Những bất cập về chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ công tác ở xã, xóm

(Baonghean.vn) - Hai nhóm vấn đề được đại biểu HĐND tỉnh thảo luận tại Tổ 2 liên quan đến bất cập trong thực hiện chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ công tác ở xã, xóm và chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp.

Tham gia tại Tổ 2 có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lê Đức Cường - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Bùi Thanh An - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Hồ Lê Ngọc - Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy; Võ Thị Minh Sinh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và một số địa phương.

17 nội dung

Chiều 7/12, kỳ họp thứ 4 tiến hành phiên thảo luận tổ. Tại Tổ 2 gồm các đại biểu HĐND tỉnh được bầu tại các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành. Ảnh: Mai Hoa

Bất cập về chính sách chi hội trưởng các đoàn thể cấp xóm 

Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận tại Tổ 2 liên quan đến dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND, ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh về số lượng, chức danh, mức phụ cấp, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh.

Theo đại biểu Nguyễn Công Văn (huyện Nghi Lộc), vị trí, vai trò, trách nhiệm của các chi hội, chi đoàn ở khối, xóm, bản rất nặng nề; từ tham gia các tổ an ninh, trật tự, tổ môi trường, tổ dân vận, tổ Covid cộng đồng…, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới với nhiều công việc đến tay. Nhưng với mức bồi dưỡng được đề xuất hỗ trợ cho đội ngũ này chỉ 350.000 - 400.000 đồng/người/tháng (tùy theo loại xóm) thì quá thấp.

Đồng chí
Đại biểu Nguyễn Công Văn (huyện Nghi Lộc) nêu bất cập trong thực hiện chính sách đối với chi hội trưởng các đoàn thể ở khối, xóm, bản. Ảnh: Mai Hoa

Đưa ra so sánh công việc của các chức danh công an viên, thôn đội trưởng, y tá thôn, bản hiện được hưởng phụ cấp hàng tháng, đại biểu Nguyễn Công Văn kiến nghị cần thay việc bồi dưỡng sang hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng và nâng mức hưởng cao hơn so với công an viên, thôn đội trưởng, y tá thôn, bản cho chi hội trưởng các đoàn thể ở khối, xóm, bản.

Đồng tình với ý kiến của đại biểu Nguyễn Công Văn, đại biểu Đặng Thị Thanh (huyện Diễn Châu) phản ánh thực tiễn sau sáp nhập, nhiều xóm có quy mô hộ dân tăng, từ 150 - 200 hộ lên đến từ 350 - 400, thậm chí có xóm gần 600 hộ dân, theo đó số lượng hội viên, đoàn viên lớn hơn, địa bàn hoạt động rộng hơn; vì vậy, đề xuất tỉnh tiếp tục nghiên cứu để tăng chế độ cho các chi hội trưởng và bí thư chi đoàn ở khối, xóm, bản.

Đại biểu
Đại biểu Hồ Sỹ Nguyệt - Phó Chủ tịch HĐND huyện Quỳnh Lưu đề xuất tỉnh nghiên cứu bổ sung thêm chức danh quản lý nhà văn hóa và đài truyền thanh cấp xã. Ảnh: Mai Hoa

Các đại biểu Hồ Sỹ Nguyệt - Phó Chủ tịch HĐND huyện Quỳnh Lưu và Nguyễn Đức Hồng (huyện Yên Thành) cho rằng, ngoài bổ sung 2 chức danh thú y và bảo vệ thực vật - khuyến nông - khuyến lâm, tỉnh cần nghiên cứu bổ sung thêm chức danh quản lý nhà văn hóa và đài truyền thanh xã. Bởi người làm công tác này đòi hỏi phải có khả năng viết, đọc, nên việc bố trí công chức văn hóa kiêm nhiệm khó đảm bảo tốt nhiệm vụ.

Một số đại biểu cũng cho rằng, việc bổ sung 2 chức danh thú y và bảo vệ thực vật nhưng không điều chỉnh tăng số lượng và tổng mức khoán phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sẽ gây khó khăn cho cơ sở trong việc bố trí, sắp xếp. Vì vậy, đề nghị tỉnh nghiên cứu và tiếp tục điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ ở cơ sở.

Ông Trần Quốc Chung - Phó Giám đốc Sở Nội vụ giải trình một số vấn đề liên quan về chính sách đối với chi hội trưởng các đoàn thể khối, xóm, bản. Ảnh: Mai Hoa
Ông Trần Quốc Chung - Phó Giám đốc Sở Nội vụ giải trình một số vấn đề liên quan về chính sách đối với chi hội trưởng các đoàn thể khối, xóm, bản. Ảnh: Mai Hoa

Các vấn đề đại biểu nêu trên được ông Trần Quốc Chung - Phó Giám đốc Sở Nội vụ giải trình và khẳng định, việc tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND trên cơ sở bám sát các quy định của Trung ương, trong đó, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, ngày 24/4/2019 của Chính phủ. Vì vậy, để thay đổi căn bản các chính sách liên quan đến số lượng cũng như chế độ đối với người hoạt động ở xã, xóm thì chỉ còn cách là tiếp tục kiến nghị Trung ương sửa đổi.

Liên quan đến số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, mặc dù Nghị định số 34/2019/NĐ-CP quy định được bố trí 14 người (xã loại I), 12 người (xã loại II) và 10 người (xã loại III), nhưng Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND chỉ quy định bố trí 12 người (xã loại I), 11 người (xã loại II) và 10 người (xã loại III) nhằm nâng mức hưởng phụ cấp cho lực lượng này trong tổng mức khoán quỹ phụ cấp theo quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP.

Ông Trần Quốc Chung cũng cho biết, hiện nay, ở các địa phương mới chỉ bố trí 9 chức danh và khi bổ sung 2 chức danh thú y và bảo vệ thực vật, thì chỉ có xã loại III phải thực hiện bố trí 1 người kiêm nhiệm.

Đại biểu
Đại biểu Lê Thị Kim Chung (huyện Quỳnh Lưu) đặt ra băn khoăn về phát triển nông nghiệp. Ảnh: Mai Hoa

Cần có chính sách đủ mạnh cho nông nghiệp

Bên cạnh chính sách cho cán bộ xã, xóm, các đại biểu tại Tổ 2 cũng đã thảo luận nhiều về vấn đề đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Đại biểu Lê Thị Kim Chung (huyện Quỳnh Lưu) đặt ra băn khoăn, trong nông nghiệp, Nghệ An luôn đi trước trong xây dựng nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp, nhưng lại đi sau về hiệu quả; sản phẩm nông sản hàng hóa chưa đủ sức cạnh tranh.

Bởi vậy, đề nghị HĐND tỉnh, UBND tỉnh cần có chính sách đủ mạnh, đồng thời chỉ đạo quyết liệt, tăng cường phối hợp thống nhất giữa các sở, ngành cấp tỉnh và giữa các sở, ngành cấp tỉnh với các địa phương trong xây dựng các sản phẩm có chất lượng, tránh tình trạng mỗi ngành chỉ đạo một mũi như Sở Khoa học và Công nghệ đảm nhận các sản phẩm khoa học công nghệ; còn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng sản phẩm OCOP…

Đại diện Sở Công thương giải trình làm rõ về vấn đề hoàn trả lưới điện nông thôn. Ảnh: Mai Hoa
Đại diện Sở Công Thương giải trình làm rõ về vấn đề hoàn trả lưới điện nông thôn. Ảnh: Mai Hoa

Một số đại biểu đề xuất tỉnh nghiên cứu chính sách nông nghiệp cần theo hướng tăng cường hỗ trợ khâu chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hỗ trợ khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Một số ý kiến đề xuất tỉnh có giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính hiệu quả hơn; trong đó, chỉ đạo các sở, ngành tiếp tục rà soát lại các thủ tục hành chính để tiếp tục cắt giảm những thủ tục chồng chéo hoặc không cần thiết; đồng thời phân cấp cho cấp huyện xử lý một số nội dung công việc mà các địa phương có thể đảm nhận được.

Một số vấn đề liên quan đến hoàn trả lưới điện nông thôn; bất cập trong thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng; khó khăn trong thực hiện chính sách hỗ trợ đóng tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ… cũng được các đại biểu đề cập và các ngành giải trình.

tin mới

4 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng và phát triển hội nông dân trong nhiệm kỳ 2023-2028

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng và phát triển Hội Nông dân trong nhiệm kỳ 2023-2028

(Baonghean.vn) - Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý nhấn mạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng chương trình hoạt động, phát triển hội trong nhiệm kỳ tới.

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

Nông dân kỳ vọng gì vào Đại hội lần thứ X Hội Nông dân tỉnh Nghệ An

Video: Nông dân đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội lần thứ X Hội Nông dân tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đại hội Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 -2028 đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát huy vai trò của tổ chức Hội và hội viên nông dân. Tại Đại hội, nhiều hội viên, nông dân đã bày tỏ niềm tin, kỳ vọng vào một chặng đường nhiều đổi mới,...

[Infographics] Những kết quả nổi bật của TP Vinh sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị

[Infographics] Những kết quả nổi bật của TP Vinh sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị

(Baonghean.vn) -Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Vinh đã đạt được những kết quả khá tích cực, một số lĩnh vực đã hình thành yếu tố trung tâm vùng; từng bước đóng vai trò là cực tăng trưởng, động lực phát triển kinh tế của tỉnh.

Khơi dậy sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp Nghệ An

Khơi dậy sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh Nghệ An tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần khơi dậy sức sáng tạo của người lao động, thúc đẩy phát triển của từng doanh nghiệp.

Linh hoạt trong vận động làm nhà ở cho người nghèo ở Hưng Nguyên

Linh hoạt trong vận động làm nhà ở cho người nghèo ở Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Chỉ thị số 21 của BTV Tỉnh ủy về vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo; huyện Hưng Nguyên đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và kết quả mang lại bước đầu tích cực.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp nông dân và thực hành dân chủ ở nông thôn - Vận dụng vào xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp nông dân và thực hành dân chủ ở nông thôn - Vận dụng vào xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

(Baonghean.vn) -  Xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh theo tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ trương nhất quán của Đảng ta, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong công cuộc đổi mới đất nước, định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa và trao quà trẻ khuyết tật, mồ côi

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa và trao quà trẻ khuyết tật, mồ côi

(Baonghean.vn) - Ngày 23/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An do Đại biểu Quốc hội, GS.TS, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành làm trưởng đoàn đã đến các xã Thanh Khai và Thanh Xuân (Thanh Chương) dự lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo.

Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh trao nhiều phần quà cho người nghèo, học sinh tại huyện Tương Dương

Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh trao nhiều phần quà cho người nghèo, học sinh tại huyện Tương Dương

(Baonghean.vn) - Chiều 23/9, đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với một số doanh nghiệp trao các phần quà trị giá hơn 240 triệu đồng cho người nghèo, học sinh nghèo huyện Tương Dương.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2023-2028

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2023-2028

(Baonghean.vn) - Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An triển khai nhiều hoạt động sôi nổi với các công trình, phần việc thiết thực, cụ thể, chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ diễn ra vào 2 ngày (27, 28/9) sắp tới.

Vùng cao Quế Phong - nửa nhiệm kỳ vượt khó, tạo dấu ấn phát triển

Vùng cao Quế Phong - nửa nhiệm kỳ vượt khó, tạo dấu ấn phát triển

(Baonghean.vn) -Nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song với tinh thần đoàn kết và khát vọng vươn lên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quế Phong đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ lần thứ XXII đề ra. 

Những nỗ lực vận động đồng bào ở vùng biên Kỳ Sơn không theo 'đạo lạ'

Những nỗ lực vận động đồng bào ở vùng biên Kỳ Sơn không theo 'đạo lạ'

(Baonghean.vn) - Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào các dân tộc thiểu số, các thế lực thù địch tìm cách phá hoại sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp. Huyện Kỳ Sơn đã triển khai hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới bằng nhiều giải pháp phù hợp.

Nghệ An khởi động xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 39 -NQ/TW của Bộ Chính trị

Nghệ An khởi động xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 39 -NQ/TW của Bộ Chính trị

(Baonghean.vn) - Để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu nội dung các cơ chế, chính sách đề xuất bảo đảm tính trọng tâm, trọng điểm và tính khả thi.