Ngọn đèn dầu thắp sáng ước mơ
(Baonghean.vn) Cách trung tâm huyện gần 100 km, đời sống kinh tế - xã hội của xã Xiêng My (Tương Dương) thuộc diện đặc biệt...
(Baonghean.vn) Cách trung tâm huyện gần 100 km, đời sống kinh tế - xã hội của xã Xiêng My (Tương Dương) thuộc diện đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm gần 90%, khoảng 50% số dân chưa được dùng điện lưới. Những khó khăn đó đã ảnh hưởng không nhỏđến sự nghiệp "trồng người" và "gieo chữ" nơi vùng đất xa xôi này. Nhưng bằng tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, các thầy cô giáo ở Xiêng My đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Chúng tôi tìm đến cơ sở chính của Trường tiểu học Xiêng My đúng lúc trời vừa tối. Những ngày đầu tháng 11, cái buốt lạnh đã bắt đầu "gõ cửa" các bản làng vùng cao. Trong màn đêm đen bao phủ khắp núi rừng, chỉ có mấy ngọn đèn dầu le lói từ các căn phòng ký túc của giáo viên.
Trong bữa cơm tối đạm bạc, các thầy cô cứ một mực thông cảm, vì nơi đây không có chợ, lại vào đúng những ngày cuối tuần nên thức ăn gần như hết sạch.
Thầy Nguyễn Trần Thành, Phó Hiệu trưởng cho biết, ngoài cơ sở chính ở bản Phảy, Trường tiểu học Xiêng My còn có tới 6 điểm trường lẻ, trong đó có những điểm trường còn hết sức khó khăn nhưđiểm ở bản Đình Tài và bản Cha Hìa. Cả 3 điểm trường hiện vẫn chưa có điện lưới, tất cả các thầy, cô giáo đều phải thắp đèn dầu. Trường có 25 lớp với 268 học sinh, trong đó có tới 8 lớp ghép. Là xã mới được thành lập trên cơ sở chia tách từ xã Nga My (năm 2007) nên lực lượng giáo viên ởđây cơ bản được huy động từ các xã vùng ngoài hoặc từ các huyện vùng xuôi. Ai gần nhà nhất là khoảng hơn 30 km, còn xa nhất khoảng 100 km. Vì thế, hầu hết các thầy côđều phải ở lại khu nội trú. Việc bám lớp, bám trường hết sức gian nan.
Ở thời điểm hiện nay, Tương Dương đã bước vào mùa khô nên việc đi lại đã phần nào đỡ vất vả. Nỗi ám ảnh lớn nhất của các thầy, cô giáo ở Xiêng My là mùa mưa lũ. Các tuyến đường đều bị sạt lở, nước dâng cao nên việc hàng tuần về thăm nhà một vài ngày rồi trở vào là một cực hình. Có những đoạn, các thầy, cô phải chặt cây rừng, rồi cùng nhau khiêng xe qua suối hoặc qua những chỗ bùn lầy.
Nói vềđiện thắp sáng, cô Kha Thị Hương, cô giáo mầm non được giao nhiệm vụ "cắm" tại bản Phảy, cho biết: "Chúng em quen rồi, bây giờ ra chỗđiện sáng có khi lại thấy khó chịu...".Khi chúng tôi hỏi: "Phải dùng đèn dầu có ảnh hưởng đến công việc chuyên môn hay không?", thầy Nguyễn Trần Thành cho biết: "Ởđây, hầu hết các thầy cô giáo đều tranh thủ soạn giáo án vào buổi trưa và buổi chiều, tức là sau các buổi học. Làm như thế vừa tận dụng được ánh sáng mặt trời, vừa tiết kiệm được dầu. Nhưng có lẽ nan giải nhất là khi phải tổ chức các hoạt động chuyên môn vào buổi tối".
Đúng 19h, thầy Hồ Huy Sơn ra đánh một hồi trống. Một lát sau, khoảng vài chục em học sinh cầm đèn dầu vào lớp học. Dường nhưđoán được sự thắc mắc của chúng tôi, thầy Thành liền giải thích: Đó là "Tiếng trống học bài" do Ban Giám hiệu nhà trường phát động. Phong trào phát động trên phạm vi toàn xã, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ phân học sinh thành từng nhóm rồi buổi tối tập trung về lớp học để hướng dẫn, kèm cặp và giúp đỡ cho các em học ngày một tiến bộ. Đa số phụ huynh ởđây đều chưa quan tâm đúng mức tới việc học hành của con em mình, các em lại chưa có ý thức cao trong học tập nên thầy, cô giáo đều xác định phải nỗ lực gấp đôi, thậm chí gấp ba". Dạo qua các lớp học ban đêm, thấy các em học sinh đều miệt mài bên trang sách dưới ngọn đèn dầu. Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Hiên đang say sưa hướng dẫn các em học sinh lớp 3 làm Toán. Cô Hiên chia sẻ: "Nhờ phong trào "Tiếng trống học bài" nên chất lượng học tập của các em được nâng lên rất nhiều".
Sáng sớm, khi mặt trời nhô lên đỉnh núi, các em học sinh đã cười nói ríu ran khắp sân trường. Khắp các phòng học đều được dán dòng chữđỏ tươi: "Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt
Tạm biệt các thầy cô giáo nơi đây, chúng tôi vượt gần 100 km để về xuôi, đi qua Thủy điện Bản Vẽ, một công trình tầm cỡ khu vực Bắc miền Trung. Trong tâm tưởng lại hiện lên hình ảnh ngọn đèn dầu của các thầy cô giáo ở Xiêng My. Và chợt nghĩ, các thầy cô cũng giống như những ngọn đèn, họđã thắp sáng trí tuệ và niềm tin cho các thế hệ học sinh ở một vùng quê heo hút để rồi cháy hết mình cho sự nghiệp "trồng người" và "gieo chữ" giữa đại ngàn Pù Huống.
Công Kiên