Nhớ Bác Tôn

Theo Hà Anh (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày 20/8/1888 và mất ngày 30/3/1980. Cuộc đời 92 mùa xuân, trong đó gần 70 năm cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, Người là nhà lãnh đạo lỗi lạc mà nhân dân ta vẫn trìu mến kính trọng gọi là Bác Tôn.

“Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng, sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam bộ, chất kiên cường và tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người” - cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Hồi ức của người thư ký riêng

11 năm đảm nhận công việc thư ký riêng cho Chủ tịch Tôn Đức Thắng, ông Lê Hữu Lập sở hữu vô vàn những hồi ức về nhà cách mạng lỗi lạc này. Với ông, mỗi lát cắt ký ức làm nên một nét họa riêng cho tính cách con người Bác Tôn, một con người cả trong cuộc sống lẫn công việc đều hết sức bình dị, mẫu mực.

Nhớ Bác Tôn ảnh 1
Bác Tôn Đức Thắng vui mừng trở về thăm lại miền Nam sau ngày đất nước thống nhất.

Theo ông Lập: “Bác Tôn rất giống với Bác Hồ ở chỗ luôn sống giản dị, không xa mức sống của dân thường. Khi làm việc trong phòng, Bác Tôn thường chỉ mặc quần áo lá. Áo lá là loại áo của miền Nam, cổ thìa, cài cúc ở giữa, có 2 túi 2 bên. Mùa Đông, khi tôi sang thì thấy Bác Tôn mặc cái áo len màu nâu đã cũ mèm. Phía dưới gấu áo bị rách, Bác tự vá lấy bằng vải. Những cái áo len dài tay còn lành, Bác cho hết cán bộ tập kết từ miền Nam ra. Khi tôi về làm thư ký, nhận được thư của cán bộ tập kết xin Bác Tôn đồ, là tôi chuyển hết về cho bí thư, chủ tịch các tỉnh, thành phố giải quyết. Chứ Bác cứ cho hết đồ của mình thì lấy gì mà dùng. Xuất thân là công nhân nên Bác Tôn coi việc tự làm lấy mọi thứ như là một việc giải trí. Trong ngăn kéo của Bác Tôn bao giờ cũng có đủ các bộ đồ nghề như mộc, nguội... Ngày đó, chiếc xe đạp Tiệp Khắc bán cung cấp là 13 đồng, bán tự do thì 18 đồng. Bác Tôn mua một chiếc và trả 18 đồng, vì Bác bảo mình đã được cung cấp ô tô rồi, còn đi tranh mua ưu tiên một cái xe đạp làm gì. Bác Tôn luôn tự sửa chữa và chăm sóc cho cái xe đạp của mình, bao nhiêu năm vẫn như mới”.

Cả đến khía cạnh “khá nhạy cảm” đối với một người đang giữ trọng trách lớn, đụng đến quyền lợi như phương tiện, nhà cửa… trong ký ức của người thư ký riêng, Bác Tôn vẫn luôn cho thấy sự “cần, kiệm, liêm, chính” của mình.

Ông Lê Hữu Lập kể: “Ngay cả ô tô, lúc trước Bác Tôn chỉ có một chiếc xe con cóc để đi công tác. Khi đã là Chủ tịch nước, Bác cũng chỉ đi những chiếc xe bình thường của Liên Xô tặng, còn xe đẹp, Bác nhường để đón, đưa khách. Sau Bác chỉ đi cái xe com-măng-ca của quân đội. Bác Tôn bảo, đi xe này người dân nhìn vào không nghĩ mình là ông lớn, hơn nữa nó xóc thế này có khác gì giúp cho mình tập thể thao. Khi Bác Tôn 80 tuổi, Bác đã trù định sẵn sẽ trả lại tất cả những tài sản mà Nhà nước cung cấp cho Bác như tivi màu, tủ lạnh, quạt... và cả ngôi nhà Bác đang sống và làm việc. Dù tất cả những tài sản đó vào thời điểm ấy đều rất giá trị và hiếm nhưng Bác Tôn không giữ lại một cái gì cho gia đình mình”.

Cũng xung quanh chuyện nhà ở cho Bác Tôn, ông Lê Hữu Lập nhớ lại: “Sau giải phóng miền Nam, một lần anh Phạm Hùng (khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ) cho gọi tôi và anh Phúc (con rể Bác Tôn) lên gặp. Anh Phạm Hùng nói thân mật: “Cụ năm nay gần 90 rồi, nếu đưa cụ vào miền Nam sống, thời tiết ấm áp quanh năm sẽ có lợi cho sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Không vô hẳn thì chí ít cũng vô những ngày mùa Đông lạnh giá. Anh Lập, anh Phúc không ai được bàn lùi; về nhà phải động viên để cụ thuận lòng”. Sau đó, nhân một chuyến công tác chúng tôi được đưa đến thăm một biệt thự rất lớn ven sông Sài Gòn, xung quanh có mấy ngôi nhà cũng khá đẹp. Người tháp tùng bảo, Trung ương dự kiến dành biệt thự này cho Bác Tôn, còn nhà này của anh Lập, nhà kia của anh Phúc... Khi về Hà Nội, chúng tôi báo cáo lại với Bác Tôn. Người suy nghĩ giây lát, rồi bảo: “Kháng chiến gian khổ, mình không có sức vô chiến đấu, giờ hòa bình mới vô, lại ở nhà to, đẹp; thế chẳng bằng vô chiếm nhà sao?”. Biết tính cụ nên chúng tôi từ bỏ ý định thuyết phục”.

Chỉ từng ấy chi tiết trong hồi ức của người thư ký riêng, thấy rõ được “chất người Tôn Đức Thắng” với “nét hào hiệp của người Nam bộ, chất nhân đạo của con người, chất cách mạng của người cộng sản” như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận định.

Duyên cớ cho tình bạn hiếm có

Bác Tôn hơn Bác Hồ hai tuổi, nhưng vẫn gọi Bác Hồ là Bác. Còn Bác Hồ thì vẫn gọi người chiến hữu gần gũi với mình là Bác Tôn. Họ đã coi nhau như những người bạn khi cả hai còn chưa gặp nhau. Cách mạng Tháng Tám thành công, từ nhà tù Côn Đảo, Bác Tôn trở về đất liền, tham gia lãnh đạo Cách mạng.

Tháng 3/1946, Bác Tôn được Trung ương Đảng điều động ra Bắc và lần đầu tiên được gặp Bác Hồ - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mà Bác Tôn hằng ngưỡng mộ. Còn Bác Hồ, nghe danh người công nhân Tôn Đức Thắng đã tổ chức Công hội bí mật từ năm 1920.

Nhớ Bác Tôn ảnh 2
Bác Hồ thay mặt Đảng, Nhà nước, Quốc hội gắn Huân chương Sao vàng cho Bác Tôn. Ảnh tư liệu

Năm 1926, tại Trung Quốc, khi cử hai đồng chí Nguyễn Văn Lợi và Trần Trọng Bình về Sài Gòn gây dựng cơ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đồng chí Lý Thụy (bí danh của Bác Hồ) căn dặn: Đến Sài Gòn, phải tìm cách liên lạc được với anh Tôn Đức Thắng!. Cùng song hành trong sự nghiệp cách mạng, tình bạn giữa hai nhà cách mạng lỗi lạc cứ lớn dần.

Trong phiên họp ngày 8/11/1946, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, khai mạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội, khi Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh nói lời từ chức, trao quyền để Quốc hội lựa chọn người đứng ra thành lập Chính phủ mới, thì đại biểu Nam bộ Tôn Đức Thắng lập tức đứng lên, dõng dạc phát biểu: “Tôi xin giới thiệu Cụ Hồ Chí Minh, tức nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc là người xứng đáng hơn ai hết, đứng ra thành lập Chính phủ mới!”.

Tháng 6/1948, Bác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc. Trước đó, Bác Hồ và Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định cử Bác Tôn, Ủy viên Trung ương Đảng, làm Trưởng ban Trung ương vận động Thi đua ái quốc. Tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ thường mời Bác Tôn đến gặp để đàm đạo, trao đổi ý kiến về những công việc cụ thể nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua kháng chiến kiến quốc.

Trong suốt những năm tháng sau đó, Bác Tôn luôn luôn coi Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, còn Bác Hồ trân trọng Bác Tôn như một người đồng chí, một người bạn chiến đấu thân thiết, thủy chung. Chẳng dễ để lý giải cho duyên cớ nào đã làm nên tình bạn hiếm có ấy: Một sự nghiệp cách mạng cùng chí hướng, những tình cảm đặc biệt tự thân và chắc chắn rằng sự tâm đầu ý hợp ấy đến cả những tương đồng trong quan niệm sống: hết lòng, hết sức tận tụy phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, không đòi hỏi, không màng tới danh lợi cho bản thân, bình dị và mẫu mực hết sức.

Đời trong như ngọc, trắng như bông

Năm 1958, nhân dịp Chúc mừng Chủ tịch Tôn Đức Thắng thọ 70 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: suốt đời cần, kiệm, liêm, chính; suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.

Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã viết: “Bác Tôn là con người vô cùng giản dị, vẫn là người công nhân, vẫn giữ cái búa, cái kìm... và tự chữa lấy xe đạp của Bác. Bác Tôn của chúng ta là một con người như thế, một người công nhân tiêu biểu cho tinh thần cách mạng, đạo đức cách mạng cao quý nhất của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, của Đảng chúng ta, của dân tộc Việt Nam chúng ta”.

Cố Chủ tịch Hội đồng nhà nước Võ Chí Công thì khẳng định: “Cùng với lòng trung thành, tận tụy, lập trường vững vàng, tinh thần dũng cảm bất khuất, ở Bác Tôn còn nổi lên đức tính khiêm tốn, giản dị, chân thành, hòa mình trong quần chúng”.

Tác giả Hồ Thanh Điền, trong bài thơ có tựa đề Nhớ Bác, đã viết “... Lá cờ Hắc Hải bay từ ấy/ Cho đến bây giờ vẫn uy nghi.../...Từ thuở thiếu thời đi lập cứ/ Một thời nghĩa khí ánh hào quang/Mười bảy năm tù lao khổ lắm/ Sử vàng, Người để chữ trung cang!/Cuộc sống đơn sơ, giàu đức hạnh/ Vải bô ấp ủ trái tim hồng/Vinh, nhục, sang, hèn, lòng vẫn vậy/ Đời trong như ngọc, trắng như bông./.

tin mới

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có Thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về tình hình thực hiện và giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên; cập nhật kiến thức về Luật Đất đai cho doanh nghiệp, doanh nhân; Hàng nghìn thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực;… Đây là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 20/4.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Sáng 20/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương binh, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện sinh sống tại huyện Diễn Châu và thành phố Vinh. 

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

(Baonghean.vn) - Hành trình khám phá những công trình ý nghĩa mà người dân Tây Nguyên đã xây dựng dành cho Bác đã khiến cho chúng tôi thấy được tình yêu bao la và lòng biết ơn sâu sắc của họ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 19/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo; Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra dự thảo một số nghị quyết trình HĐND tỉnh; Nhiều trường ở Nghệ An bắt đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10... 

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Trong 1 vừa năm qua, Nghệ An đã hỗ trợ làm mới, sửa chữa 8.440 ngôi nhà cho hộ nghèo, với tổng nguồn lực hơn 606 tỷ đồng, bằng kết quả 10 năm trước cộng lại. Tỉnh đang đặt mục tiêu hoàn thành hơn 7.600 ngôi nhà còn lại trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. 

Nghệ An: Thông tin nổi bật 18/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật 18/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong mùa nắng nóng; Thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương; Tối nay (18/4), Cửa Lò chính thức khai trương mùa du lịch 2024…

 Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

(Baonghean.vn) - Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 tỉnh Nghệ An dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ; Hơn 130 học sinh ở Trường Tiểu học Ngọc Sơn (Thanh Chương) đã đi học trở lại; Thanh tra tỉnh Nghệ An kết luận vụ nhiều giáo viên được nhà trường cho mượn đất nhưng không chịu trả…

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch Chính phủ tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, Kabanov Oleg Vladimirovich đánh giá cao vai trò, đóng góp quan trọng của hoạt động đối ngoại nhân dân, qua đó tin tưởng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai tỉnh sẽ tiếp tục được tăng cường.

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đề nghị Ban QLDA 6, doanh nghiệp đầu tư cùng các nhà thầu tập trung cao độ để thông xe đoạn tuyến 30km từ nút giao QL7 tại xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao QL46B tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên vào dịp 30/4.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

(Baonghean.vn) - Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh; Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tiếp và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga)...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

(Baonghean.vn) - Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị xã; Giá chè búp tươi Nghệ An tăng cao nhất nhiều năm; Chính thức chặn dòng, tích nước hồ chứa nước Khe Lại - Vực Mấu… là những thông tin nổi bật ngày 15/4.

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An tổ chức làm việc với các đồng chí bí thư huyện, thành, thị ủy và chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã về công tác sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025.

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa nội dung dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.