Nghề "đi hến"
(Baonghean) Nhiều lần ghé chân Nam Đàn, được thưởng thức món hến xào xúc bánh đa, bánh đúc hến và canh hến, cảm nhận cái ngọt lành, thanh đạm của nước hến, bùi bùi của thịt hến, tôi định bụng sẽ "đánh bạo" theo chân người dân làng chài một bữa "đi hến". Hò hẹn mãi, tôi cũng được gia đình anh Ngũ Ánh Hồng (khối Lam Sơn, Thị trấn Nam Đàn) cho lên thuyền "mục sở thị" nghề cào hến để "nhà báo cảm nhận được cái cơ cực của nghề".
Đ úng hẹn, 5h30 phút sáng chúng tôi có mặt tại nhà anh Hồng, chịĐào (gia đình có truyền thống 4 đời cào hến và là nhà làm hến nhiều nhất làng) để lên thuyền "đi hến". Anh đang chuẩn bị rổ thưa, lưới cào còn chị lúi húi đơm cơm vào ăng-gô, rót nước chè xanh mới om vào bi-đông chuẩn bị cho một ngày "chinh chiến" trên sông nước. Ngày hôm nay, thuyền của anh chị sẽ ngược hướng Nam Thượng lên Thanh Khai (Thanh Chương) để cào hến. 7 giờ, mặt trời đã lên cao, mặt sông như dát bạc, chị nhanh nhẹn chống mái che trên thuyền, anh kéo dây cu-roa khởi động máy nổ, mái chèo khua động mặt nước tung bọt trắng xóa. Cách bến khoảng mấy trăm thước đã có nhiều thuyền bạn thả ngư cụ cào hến.
Vợ chồng anh Hồng, chị Đào quăng vợt thả lưới cào hến.
Nhanh tay buông tỏm chiếc vợt xuống dòng sông, anh Hồng mở bi-đông nước chè, thong thả nhấp từng ngụm rồi bắt đầu câu chuyện "Gia đình tôi 4 đời làm nghề cào hến. Ông nội tôi là Ngũ Văn Nhữ 80 tuổi vẫn còn theo con, cháu lênh đênh sông nước "đi hến". Nghề này vất vả, mở mắt ra đã thấy cơ cực, trên nắng, dưới nước nhưng con hến nuôi sống người dân nơi đây đấy. Xây nhà, dựng vợ gả chồng, nuôi con cái ăn học... tất tật tật từ hến. Nghề hến làm quanh năm, nhưng nhiều nhất quãng tháng Ba đến tháng Tám âm lịch, sau mùa mưa, hến sinh sôi nhiều, nhu cầu thị trường cũng cao".
Sinh năm 1961, từ nhỏ, anh Hồng đã cùng ông nội ngụp lặn sông nước làm nghề cào hến. 52 tuổi, 40 năm nổi nênh sông nước, trông anh già hơn tuổi bởi nước da ngăm đen, chai sạm nắng gió. Vợ anh, chị Nguyễn ThịĐào (sinh năm 1966) người Khánh Sơn (
Chạy được một quãng, khi vợt đã nặng tay, anh khéo léo chuyển lái, giữ thuyền thăng bằng và hai vợ chồng lấy hết sức bình sinh kéo vợt lên. Những con hến to hơn đốt tay cái xanh ngắt trong lưới, lẫn trong đó là những chú cá đục, cá còm và mấy con tôm càng xanh. Ngày nhiều, anh chị cào được khoảng 1 tạ hến vỏ, ít cũng vài ba yến, trừ chi phí xăng dầu cũng kiếm được khoảng vài ba trăm ngàn. Nhờ nghề hến mà anh chị cất được nhà cao cửa rộng, nuôi con ăn học đại học và sắm sửa các tiện nghi. Dù giờđây, hai con trai đã học xong, có việc làm ổn định, anh chị cũng có "của ăn, của để" nhưng hàng ngày hai vợ chồng vẫn cần cù bám sông cào hến. "Nó như cái nghiệp. Lỡ có ốm đau hay bận việc không "đi hến" được là thấy ngứa ngáy chân tay. Nhớ sông, nhớ nước... Sẽ bám nghềđến khi nào không còn đủ sức nữa thì thôi...".
Anh chia sẻ. Cách đây độ dăm năm, cào hến là nghề chung của cả làng chài này, nhưng quãng vài năm trởđây nhiều hộ bỏ nghề. Giờ cả khối Lam Sơn chỉ còn khoảng mươi, mười lăm nhà còn làm nghề "đi hến"."Vất vả, rủi ro sông nước cũng nhiều nên họ bỏ nghề, chuyển sang làm cát sạn, kinh doanh hàng tạp hóa hoặc đi xuất khẩu lao động. Trước đây, chưa có thuyền máy, chưa có vợt lưới sắt như bây giờ, muốn bắt được hến phải ngâm mình dưới nước hàng tiếng đồng hồ, tai phải dùng bông nhét vào, bên ngoài phải trét lớp đất sét dày để tránh nước vào. Trai trẻ thì không việc gì, về già do ngâm nước, ngụp lặn nên hay bị bệnh xương khớp. Nay có thuyền máy nhưng công việc cào hến đâu đã hết gian truân. Máy khai thác cát làm xói lở dòng chảy tạo nên những hố sụt, xoáy, trở thành những cạm bẫy vô hình dưới đáy sông, lỡ thả vợt vướng vào, lật thuyền như bỡn. Phận người làm hến cũng hết sức mong manh giữa nước biếc sông sâu. Con hến cũng không còn chỗ sinh sôi, hiếm dần. Giờ muốn bắt được nhiều phải đi xa, có lúc ngược lên Thanh Chương, lúc xuôi sang Đức Thọ, lúc lại xuống vùng Hưng Nguyên... Ông Hà Lý, lão ngư dày dạn kinh nghiệm nghề "đi hến" chia sẻ.
Nhộn nhịp nhất ở bến hến là quãng độ 15h chiều, khi các thuyền sau một ngày ngược xuôi cào hến tập kết dưới chân cầu
Chị Nguyễn ThịĐào cho biết: "Chế biến hến không khó, nhưng phải biết cách. Hến luộc không cần đổ nước, tự nó tiết ra, sau khi sôi "ba trào" thì nhanh tay đảo đều, dùng môi chao vớt ruột ra khỏi nồi. Những con nhỏ còn sót lại thì bỏ vào rổ, cho vào chậu nước lớn đểđãi. Đặc điểm của hến Lam Sơn là con tròn, to, trắng xanh, dai và bùi, nước hết màu trắng đục, ngọt mát". Trung bình 10 kg hến vỏ thì được 1kg hến ruột. Sau khi thành phẩm, thương lái đến tận nhà thu mua với giá 50 ngàn -70 ngàn đồng/kg tùy loại to, nhỏ. Hến
Thanh Phúc