Những "cái khó" ở Bảo Nam
Xã Bảo Nam nằm cách trung tâm huyện Kỳ Sơn khoảng 20 km, cư dân của xã 100% là dân tộc Khơ mú. Thời gian qua, xã đã được đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, trường học và điện lưới quốc gia, nhưng so với mặt bằng chung của toàn huyện, Bảo Nam vẫn còn là một xã đặc biệt khó khăn.
(Baonghean.vn) Xã Bảo Nam nằm cách trung tâm huyện Kỳ Sơn khoảng 20 km, cư dân của xã 100% là dân tộc Khơ mú. Thời gian qua, xã đã được đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, trường học và điện lưới quốc gia, nhưng so với mặt bằng chung của toàn huyện, Bảo Nam vẫn còn là một xã đặc biệt khó khăn.
Theo chuẩn mới, tỷ lệđói nghèo ở Bảo Nam hiện còn chiếm trên dưới 80%, bình quân thu nhập vẫn còn nằm ở mức dưới 400.000 đồng/người/tháng. Nguyên nhân dẫn đến cuộc sống đói nghèo trước hết do địa hình nơi đây chủ yếu là đồi núi dốc nên việc canh tác gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, nguồn thu nhập của người dân Bảo Nam chủ yếu là từ nương rẫy và một phần từ chăn nuôi gia súc.
Ở Bảo Nam vẫn còn rất nhiều ngôi nhà tranh tre tạm bợ
Điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên năng suất các loại cây trồng, vật nuôi ởđây luôn ở mức thấp, bà con dân tộc Khơ mú chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo, lạc hậu. Cũng cần thẳng thắn nhìn nhận cuộc sống khó khăn, đói nghèo ở Bảo Nam xuất phát từ nguyên nhân trình độ dân trí thấp.
Với trình độ nhận thức như hiện nay, hầu hết người dân Bảo Nam chưa đủ khả năng để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Cùng với đó là tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu ý thức vươn lên trong xóa đói, giảm nghèo cũng là một lực cản lớn đối với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục của Bảo Nam luôn đứng vào tốp cuối của huyện Kỳ Sơn. Hầu hết các bậc phụ huynh đều phó mặc con em mình cho nhà trường và các thầy cô giáo. Có những em do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu sách vở và dụng cụ học tập dẫn đến kết quả học tập thấp. Nhiều em ở bản xa phải đi bộ hàng giờđểđến trường hoặc dựng lều trong khuôn viên nhà trường đểở trọ, việc học tập và các sinh hoạt khác các em phải hoàn toàn tự lập.
Thậm chí, vào mùa thu hoạch nương rẫy, không ít phụ huynh bắt con em phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Vì thế, việc học bị gián đoạn, khả năng tiếp nhận kiến thức vốn đã hạn chế nay lại càng gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn và năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay cũng là trở ngại không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống cho bà con nhân dân.
Qua trao đổi, đồng chí Ven Phò Xúc, Bí thưĐảng ủy xã khẳng định: "Để thoát nghèo, cán bộ và nhân dân Bảo Nam còn nhiều việc phải làm. Điều quan trọng nhất là phải nâng cao trình độ, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Và Bảo Nam cũng mong nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và phổ biến khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất".
Tường Anh