Nhiều đổi mới trên thẻ căn cước so với căn cước công dân hiện nay

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước (có hiệu lực kể từ 1/7/2024). Với việc đổi tên gọi từ Luật Căn cước công dân sang Luật Căn cước, thẻ căn cước công dân cũng sẽ có tên gọi mới là thẻ căn cước.

Đại tá Lương Thế Lộc - Trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh đã có cuộc trao đổi với PV Báo Nghệ An về những vấn đề người dân quan tâm.

PV: Đồng chí có thể cho biết cụ thể hơn về vấn đề nêu trên và đâu là lý do của việc thay đổi tên gọi từ Luật Căn cước công dân sang Luật Căn cước?

Đại tá Lương Thế Lộc: Sáng 27/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước, thay thế Luật Căn cước công dân năm 2014 với 87,25% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số. Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước, cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, thì việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.

2.png
Người dân chờ làm căn cước công dân tại bộ phận một cửa (Công an tỉnh); Hướng dẫn người dân kiểm tra thông tin cá nhân và làm căn cước công dân tại bộ phận một cửa. Ảnh tư liệu

PV: Như vậy, thẻ căn cước khác gì thẻ căn cước công dân hiện nay?

Đại tá Lương Thế Lộc: Ngoài tên gọi, một số thông tin thể hiện trên mặt thẻ căn cước cũng được đổi mới so với thẻ căn cước công dân hiện nay. Trong đó, dòng chữ "căn cước công dân" đổi thành "căn cước", "quê quán" đổi thành "nơi đăng ký khai sinh", "nơi thường trú" đổi thành "nơi cư trú". Thẻ căn cước sẽ không còn thể hiện dấu vân tay (ngón trỏ trái và ngón trỏ phải), chữ ký của người cấp thẻ đổi từ Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an thành "Nơi cấp: Bộ Công an".

Đặc biệt, Luật Căn cước quy định cơ sở dữ liệu căn cước của công dân gồm nhiều trường thông tin; trong số này có nhân dạng, sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói), nghề nghiệp (trừ lực lượng quân đội, công an, cơ yếu)… Với quy định mới, bên cạnh việc thu thập vân tay như lâu nay, Luật Căn cước đã bổ sung việc thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay (người khuyết tật, vân tay bị biến dạng…).

Riêng thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói sẽ có 2 hình thức thu thập. Một là khi người dân tự nguyện cung cấp; hai là từ sự chia sẻ dữ liệu của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Vẫn theo quy định tại Luật Căn cước, mọi công dân Việt Nam đều được cấp thẻ căn cước (thay vì chỉ áp dụng với người từ đủ 14 tuổi trở lên như Luật Căn cước công dân 2014). Việc cấp thẻ căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện theo nhu cầu chứ không bắt buộc.

4.jpg
Chụp ảnh làm căn cước công dân. Ảnh tư liệu

PV: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đã cấp có còn hiệu lực, có phải đi làm lại?

Đại tá Lương Thế Lộc: Theo quy định chuyển tiếp tại Điều 46, Luật Căn cước, tất cả thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2024) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang TCC. Riêng với chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng, thời hạn sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Đối với những trường hợp sử dụng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hết hạn trước thời điểm bắt đầu cấp thẻ căn cước (từ ngày 1/7/2024). Để giải quyết tình huống trên, khoản 3, điều 46, Luật Căn cước quy định thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

5.jpg
Tra cứu thông tin để làm căn cước công dân. Ảnh tư liệu

PV: Vậy, thủ tục, thời gian cấp thẻ căn cước được quy định như thế nào?

Đại tá Lương Thế Lộc: Việc cấp thẻ căn cước được quy định tại Điều 23 Luật Căn cước. Cụ thể, người dưới 14 tuổi thực hiện theo đề nghị của người này hoặc cha, mẹ, người giám hộ. Với trẻ dưới 6 tuổi, thực hiện cấp thẻ qua cổng dịch vụ công; người dưới 6 tuổi chưa đăng ký khai sinh, thực hiện qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Với đối tượng này, khi làm thẻ căn cước cũng không phải thu nhập đặc điểm nhân dạng và thông tin sinh trắc học. Với trẻ từ 6 - dưới 14 tuổi, cha, mẹ hoặc người giám hộ trực tiếp đưa người này đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận đặc điểm nhân dạng, thông tin sinh trắc học; Kê khai, ký, thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó.

9.jpg
Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh hướng dẫn người dân tại phố đi bộ đăng ký tài khoản định danh điện tử. Ảnh tư liệu

Đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên:

Bước 1: Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… để xác định chính xác người cần cấp thẻ. Nếu chưa có thông tin thì thực hiện cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bước 2: Thu thập đặc điểm nhận dạng, thông tin sinh trắc học: Ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước.

Bước 3: Người đề nghị cấp thẻ kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước.

Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước. Việc trả thẻ được thực hiện theo địa điểm trong giấy hẹn hoặc ở địa điểm khác nếu có yêu cầu và người này phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Về thời gian cấp thẻ căn cước, theo Điều 26 Luật Căn cước, thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

tin mới

Cần sớm giải quyết dứt điểm việc đóng đường ngang dân sinh tại thị xã Hoàng Mai

Cần sớm giải quyết dứt điểm việc đóng đường ngang dân sinh tại thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Khu vực khối Tân Hùng, phường Quỳnh Thiện (TX. Hoàng Mai), nơi có một số đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt đã được xác định là điểm đen, ẩn chứa nhiều nguy cơ tai nạn. Dù vậy, đến nay việc thực hiện đóng đường ngang dân sinh vẫn gặp nhiều khó khăn.

Xung quanh việc 10 lao động trên tàu kiểm ngư bị dừng hợp đồng: Từng bước gỡ khó!

Xung quanh việc 10 lao động trên tàu kiểm ngư bị dừng hợp đồng: Từng bước gỡ khó!

(Baonghean.vn) - Để công tác kiểm ngư trên biển hoạt động trở lại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư ký hợp đồng ngắn hạn với 10 lao động, sau đó, từng bước tháo gỡ vướng mắc, sắp xếp để những lao động này được tiếp tục làm việc ổn định.

Tuần tra đêm bắt đối tượng sử dụng hung khí gây rối trật tự công cộng và tàng trữ trái phép chất ma túy

Tuần tra đêm bắt đối tượng sử dụng hung khí gây rối trật tự công cộng và tàng trữ trái phép chất ma túy

(Baonghean.vn) - Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát vào ban đêm, Tổ tuần tra, kiểm soát Đại đội Cảnh sát Cơ động đã bắt 01 đối tượng sử dụng hung khí gây rối trật tự công cộng và 02 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý; thu giữ các tang vật liên quan.