Người dân Nghệ An làm giàu từ dịch vụ hậu cần nghề cá

(Baonghean) - Với trên 82 km bờ biển, sản lượng đánh bắt hàng năm đạt trên 100.000 tấn, ngành khai thác thuỷ, hải sản của Nghệ An đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề khác trên bờ, góp phần nâng cao đời sống cho người dân các địa phương vùng ven biển.

Giàu trên bờ

Với 319 tàu thuyền, hơn 2.000 lao động tham gia đánh bắt hải sản trên biển, trên địa bàn xã Tiến Thủy hiện có 14 ki ốt xăng dầu, 28 cơ sở sản xuất đá lạnh phục vụ đội tàu thuyền đánh bắt hải sản. Anh Nam Giang - quản lý cửa hàng xăng dầu Lạch Quèn cho biết: Cơ sở có 2 điểm bán xăng dầu tại cảng Lạch Quèn, bình quân mỗi tháng bán trên 35.000 lít dầu cho khoảng 15 chiếc tàu không chỉ của Tiến Thủy mà cả của Quỳnh Long; doanh thu từ bán xăng dầu khoảng 300 - 350 triệu đồng/tháng, trừ hết các chi phí cũng thu về trên 30 triệu đồng.

Ngư dân chuẩn bị đá lạnh bảo quản hải sản trước chuyến vươn khơi ở cảng Lạch Quèn. Ảnh: TH
Ngư dân chuẩn bị đá lạnh bảo quản hải sản trước chuyến vươn khơi ở cảng Lạch Quèn. Ảnh: TH

Cũng tại khu vực Lạch Quèn, cơ sở sản xuất đá lạnh của anh Hồ Đình Ngọc phải hoạt động liên tục mới đáp ứng đủ nhu cầu của ngư dân. Anh Ngọc cho hay, mỗi tháng, cơ sở xuất bán gần 20.000 thanh đá lạnh cho trên 30 phương tiện tàu thuyền, đem lại doanh thu trên 240 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi gần 50 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Đỗ Tương ở thôn Đức Long, xã Quỳnh Thuận, mới về bến cá Lạch Quèn sinh sống được 4 năm nay, nhưng gia đình ông đã thực sự làm giàu từ nghề làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Cơ sở của ông phục vụ ngư dân từ lưới, ngư cụ đến đá lạnh, xăng dầu, với tổng mức bình quân khoảng 100 triệu đồng/chuyến. Sau khi trừ các chi phí, gia đình ông thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/tháng. 

Toàn huyện Quỳnh Lưu hiện có trên 1.280 phương tiện tàu thuyền với tổng công suất máy là 250.020 CV. Để cung ứng nguyên, vật liệu cho các phương tiện hoạt động đánh bắt ngoài biển, tại các vùng biển, cửa lạch có gần 40 cơ sở buôn bán xăng dầu, gần 50 cơ sở sản xuất đá lạnh đang hoạt động thường xuyên. Mỗi tháng các cơ sở sẽ cung ứng trên 7 triệu lít xăng dầu và 25.000 tấn đá lạnh đáp ứng cho đội tàu thuyền khai thác của huyện.

Theo thống kê, Nghệ An hiện có trên 70.000 lao động làm việc trong lĩnh vực thủy sản thì trong đó có trên 18.000 lao động làm việc trong lĩnh vực khai thác, khoảng trên 5.000 lao động chế biến, trên 10.000 người dịch vụ hậu cần nghề cá và đóng sửa tàu thuyền. 

Đưa thủy sản Nghệ An xuất khẩu

Hiện ở 11 xã ven biển của huyện Quỳnh Lưu có tới hơn 400 hộ tham gia thu mua, chế biến thủy sản, với phong phú chủng loại sản phẩm như nước mắm, ruốc, cá khô, tôm nõn… Ngoài tiêu thụ nội địa, sản phẩm được xuất theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, một số loại đã qua chế biến như cá phi lê, đông lạnh xuất sang Nga và các nước EU. 

Cơ sở sản xuất đồ dân dụng phục vụ hậu cần nghề cá của gia đình Nguyễn Thái Bài ở xóm Đức Xuân, xã Tiến Thuỷ (Quỳnh Lưu). Ảnh: T.H
Cơ sở sản xuất đồ dân dụng phục vụ hậu cần nghề cá của gia đình Nguyễn Thái Bài ở xóm Đức Xuân, xã Tiến Thuỷ (Quỳnh Lưu). Ảnh: T.H

Tại xóm 9, xóm giáo toàn tòng duy nhất của xã Sơn Hải, tuy chỉ có 20% số hộ làm dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến, 80% còn lại là đi biển, nhưng nhiều hộ khá, giàu trong xóm là nhờ nhiều năm nay thuỷ chung với những nghề này. Gia đình anh Bùi Văn Châu có nghề làm nước mắm truyền thống. Với hơn 100 thùng ngâm nước mắm có khối lượng 160 kg cá tươi/thùng, mỗi năm anh bán ra thị trường cả trong và ngoài tỉnh hàng nghìn lít nước mắm ngon đưa lại thu nhập khá. 

Thu mua cá ở cảng cá Lạch Quèn. Ảnh tư liệu
Thu mua cá ở cảng cá Lạch Quèn. Ảnh tư liệu

Cùng với huyện Quỳnh Lưu, TX. Hoàng Mai là địa phương có nghề cá phát triển mạnh và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế. Toàn thị xã hiện có 896 tàu khai thác hải sản, trong đó 397 chiếc có công suất trên 90CV. Ông Hoàng Ngọc Thủy - Trưởng phòng Kinh tế UBND thị xã Hoàng Mai cho biết: Để góp phần tiêu thụ và nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề cá, nghề chế biến thủy, hải sản phát triển rất mạnh ở Hoàng Mai. Trên địa bàn hiện có 2 làng nghề chế biến thủy sản Phú Lợi, Phương Cần; 5 công ty TNHH; 15 cơ sở chế biến hàng phơi khô hấp sấy; 35 cơ sở thu gom, sơ chế; 64 kho bảo quản lạnh với tổng công suất trên 2.500 tấn; trên 500 cơ sở và hộ gia đình chế biến mắm tôm, nước mắm. Tổng sản lượng chế biến năm 2016 đạt trên 13.500 tấn. 

Dịch vụ cung ứng hậu cần nghề biển cũng phát triển mạnh mẽ, toàn thị xã có 12 xưởng đóng mới, sửa chữa tàu cá đáp ứng yêu cầu phát triển đóng mới, cải hoán, sửa chữa tàu cá cho ngư dân trên địa bàn, trong đó có 2 xưởng được UBND tỉnh phê duyệt đủ năng lực đóng mới tàu cá theo Nghị định 67; 26 cơ sở sản xuất đá lạnh, với tổng công suất trên 25.000 tấn/năm; 14 trạm cung cấp xăng dầu và 8 tàu dầu mỗi năm cung cấp khoảng trên 12 triệu lít dầu cho tàu thuyền khai thác hải sản.

 Hoạt động của hệ thống kho đông, ngoài đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thu mua, xuất bán sản phẩm hải sản của ngư dân với khối lượng lớn, tập trung, còn là hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân vùng ven biển. Gia đình chị Nguyễn Thị Đào ở khối Quyết Tiến, phường Quỳnh Phương (TX. Hoàng Mai) có 3 kho đông, tổng sức chứa lên tới 170 tấn hàng. Sau sự cố môi trường biển với một khoảng thời gian hoạt động kinh doanh bị chững lại và cầm chừng, nhưng từ tháng 10/2016, các loại sản phẩm chủ yếu là cá thu và cá ù đã bắt đầu được tiêu thụ mạnh trở lại. Chị Đào cho biết, hiện mỗi ngày cơ sở của gia đình chị xuất bán lẻ khoảng 5 tấn hải sản cho tư thương quanh vùng, gần 10 tấn bán sỉ đi TP. Vinh và các tỉnh Thanh Hóa, Hải Phòng, sang cả thị trường Lào. Giá cả đã tăng trở lại và ổn định. 

Biểu đồ hệ thống kho đông có công suất sản xuất đá lạnh. Đồ họa: Nam Phong
Biểu đồ hệ thống kho đông có công suất sản xuất đá lạnh. Đồ họa: Nam Phong

Có thể thấy, dịch vụ cung ứng hậu cần cũng như chế biến thủy, hải sản phát triển mạnh mẽ ở tất cả các địa phương vùng biển như Quỳnh Lưu, TX. Hoàng Mai, Diễn Châu, Nghi Lộc và TX. Cửa Lò. Hoạt động của hệ thống kho đông, ngoài đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thu mua, xuất bán sản phẩm hải sản của ngư dân với khối lượng lớn, tập trung, còn là hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân vùng ven biển. 

Điều đó chứng tỏ, không chỉ những chuyến tàu xa khơi mới đem lại giá trị kinh tế, mà còn ở hiệu quả phát triển dịch vụ hậu cần, cấp đông, chế biến và xuất khẩu…

Phú Hương

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.