Những giống lúa có thể tránh thiên tai
(Baonghean) - Tình trạng biến đổi khí hậu đang gây ra những biến đổi khôn lường rất khó dự báo trước được. Đầu năm rét hại, rét đậm kéo dài suốt từ tháng 01 đến tháng 3. Đầu tháng 5 đã xuất hiện những đợt nắng nóng lên đến 410C và 420C ở các huyện Quỳ Châu, Tây Hiếu (Nghĩa Đàn), Tương Dương...
Dự báo trong vụ sản xuất Hè thu năm nay đầu vụ sẽ có 7-8 đợt nắng nóng kéo dài, hạn hán nặng. Giữa và cuối mùa mưa sẽđến sớm hơn mọi năm, lượng mưa lớn gây ngập úng ở nhiều vùng, nhất là vùng trũng ở tất cả các địa phương. Cùng với mưa to là gió bão, lốc xoáy xuất hiện nhiều hơn so với những năm trước đây.
Trong khi đó, do ảnh hưởng của rét hại, rét đậm kéo dài vừa qua, vụ lúa Xuân năm nay phải kéo dài thời gian sinh trưởng (TGST), dẫn đến thu hoạch chậm so với những năm bình thường trên dưới 20 ngày. Đây là khó khăn lớn nhất đã và sẽ làm chậm sản xuất hè thu năm nay. Qua theo dõi và tham dự một số cuộc hội nghị triển khai Đề án sản xuất vụ Hè thu năm nay ở các huyện, chúng tôi thấy một số huyện đưa vào cơ cấu bộ giống lúa trong vụ sản xuất hè thu năm nay quá nhiều giống lúa, có huyện trong đề án sản xuất nêu tên của 19 giống lúa từ ngắn ngày đến dài ngày, từ các giống lúa thuần đến các giống lúa lai. Huyện ít nhất cũng có tới 7-8 giống lúa. Theo chủ trương của sở NN và PTNT thì trong vụ sản xuất hè thu năm nay mỗi huyện chỉ nên cơ cấu 5-6 giống lúa, mỗi cơ sở sản xuất chỉ nên gieo cấy 3-4 giống lúa và trên mỗi cánh đồng chỉ nên gieo cấy 1-2 giống lúa. Đặc biệt, trong vụsản xuất hè thu năm nay, thời vụ sản xuất chậm trễ, nắng hạn gay gắt xẩy ra đầu vụ, giữa và cuối vụ, mưa bão đến sớm.
Vậy nên lựa chọn phương án sản xuất nào trong vụ hè thu năm nay? Phương án 1 chỉ tập trung gieo cấy các giống lúa ngắn ngày, có TGST dưới 100 ngày, năng suất cao vừa phải nhưng mức độ an toàn cao, ít gặp rủi ro hơn do thu hoạch sớm trước mùa mưa bão lụt thịnh hành. Phương án 2 là phương án tập trung gieo cấy phần lớn các giống lúa có TGST trên 100 ngày trở lên, nhiều nhất là các giống lúa lai. Vụ sản xuất Hè thu năm nay nếu gieo cấy các giống lúa có TGST dài trên 100 ngày thì mức độ an toàn rất thấp, rủi ro rất lớn. Vì vậy không nên lựa chọn phương án này trong bố trí cơ cấu giống để sản xuất vụ hè thu năm nay.
Từđó nên lựa chọn những giống lúa sau đây tương đối an toàn và ăn chắc để gieo cấy trong vụ sản xuất hè thu năm nay, đó là các giống lúa thuần như: VT-NA2, QR1, HT1, VS1, PC6 và P6 đột biến. Trong các giống lúa này thì giống VT-NA2 là giống có năng suất cao, chất lượng cơm gạo khá nên đưa vào cơ cấu giống chủ lực. Riêng giống lúa KD18 và VT-NA1 chất lượng cơm gạo kém hơn nhưng rất dễ gieo trồng. Vì vậy ở những vùng còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống như: hạn hán, đầu tư thâm canh kém, thiếu lương thực... thì nên gieo cấy 2 giống lúa này để có thu hoạch khá.
Đối với các giống lúa lai chỉ nên gieo cấy các giống: Việt lai 24, Việt lai 20, TH3-3, Khải phong số 7.
Không nên gieo cấy các giống lúa có TGST từ 100 ngày trở lên như các giống lúa lai: Nhịưu 838, Nhịưu 986, Syn 6, Bio 404, N.ưu 69, Nghi hương 2308... và các giống lúa thuần như BC15, AC5....
Chỉ cơ cấu giống ngắn ngày để gieo cấy chưa đủ mà phải gắn với biện pháp canh tác hợp lý đó là không nên gieo thẳng mà chỉ nên gieo mạđể cấy hoặc xúc đặt. Nếu gieo thẳng thời vụ của vụ lúa hè thu năm nay vốn đã chậm hơn so với năm bình thường trên dưới 20 ngày; nay tiếp tục gieo thẳng thay cho việc bắc mạđể cấy thì chắc chắn sẽ kéo dài thời vụ thu hoạch của vụ lúa hè thu năm nay chậm thêm từ 15 đến 20 ngày nữa và như vậy mức độ rủi ro sẽ rất cao, khả năng mất mùa do mưa, lụt, bão sẽ rất lớn. Tốt nhất vụ sản xuất hè thu năm nay nên gieo mạ sớm, cấy mạ già, cấy dày 48-52 khóm/m2. Đặc biệt vùng thấp dễ bị lụt thì đây là biện pháp tối ưu nhất.
Tóm lại, gieo cấy các giống lúa ngắn ngày bằng phương thức bắc mạđể cấy là biện pháp tốt nhất đểđảm bảo cho vụ sản xuất ăn chắc, an toàn và hiệu quả.
Doãn Trí Tuệ