Người du mục theo đàn ong lấy mật miền trung du Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mùa nào hoa nấy, các chủ nuôi ong phải rong ruổi khắp mọi miền để tìm thức ăn cho chúng. Họ vì thế, gần như sống một cuộc đời du mục, nay đây, mai đó.
Từ khoảng tháng 4 - 10 hàng năm, đi dọc rừng keo ở các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn…, không khó để bắt gặp những hộ đang nuôi ong lấy mật dưới tán rừng. Hàng trăm thùng nuôi ong được xếp ngay ngắn, tạo ra những hình ảnh khá ấn tượng. Phần lớn những người nuôi ong di cư này, đều đến từ các tỉnh phía Nam. Ảnh: Tiến Hùng

Từ khoảng tháng 4 - 10 hàng năm, đi dọc rừng keo ở các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn…, không khó để bắt gặp những hộ đang nuôi ong lấy mật dưới tán rừng. Hàng trăm thùng nuôi ong được xếp ngay ngắn, tạo ra những hình ảnh khá ấn tượng. Phần lớn những người nuôi ong di cư này, đều đến từ các tỉnh phía Nam. Ảnh: Tiến Hùng

Tại một cánh rừng keo ở xã Ngọc Lâm (Thanh Chương), chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Tuyết (quê ở tỉnh Đồng Nai). Chị Tuyết năm nay mới 50 tuổi, nhưng đã có hơn 30 năm kinh nghiệm nuôi ong di cư. “Hơn nửa cuộc đời tôi là gắn với cái nghề này. Nhiều lúc cũng thấy tủi”, chị Tuyết nói. Trong ảnh, mỗi lần kiểm tra thùng ong, chị Tuyết đều phải hun khói để không bị ong đốt. Ảnh: Tiến Hùng
Tại một cánh rừng keo ở xã Ngọc Lâm (Thanh Chương), chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Tuyết (quê ở tỉnh Đồng Nai). Chị Tuyết năm nay mới 50 tuổi, nhưng đã có hơn 30 năm kinh nghiệm nuôi ong di cư. “Hơn nửa cuộc đời tôi là gắn với cái nghề này. Nhiều lúc cũng thấy tủi”, chị Tuyết nói. Trong ảnh, mỗi lần kiểm tra thùng ong, chị Tuyết đều phải hun khói để không bị ong đốt. Ảnh: Tiến Hùng
Làm nghề nuôi ong di cư, chị Tuyết phải sống một cuộc sống tạm bợ trong những túp lều xiêu vẹo dựng dưới cánh rừng. Chị Tuyết kể, mùa nào hoa nấy, nên một năm chị phải di chuyển đàn ong ít nhất 3 lần. Ít ngày tới, khi rừng keo không còn những lá non để đàn ong hút mật, chị Tuyết lại phải thuê xe tải bốc 300 thùng nuôi ong di chuyển vào Bình Phước, để tiếp tục nuôi dưới tán rừng cao su. Sau khi hết mùa cao su, chị lại vận chuyển ra Bắc, tới các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang… để tận dụng mùa vải đơm hoa. Vì thế, cứ mỗi nơi lâu nhất chị cũng gắn bó chưa đầy nửa năm. Ảnh: Tiến Hùng

Làm nghề nuôi ong di cư, chị Tuyết phải sống một cuộc sống tạm bợ trong những túp lều xiêu vẹo dựng dưới cánh rừng. Chị Tuyết kể, mùa nào hoa nấy, nên một năm chị phải di chuyển đàn ong ít nhất 3 lần. Ít ngày tới, khi rừng keo không còn những lá non để đàn ong hút mật, chị Tuyết lại phải thuê xe tải bốc 300 thùng nuôi ong di chuyển vào Bình Phước, để tiếp tục nuôi dưới tán rừng cao su. Sau khi hết mùa cao su, chị lại vận chuyển ra Bắc, tới các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang… để tận dụng mùa vải đơm hoa. Vì thế, cứ mỗi nơi lâu nhất chị cũng gắn bó chưa đầy nửa năm. Ảnh: Tiến Hùng

Mỗi thùng nuôi ong đều có một cửa nhỏ để ong ra vào. Ảnh: Tiến Hùng
Mỗi thùng nuôi ong đều có một cửa nhỏ để ong ra vào. Ảnh: Tiến Hùng
Ngoài mật của cây keo, chủ nuôi ong còn dùng bột đậu nành để làm thức ăn bổ sung cho ong. Ảnh: Tiến Hùng
Ngoài mật của cây keo, chủ nuôi ong còn dùng bột đậu nành để làm thức ăn bổ sung cho ong. Ảnh: Tiến Hùng
Giống ong nuôi có nguồn gốc từ Italia. Chu kỳ lấy mật phụ thuộc theo thời tiết, thường kéo dài 10 - 15 ngày. Sau khi ong lấy mật về luyện chín (đủ để thu hoạch, mật không non) và sáp phủ kín khoảng 2/3 cầu (khay), người nuôi xông khói để đuổi ong đi và lấy cầu ong ra khoảng thùng. Ảnh: Tiến Hùng

Giống ong nuôi có nguồn gốc từ Italia. Chu kỳ lấy mật phụ thuộc theo thời tiết, thường kéo dài 10 - 15 ngày. Sau khi ong lấy mật về luyện chín (đủ để thu hoạch, mật không non) và sáp phủ kín khoảng 2/3 cầu (khay), người nuôi xông khói để đuổi ong đi và lấy cầu ong ra khoảng thùng. Ảnh: Tiến Hùng

Thông thường khoảng 12 ngày sẽ quay mật 1 lần. Với 300 thùng nuôi ong của chị Tuyết, mỗi lần quay như thế được hơn 700 lít mật. Đại diện công ty sẽ đến tận nơi thu mua sỉ với giá hơn 20.000 đồng/ lít, còn bán lẻ cho người dân sẽ có mức giá hơn 50.000 đồng/lít. Trong khi đó, vài năm về trước, giá mật ong vẫn còn cao, với giá bán sỉ cho công ty có lúc lên gần 70.000 đồng/ lít. Ảnh: Tiến Hùng

Thông thường khoảng 12 ngày sẽ quay mật 1 lần. Với 300 thùng nuôi ong của chị Tuyết, mỗi lần quay như thế được hơn 700 lít mật. Đại diện công ty sẽ đến tận nơi thu mua sỉ với giá hơn 20.000 đồng/ lít, còn bán lẻ cho người dân sẽ có mức giá hơn 50.000 đồng/lít. Trong khi đó, vài năm về trước, giá mật ong vẫn còn cao, với giá bán sỉ cho công ty có lúc lên gần 70.000 đồng/ lít. Ảnh: Tiến Hùng

Thùng quay mật ong. Ảnh: Tiến Hùng
Thùng quay mật ong. Ảnh: Tiến Hùng
Túp lều tạm bợ của chị Tuyết. “Ở mỗi nơi một thời gian ngắn, lại dựng lều tận trong rừng nên gần như chẳng có hàng xóm. Phải lầm lũi một mình”, chị Tuyết kể. Nhiều đêm mưa gió, căn lều tạm bợ nhanh chóng bị xé nát. Không thể nhờ cậy đến xóm làng, chị Tuyết đành phải tựa gốc cây chờ trời sáng. Ảnh: Tiến Hùng

Túp lều tạm bợ của chị Tuyết. “Ở mỗi nơi một thời gian ngắn, lại dựng lều tận trong rừng nên gần như chẳng có hàng xóm. Phải lầm lũi một mình”, chị Tuyết kể. Nhiều đêm mưa gió, căn lều tạm bợ nhanh chóng bị xé nát. Không thể nhờ cậy đến xóm làng, chị Tuyết đành phải tựa gốc cây chờ trời sáng. Ảnh: Tiến Hùng

Cách lán chị Tuyết không xa là khu vực nuôi ong của anh Phạm Quang Phố (29 tuổi, TP. Phan Thiết, Bình Thuận). Anh Phố nói rằng, cả thanh xuân của anh là những chuỗi ngày đi theo đàn ong, sống cô độc giữa rừng. Vợ con ở quê, anh Phố phải một mình đưa ong đi khắp cả nước. Mỗi năm, số ngày anh về quê sống bên cạnh gia đình cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. “Nghề này cũng không hẳn cơ cực lắm, chỉ có đến ngày quay mật, ngày vận chuyển đi nơi khác mới vất vả, còn lại cũng khá nhàn. Tuy nhiên, sống cuộc sống này rất buồn, chỉ biết bầu bạn với đàn ong”, anh Phố nói.

Cách lán chị Tuyết không xa là khu vực nuôi ong của anh Phạm Quang Phố (29 tuổi, TP. Phan Thiết, Bình Thuận). Anh Phố nói rằng, cả thanh xuân của anh là những chuỗi ngày đi theo đàn ong, sống cô độc giữa rừng. Vợ con ở quê, anh Phố phải một mình đưa ong đi khắp cả nước. Mỗi năm, số ngày anh về quê sống bên cạnh gia đình cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. “Nghề này cũng không hẳn cơ cực lắm, chỉ có đến ngày quay mật, ngày vận chuyển đi nơi khác mới vất vả, còn lại cũng khá nhàn. Tuy nhiên, sống cuộc sống này rất buồn, chỉ biết bầu bạn với đàn ong”, anh Phố nói.

Theo anh Phố, khó khăn nhất của nghề này là người dân không hiểu rõ ong là loài có lợi cho quá trình thụ phấn. Ở nhiều tỉnh khác, anh Phố chứng kiến người dân địa phương đến đập phá các trại ong vì cho rằng ong phá lúa, hoa màu. Không những thế, thấy người lạ đến một mình nuôi ong, nhiều kẻ thường đến dọa dẫm, xin tiền. “Tuy nhiên, đó là những vụ việc không hay ở các tỉnh khác. Còn nhiều tháng nay tôi nuôi ở Nghệ An nhưng bà con ở đây rất tốt”, Phố nói.
Theo anh Phố, khó khăn nhất của nghề này là người dân không hiểu rõ ong là loài có lợi cho quá trình thụ phấn. Ở nhiều tỉnh khác, anh Phố chứng kiến người dân địa phương đến đập phá các trại ong vì cho rằng ong phá lúa, hoa màu. Không những thế, thấy người lạ đến một mình nuôi ong, nhiều kẻ thường đến dọa dẫm, xin tiền. “Tuy nhiên, đó là những vụ việc không hay ở các tỉnh khác. Còn nhiều tháng nay tôi nuôi ở Nghệ An nhưng bà con ở đây rất tốt”, anh Phố nói.
Các nhà khoa học khẳng định, việc nuôi ong mật không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn giúp thụ phấn, nhằm tăng sản lượng và chất lượng cho cây trồng. Ảnh: Tiến Hùng
Các nhà khoa học khẳng định, việc nuôi ong mật không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn giúp thụ phấn, nhằm tăng sản lượng và chất lượng cho cây trồng. Ảnh: Tiến Hùng

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.