Những bí ẩn quanh vụ đảo chính bất thành Thổ Nhĩ Kỳ

(Baonghean) - Cuộc đảo chính bất thành diễn ra đúng 1 năm về trước đã tác động sâu sắc đến đời sống của Thổ Nhĩ Kỳ đương đại. Không thể tước quyền lực của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, sự kiện này còn khiến gọng kìm của ông với đất nước siết thêm, tạo khoảng không chính trị để áp đặt tình trạng khẩn cấp, khiến hàng trăm nghìn người mất việc, hàng chục nghìn người lâm cảnh tù tội.

Thất bại của đảo chính thì đã rõ, nhưng vẫn còn đó những nghi hoặc liệu điều gì đã xảy ra trong sự kiện đẫm máu này…

Người biểu tình chiếm xe tăng trong đêm đảo chính bất thành trung tuần tháng 7/2016 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/Getty
Người biểu tình chiếm xe tăng trong đêm đảo chính bất thành trung tuần tháng 7/2016 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/Getty

Ai dính líu?

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định nỗ lực đảo chính khiến 240 người thiệt mạng do Fethullah Gulen - giáo sỹ Hồi giáo và cựu đồng minh của Erdogan đang lưu vong ở Mỹ chủ mưu. Những người ủng hộ Gulen đã “xâm nhập” vào các thể chế nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều thập niên qua. Quả thực, có nhiều bằng chứng xác thực cho thấy những người phe Gulen nhúng tay vào vụ đảo chính. Đơn cử như 2 dân thường theo trường phái Gulen là Adil Oksuz and Kemal Batmaz đã bị bắt gần căn cứ không quân được xem là “đầu não” chỉ huy đảo chính. Hulusi Akar, lãnh đạo lục quân trung thành bị những kẻ âm mưu đảo chính bắt giữ, sau đó đã khai rằng một tướng lĩnh liên kết cuộc đảo chính đã đề nghị ông nói chuyện điện thoại với Gulen. Và phụ tá của Akar, người hỗ trợ giam giữ ông này trong đêm đảo chính, đã khai nhận rằng mình là một người theo chủ nghĩa Gulen - dù lời khai đó được đưa ra trong hoàn cảnh bị ép buộc.

Nhưng điều không rõ là liệu “phe” Gulen có tự mình hành động? Một số kẻ bị cáo buộc theo phái Gulen đã thừa nhận tham gia nỗ lực đảo chính, song phủ nhận có liên hệ với ông Gulen. Trong đêm định mệnh ấy, một số tướng lĩnh phải mất hơn 3 giờ đồng hồ mới công khai lên tiếng ủng hộ ông Erdogan, khiến người ta đồn đại rằng một bộ phận trong số đó ban đầu có thể đã hậu thuẫn vụ đảo chính, chỉ “đổi chiều” khi vụ việc sắp đổ bể.

Cơ quan tình báo của Liên mình châu Âu (EU) vì thế đã tuyên bố tin rằng những kẻ chủ mưu đảo chính bao gồm nhiều thành phần: những người theo chủ nghĩa thế tục, phái cơ hội và cả phái Gulen. Giới chức của cơ quan này và tình báo Đức đều khẳng định không tin cá nhân ông Gulen đã ra lệnh đảo chính.

Đảo chính có kiểm soát?

Cáo trạng đối với những kẻ âm mưu đảo chính cho biết giới chức tình báo Thổ Nhĩ Kỳ đã được cảnh báo về vụ nổi dậy ít nhất 6 giờ đồng hồ trước khi nó bắt đầu tối 15/7/2016. Một thiếu tá có tên viết tắt là “O.K.” đã được những kẻ lãnh đạo đảo chính giao nhiệm vụ hỗ trợ bắt cóc người đứng đầu ngành tình báo Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan. Nhưng O.K. đã báo lại kế hoạch này cho văn phòng ông Fidan vào khoảng 3h30 chiều hôm ấy, và sau đó tới lượt ông Akar được thông báo. Trong bản khai của vị thiếu tá nọ có nói ông đã cảnh báo ngay rằng vụ bắt cóc có thể nằm trong nỗ lực lật đổ chính quyền.

Kết quả là, một số chuyên gia phân tích nhận thấy phản ứng sau đó của ông Fidan và ông Akar chậm chạp và rời rạc một cách kỳ quặc. Trong các tường trình gửi Quốc hội, ông Fidan nói rằng mãi đến 7h26 tối đó mới gọi cho văn phòng tổng thống, và cũng không trao đổi với Tổng thống haowcj giải thích cho thuộc cấp của ông Erdogan chính xác tình hình đang diễn ra. Sau đó nữa, ông Fidan vẫn bình thản gặp gỡ một lãnh đạo phe đối lập Syria như thể không có chuyện gì đáng lo ngại.

Ông Akar lại cho biết mình không ra lệnh hạ cánh không quân Thổ Nhĩ Kỳ cho tới tận khoảng 6h30 tối, và chỉ hạ lệnh kiềm tỏa một số căn cứ quân sự nhất định. Nhân vật này cũng khiến người ta phải nhướng mày khi mất tới vài tháng mới nộp bản khai cho cuộc điều tra của Quốc hội về vụ đảo chính.  

Tường trình của chính ông Erdogan cũng làm dấy lên những câu hỏi về chuỗi các sự kiện. Trong một tài khoản đăng trên trang web của tổng thống, ông Erdogan nói rằng ông được em rể cảnh báo đầu tiên về hoạt động quân sự bất thường lúc 4h30 chiều. Ông đã tìm cách liên hệ với Fidan và Akar vào khoảng 5h nhưng không ai trả lời.

Sự thiếu rõ ràng về những chuyện diễn ra trong những giờ đồng hồ trước vụ đảo chính hồi tháng 7 năm ngoái đã dẫn tới việc phe đối lập Thổ Nhĩ Kỳ phỏng đoán rằng chính phủ có thể đã cho phép vụ đảo chính xảy ra, hoặc thậm chí là đã khuyến khích, nhằm lấy đó làm lý do cho việc trấn áp sau này. Lãnh đạo đảng đối lập lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Kilicdaroglu miêu tả chuyện đã xảy ra là một “vụ đảo chính có kiểm soát”.

Tổng thống Recep Tayyip Erdodan (giữa) phát biểu trước dân chúng sau vụ đảo chính. Ảnh: Internet
Tổng thống Recep Tayyip Erdodan (giữa) phát biểu trước dân chúng sau vụ đảo chính. Ảnh: Internet

Vì sao tiến hành đảo chính bất thành?

Khi đảo chính bắt đầu, binh lính nổi loạn chặn các ngả đường và cầu khoảng 10h30 đêm thứ Sáu - thời gian hầu hết người Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn thức, và vì thế là thời khắc kỳ quặc để bắt đầu chiến dịch mà thắng bại phụ thuộc vào tính bất ngờ. Một số nhà quan sát cho rằng vụ đảo chính đáng lẽ sẽ xảy ra vào dêm muộn, nhưng bị đẩy lên sớm hơn bởi phe lãnh đạo đảo chính nhận ra kế hoạch đã bị lộ.

Những quyết định khác lại khó giải thích hơn. Những kẻ chủ mưu đảo chính đã vây ráp kênh truyền hình nhà nước T.R.T từ đầu buổi tối nhưng gần nhưng không động chạm gì đến hầu hết các kênh truyền hình tư nhân của nước này. Các kênh đó đã phát sóng hình ảnh giới chức chính phủ suốt đêm, cho phép chính phủ kiểm soát câu chuyện. Và trong khi những kẻ lên kế hoạch tìm cách bắt ông Erdogan, hầu như không có nỗ lực nào để bao vây những nhân vật quan trọng khác trong chính phủ.

Nỗ lực bắt cóc ông Erdogan cũng “xôi hỏng bỏng không”. Nhóm binh lính được điều tới bắt ông mãi vài tiếng đồng hồ sau khi đảo chính bắt đầu mới tới được khu nhà nghỉ dưỡng của ông. Trong một phiên điều trần trước tòa gần đây, một trong số này là chuẩn tướng Gokhan Sonmezates khai họ đã được lệnh phải chờ - một quyết định mà bản thân ông này cũng cảm thấy lạ lùng: “Ai đã lừa phỉnh và bắt chúng tôi phải chờ đợi 4 giờ liền chứ?”.

Cường quốc bên ngoài biết gì?

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, các chính phủ nước ngoài được cho là đã phản ứng chậm trước các sự kiện, khiến phe ủng hộ Erdogan nhận định vụ đảo chính đã nhận được sự ủng hộ công khai, hoặc ít ra đã xảy ra trong bối cảnh các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm Mỹ biết trước việc này. Hiện chưa có bằng chứng nào về giả thuyết trên, song việc ông Gulen đang sống trên đất Mỹ càng thổi phồng suy đoán rằng giới chức nước ngoài chắc hẳn đã nắm được tin trước.

Tường trình của Michael T. Flynn, vị tướng đã nghỉ hưu của Mỹ và sau đó giữ trọng trách cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của Tổng thống Trump trong thời gian ngắn, dường như càng củng cố thêm ấn tượng này. Phát biểu khi vụ đảo chính xảy ra, ông Flynn cho biết đã được một người bạn là sỹ quan quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thông tin về chiến dịch, và bày tỏ sự ủng hộ, dù rằng sau đó ông này đã đảo ngược lập trường, và quy trách nhiệm đảo chính cho ông Gulen, khiến người ta ngờ rằng ông Flynn thực sự đã nắm được nhiều thông tin vào thời điểm đó.

Cũng theo một tường trình khác, chính phủ Nga đã biết về các kế hoạch đảo chính và cảnh báo cho chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Một đại diện của thị trưởng Ankara đã nói với tờ The Hurriyet rằng Aleksandr Dugin - học giả Nga có quan hệ với Điện Kremlin đã cảnh báo giới lập pháp và tình báo Thổ Nhĩ Kỳ về hoạt động quân sự bất thường trước vụ đảo chính.

Adil Oksuz ở đâu?

Adil Oksuz, một giáo sư thần học, là 1 trong 2 thường dân theo trường phái Gulen bị bắt giữ gần căn cứ không quân vào buổi sáng sau ngày đảo chính. Ông bị buộc tội lãnh đạo chiến dịch đảo chính. 2 ngày sau khi bị bắt, ông được thả theo lệnh của một thẩm phán - người mà sau đó xác nhận là cũng theo phái Gulen. Khi tự do, Oksuz biến mất và tung tích của ông là chủ đề nhận được nhiều phỏng đoán.

Các kênh truyền thông thân chính phủ bóng gió rằng Mỹ đang che giấu Oksuz và dẫn các nguồn tin khẳng định quan chức lãnh sự Mỹ đã tìm cách liên hệ với ông ngày 21/7/2016. Về phần mình, Đại sứ quán Mỹ tại Ankara nói rằng họ đơn giản chỉ tìm cách thông báo rằng thị thực tới Mỹ của ông đã bị thu hồi theo yêu cầu của chính quyền sở tại. 1 năm đã qua, và chắc chắn câu trả lời cho những bí ẩn trên vẫn sẽ là điều mà dư luận kiếm tìm và mong muốn “vén màn” trong thời gian tới.

Thu Giang

(Theo New York Times)

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.