Những định kiến nghiệt ngã
(Baonghean) Trong khi nhiều gia đình hiếm muộn, vô sinh phải chi phí hàng trăm triệu đồng, thậm chí phải ra nước ngoài chữa bệnh cầu mong nghe được tiếng trẻ thơ thì đâu đó cũng có những hài nhi không được sinh ra bởi những định kiến nghiệt ngã.
1. "Mày không sinh tao cũng đủ cháu"
Sau nhiều đêm khóc lóc van xin, cuối cùng Hoàn cũng chịu thua mẹ chồng để phá đi sinh linh nhỏ bé cô đang mang trong mình - là cháu nội của bà. 30 tuổi Hoàn mới lập gia đình. Một tháng sau ngày cưới Hoàn biết mình mang bầu. Những tưởng bố mẹ và chồng sẽ vui mừng khi biết tin thì cô lại nhận lại những cái nhìn đầy nghi hoặc. Mẹ chồng cô cay nghiệt: "Cô không sinh tôi cũng đủ cháu". Ngay lập tức mẹ chồng hối thúc Hoàn đi phá thai nếu không bà sẽđuổi cô ra khỏi nhà. Chồng Hoàn là người con hiếu thảo và là người chồng nhu nhược, dù yêu và tin vợ nhưng anh cũng không một lời thanh minh cho cô. Nhưng khi Hoàn vừa dứt bỏđi giọt máu của mình cũng là lúc mẹ chồng bắt chồng cô ly dị. Chồng Hoàn thương vợ nhưng không dám cãi lời mẹ, đành bỏđi làm ăn xa. Hoàn ở lại chịu những trận đòn của bố mẹ chồng với lý do ông bà tốn hàng chục triệu đồng để cưới về nàng dâu hư hỏng. Hoàn xếp quần áo về nhà mẹđẻ, mang theo nỗi oan không thể gột rửa. Cô làm đơn xin ly dịđể tìm kiếm cơ hội được làm mẹ lần nữa.
2. Cưới vợđể phục tùng
Cũng như Hoàn, Lê hồ hởi báo tin mình có thai với gia đình chồng thì nhận lại từ họ thái độ thờơ lạnh nhạt. Là người phụ nữ quá lứa, Lê chấp nhận làm vợ lẽ của ông Hải khi ông đã nghỉ hưu có một đời vợ và 3 đứa con đang học đại học. Vợ trước của ông chết vì bệnh hiểm nghèo. Đám cưới của Lê chỉ vài mâm cỗđơn giản báo cáo gia đình. Bố mẹ chồng và chồng Lê là người gia trưởng, thích lễ nghĩa. Lê phục tùng họ chẳng khác nào cường hào địa chủ thời xưa. Chồng Lê cũng tính toán cả những lần làm nghĩa vụ của một người chồng với Lê. Điều an ủi duy nhất của Lê là cả 3 đứa con riêng đều quý và cảm thương cho mẹ kế. Lê ấp ủ hy vọng có tiếng trẻ thơ sẽ làm không khí gia đình bớt ngột ngạt. Nhưng cũng từ ngày biết Lê mang thai, ngày nào mẹ chồng cũng chì chiết cô đủđiều. Bà bảo bà cưới cô về không phải để cô sinh con đẻ cái mà chỉđể cô chăm sóc cho con trai bà lúc về già. Lê tủi hổ khi biết người nhà chồng chỉ coi cô như một ôsin không hơn không kém. Lê sắp xếp tư trang định về nhà ngoại thì bố mẹ chồng kiên quyết bắt Lê phải từ bỏ giọt máu của họ. Ông bà bảo nếu cô muốn bỏđi thì phải cắt đứt tất cả những gì thuộc về họđể sau này khỏi phải liên luỵ. Đến nước ấy, Lê đành lau nước mắt làm theo lời mẹ chồng dù ruột đau như cắt.
3. Lau nước mắt đứng dậy...
Tuyết may mắn và sáng suốt hơn Hoàn và Lê khi cô dũng cảm giữ lấy đứa con của mình, dù mẹ chồng kịch liệt phản đối. Tuyết và Hùng là người cùng xã, cùng đi làm ăn ở miền
Từ ngày cu cậu được 2 tuổi, ngày nào mẹ chồng cũng tìm gặp để xin nhận cháu. Bà bảo ông trời trừng phạt bà khi 3 đứa con của bà lập gia đình nhưng đều lận đận chuyện con cái. Hơn 70 tuổi bà chưa được nghe tiếng gọi "bà". Tuyết cũng không làm khó vì cô cũng muốn con cô có sau này lớn lên nguồn cội, họ hàng. Chỉ tiếc rằng nếu bà suy nghĩđược sớm hơn, Hùng chồng cô là người có chính kiến hơn thì cuộc hôn nhân của họ sẽ không sớm có hồi kết đáng buồn.
Dương Hiền