Nhọc nhằn nghề "cửu vạn"

(Baonghean.vn) - Hầu hết các chị "cửu vạn" mà tôi gặp đều là người dân thuộc khối 15, phường Cửa Nam (T.P Vinh). Công việc của các chị không tính giờ giấc, có việc là làm. Khi mọi người chìm sâu vào giấc ngủ thì những "nữ cửu vạn" vẫn miệt mài đẩy những xe hàng cao vút đầu người. Bao năm qua, khu vực chợ Vinh, các ngã ba, ngã tư, những nhà kho chồng chất đầy phân đạm, phân lân... là những nơi mưu sinh của các chị.

 

Chị Nguyễn Thị Tải ở khối 15, phường Cửa Nam, tâm sự: nhóm của chị có 6 người; Khối 15 có 6 nhóm, chuyên đẩy hàng đêm, gánh gạch, đất lên tầng, khuân vác phân đạm, ka ly ở công ty vật tư nông nghiệp... Chị Tải đã có trên 30 năm làm nghề này. Chồng chị cũng làm nghề cựu vạn, phụ hồ, từng đồng hành với chị ở Công ty vật tư nông nghiệp, được 8 năm thì anh đổ bệnh. Khi biết mình bị ung thư phổi anh vẫn gắng vác từng bao phân đạm với mong ước có tiền cho mẹ con xây lại gian nhà. 30 tuổi chị đã phải chịu tang chồng, chị Tải cho biết: Hoàn cảnh khó khăn nên con cái cũng chỉ học hết cấp 3, không đậu đại học cũng đi làm thuê. Giờ con gái đã lấy chồng, vợ chồng cháu cũng làm nghề cửu vạn, còn cậu con trai đi làm phụ hồ, ngày cũng kiếm được vài trăm nghìn nhưng công việc không ổn định. Phụ nữ làm nghề này nhọc lắm, không có nghề khác phải theo thôi.


Nhọc nhằn nghề "cửu vạn" ảnh 1
 

               Chị Nguyễn Thị Tải đã có trên 30 năm làm nghề này


Trong nhóm của chị Tải có chị Ngô Thị Thân cũng hoàn cảnh khó khăn. Chị Thân người gầy gò, bị bệnh sỏi thận và huyết áp thấp. Mặc dù vậy, ngày nào chị cũng 5 giờ sáng đã có mặt ở chợ Vinh để vác gạo, nhiều hôm chị mệt mỏi, tưởng chừng không dậy được nhưng sợ mất việc lại phải đi làm. Chị Thân tâm sự: Nếu có ruộng vườn, đồng áng chị ở nhà trồng trọt, chăn nuôi chứ không làm nghề này, nó vừa mệt lại độc hại....

 

Nghề cựu vạn phải hít không ít bụi bẩn trong thời gian dài nên hầu hết chị em thường bị bệnh phổi. Chị Thân từng bỏ nghề chuyển sang bán xôi, nhưng từ ngày nhà trường cấm bán hàng trước cổng trường nên quay trở lại nghề mong kiếm được ít đồng lo cho con cái đang tuổi ăn học.

 

Như đã thầm phân chia công việc, hàng ngày nhóm của các chị cứ lặng lẽ, người bốc, người gánh, giúp nhau đẩy hàng lên xe. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo, quện với bụi bám dày cả mặt. Vất vả là vậy nhưng thu nhập cũng chẳng được là bao. Ngày nào khá được trăm nghìn, bình quân 40 đến 50 nghìn, có ngày về không.

 

Nhọc nhằn nghề "cửu vạn" ảnh 2

         Các chị trở về nhà sau một ngày lao động cật lực.


Chia tay các chị khi trời nhá nhem tối. Bóng đèn cao áp thành phố hắt ánh vàng lên những khuôn mặt, các chị lọc cọc đạp xe về nhà, lủng lẳng treo ghi đông chiếc túi thức ăn đạm bạc, cùng những xẻng và thúng mủng đằng sau. Tôi biết, các chị đang thầm mong ngày mai có một công việc son sẻ hơn.


Thu Hương

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.