giờ dám mơ đến. Vì sau một vụ thu hoạch, vườn cam đã bị héo vàng, rũ lá, bệnh lây lan rất nhanh, chỉ trong vòng một tháng, tới nửa vườn cam đã bị hiện tượng này” - anh Bảo cho biết. Chán nản, anh Bảo đã quyết định chặt bỏ cam chuyển sang trồng chè. May mắn là khi mới chặt được 13 cây cam thì anh được cán bộ BVTV khuyến cáo, hướng dẫn thực hiện quy trình chăm sóc, cứu vườn cam rộng tới 1 ha của gia đình.
Vườn cam của gia đình anh Bảo đã xanh trở lại. Ảnh: Phú Hương
Vườn cam của gia đình anh Bảo đã xanh trở lại. Ảnh: Phú Hương
Chỉ sau vài mùa thu hoạch, vườn cam 500 gốc của gia đình ông Nguyễn Quang Thuận ở bản Nưa, xã Yên Khê, Con Cuông đã bị kém chất lượng, bộ lá cây bị vàng và rụng, cây sinh trưởng phát triển kém và chậm; nhiều cây vẫn đang còn quả trên cây nhưng bị “ngơ”, “sồ”, gia đình ông không buồn thu hoạch. Tuy nhiên, mùa cam năm nay, dù chỉ mới sang năm thứ 2 thực hiện chăm sóc theo quy trình được cán bộ BVTV hướng dẫn, vườn cam của gia đình ông không những đã phục hồi tốt, mà năng suất còn đứng “tốp” đầu trong vùng, lên tới 30 tạ/ha.

Đa số giống cam đang trồng trong vùng đều do người dân tự xin mắt ghép để ghép hoặc mua cây giống trôi nổi không rõ nguồn gốc từ các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp về trồng. Quy trình chăm sóc, bón phân, phòng trừ dịch hại không đúng kỹ thuật gây hậu quả khá nặng nề, nhiều vườn cam bị thoái hóa nhanh chóng.

Ông Lang Văn Bán, Giám đốc Trung tâm DVNN huyện Con Cuông.

Đến đầu năm 2021, diện tích cam toàn tỉnh là 4.702 ha. Và chỉ từ năm 2018 đến nay, diện tích cam bị chặt do cây cam sinh trưởng, phát triển kém đã lên đến trên 1.340 ha. “Trước xu hướng người dân ồ ạt mở rộng diện tích, xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh giống cam tràn lan, chưa kiểm soát được chất lượng cây giống, nhất là nguồn gen và dịch hại. Quá trình chăm sóc, người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau nên chưa thực hiện đúng” - ông Trịnh Thạch Lam - Trưởng phòng BVTV, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh lo ngại.

Nhân rộng mô hình hiệu quả
Trong định hướng của tỉnh, trong nhiều năm tới, cây có múi nói chung, cây cam nói riêng vẫn là một trong những loại cây trồng chủ lực, phục vụ nhu cầu nội địa và hướng đến xuất khẩu, dự kiến đến năm 2025, diện tích cam sẽ đạt 6.700 ha. Tuy nhiên, đây là loại cây trồng đòi hỏi cao trong kỹ thuật canh tác và đầu tư chăm sóc.
Cán bộ Chi cục Trồng trọt và BVTV kiểm tra, hướng dẫn quy trình chăm sóc cam. Ảnh: Phú Hương
Cán bộ Chi cục Trồng trọt và BVTV kiểm tra, hướng dẫn quy trình chăm sóc cam. Ảnh: Phú Hương
Năm 2019, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã thực hiện mô hình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại, từ đó xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhằm khắc phục hiện tượng “cam ngơ”, vàng lá, thối rễ tại các huyện Nghĩa Đàn, Con Cuông và  Quỳ Hợp.

“Chúng tôi tổ chức điều tra, xác định diễn biến, quy luật phát sinh của các dịch hại chính trên cây cam tại vùng thực hiện mô hình; xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng cam kém chất lượng, bệnh rụng quả, vàng lá thối rễ. Đồng thời  ứng dụng các nguyên tắc cơ bản của IPM, ICM để xây dựng mô hình, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất cam. Từ đó, tổng hợp các giải pháp để chuyển giao cho các hộ dân trồng cam trên địa bàn toàn tỉnh.

Ông Nguyễn Tiến Đức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV

Vườn cam Vinh trĩu quả ở xã Đồng Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Xuân Hoàng
 Vườn cam Vinh trĩu quả ở xã Đồng Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Xuân Hoàng
Đến nay, qua 2 năm triển khai, các mô hình bước đầu đạt được một số thành công nhất định, góp phần cải thiện kỹ thuật sản xuất cam theo hướng sản xuất nông nghiệp tốt, bền vững, an toàn và thân thiện với môi trường nhằm phục hồi năng suất, chất lượng của thương hiệu đặc sản “Cam Vinh”. Người dân đã sử dụng thuốc BVTV an toàn và theo phương pháp 4 đúng, ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Việc bón phân cân đối đã giúp cây cam hấp thụ được và chuyển hóa dinh dưỡng để nuôi cây, từ đó hạn chế hiện tượng cam kém chất lượng, bệnh rụng quả, vàng lá thối rễ.
Từ kết quả đó, diện tích cam áp dụng đúng quy trình chăm sóc đã được nhân rộng, nhiều vườn cam thoái hóa sớm đã được “cứu” thành công.

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.