Người phát ngôn “ngại” gặp báo chí

(Baonghean) - Từ khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, hầu hết các cơ quan, đơn vị hành chính đều cử người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Tuy nhiên, qua 5 năm thực hiện, một nghịch lý đang tồn tại là người phát ngôn ngại gặp báo chí...?!
 
Ở Nghệ An, thực hiện Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế  Phát ngôn và Cung cấp thông tin cho báo chí, đã có có 71/71 sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành, thị trong tỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị) cử người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Trong đó, có 10 đơn vị người đứng đầu đồng thời là người phát ngôn và cung cấp thông tin, 21 đơn vị người phát ngôn là phó thủ trưởng, còn lại là chánh văn phòng hoặc các phòng, ban liên quan. Một số ít đơn vị đã ban hành Quy chế nội bộ về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, quy định rõ quyền hạn và nhiệm vụ của người phát ngôn, do vậy đã phát huy được vai trò người phát ngôn, cung cấp nhiều thông tin đảm bảo tính pháp lý cho báo chí, góp phần hạn chế đáng kể việc đưa tin thiếu chính xác của các cơ quan báo chí.

Người phát ngôn “ngại” gặp báo chí ảnh 1

Một cuộc họp báo.          (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế: tâm lý chung của người phát ngôn là ngại tiếp xúc với báo chí, hay nói đúng hơn là "né tránh" báo chí.

Tại sao lại như vậy?

Thứ nhất, một thực trạng đang tồn tại là người phát ngôn hay đại diện các cơ quan không có kỹ năng, nghiệp vụ tiếp xúc với báo chí, nên họ dễ có tâm lý ngại ngùng, e dè, mất tự tin và thậm chí là né tránh khi phóng viên liên hệ lấy thông tin đột xuất. Hoặc có người phát ngôn do hiểu vấn đề không đầy đủ, họ cũng tìm cách từ chối gặp báo chí. Người phát ngôn cũng chưa có thói quen chủ động tổ chức họp báo, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí. Hoặc nếu có tổ chức họp báo, nhiều người phát ngôn cũng chưa biết thông tin nào báo chí cần.

Thứ hai, một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của việc cử người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí nên thực hiện việc này còn hình thức. Không ít cơ quan cử người phát ngôn nhưng lãnh đạo cơ quan lại không tạo điều kiện để người phát ngôn nắm bắt đầy đủ thông tin, không phân quyền để người phát ngôn chủ động làm việc với báo chí. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước được cử làm người phát ngôn chưa chủ động, thậm chí có trường hợp còn né tránh việc cung cấp thông tin, nhất là các vấn đề "khó trả lời".

Trong xu hướng hiện nay, người phát ngôn không chỉ là người đại diện cho tiếng nói của một cơ quan, đơn vị, mà còn là cầu nối giữa cơ quan, đơn vị đó với các cơ quan thông tấn báo chí, giữ một vai trò quan trọng trong quan hệ đối ngoại. Đây là hoạt động gắn liền với quá trình phát triển của một cơ quan, đơn vị vì họ là hình ảnh thứ hai (sau giám đốc, hay thủ trưởng) đại diện cho cơ quan, đơn vị đó. Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn phát ngôn và cung cấp thông tin  đang đặt ra nhiệm vụ của chúng ta là cần nhận thức đúng đắn về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, khẩn trương hoàn thiện cơ chế thực hiện và triển khai mạnh mẽ vấn đề này để người phát ngôn tự tin, chủ động đến với báo chí!

Lan Oanh

Tin mới

Vụ mất đất hương hỏa tại xã Văn Thành (Yên Thành): Lấn cả đất của gia đình người có công với cách mạng?

Vụ mất đất hương hỏa tại xã Văn Thành (Yên Thành): Lấn cả đất của gia đình người có công với cách mạng?

(Baonghean.vn) - Tìm hiểu vụ mất đất hương hỏa tại xã Văn Thành (Yên Thành), chúng tôi còn nhận được thông tin gia đình ông Nguyễn Thanh Thản còn lấn sang đất của gia đình ông Nguyễn Văn Hoàng, nơi thờ cúng 3 liệt sĩ hy sinh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh cùng 2 Mẹ Việt Nam anh hùng.
Nhà văn hóa xóm 4 xã Quỳnh Ngọc sau khi sáp nhập đã xây mới đạt chuẩn Nâng cao

Nghệ An: Nhiều vấn đề đặt ra trong quản lý tài sản công sau sáp nhập

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch, ngày 30/6/2023 là hạn chót HĐND tỉnh phê duyệt phương án xử lý sắp xếp tài sản nhà, đất sau sáp nhập đơn vị hành chính khối, xóm và cấp xã. Tuy vậy, tại cơ sở vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra và để quản lý, sử dụng các tài sản công cần có phương án xử lý phù hợp, kịp thời.
Cuộc vật lộn với 'cái chết trắng' ở bản vùng biên Kẻo Nam

Cuộc vật lộn với 'cái chết trắng' ở bản vùng biên Kẻo Nam

(Baonghean.vn) - Sau 10 năm kể từ ngày chuyển đến nơi ở mới, Kẻo Nam từ một bản kiểu mẫu ở vùng biên đã trở thành bản nghèo nhất tỉnh Nghệ An. Nguyên nhân phần lớn đến từ ma túy. Trong bản chỉ có 57 hộ, nhưng có hơn 50 người nghiện, thậm chí có gia đình vị cán bộ bản, cả 2 vợ chồng đều nghiện.
Một tòa chung cư cạnh đường Trần Phú và đường Quang Trung thuộc địa bàn phường Hồng Sơn

Giá căn hộ chung cư vùng trung tâm thành phố Vinh tăng nhiệt

(Baonghean.vn) - Trái ngược với diễn biến thị trường phân khúc đất đấu giá hay căn hộ cao cấp tại các khu đô thị mới còn khá im ắng, giá các căn hộ chung cư tại vùng trung tâm thành phố Vinh từ cuối năm 2022 lại đây đang có dấu hiệu tăng nhiệt và hút khách.
Nga nước rút 'khử' sự thống trị của đồng đô la Mỹ trong thương mại thế giới

Nga nước rút 'khử' sự thống trị của đồng đô la Mỹ trong thương mại thế giới

(Baonghean.vn) - Nga tiếp tục “chạy nước rút” làm suy yếu đồng đô la Mỹ trong hệ thống kinh tế. Moskva có kế hoạch tiếp tục tăng cường giao dịch bằng đồng Rúp trong ngay cả trong Liên minh kinh tế Á-Âu, và với Trung Quốc – quốc gia đã trở thành đối tác thương mại chính của Nga.