Những người kể chuyện về Bác Hồ bằng nhiều ngoại ngữ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Với tinh thần học tập và noi theo tấm gương đạo đức của Bác, những thuyết minh viên của Khu Di tích Kim Liên đã nỗ lực vượt lên chính mình để có thể thực hiện mong muốn: Kể chuyện về Bác Hồ cho cả thế giới. 

Luôn nỗ lực vì tình yêu với nghề

Dù thời tiết có khắc nghiệt thế nào, bản thân có đang mệt mỏi ra sao thì những người thuyết minh ở Khu Di tích Kim Liên vẫn sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình bằng một giọng Nghệ nhẹ nhàng, chân phương, êm ái. Nghe giọng nói đó, ít ai hình dung được cường độ công việc mà những người thuyết minh này trải qua mỗi ngày, nhất là trong những dịp cao điểm như lễ, Tết, nghỉ Hè…

Những nữ nhân viên thuyết minh tại Khu Di tích Kim Liên luôn được nhớ đến với tà áo dài thướt tha, giọng nói Nghệ dịu dàng và kiến thức về Bác Hồ sâu rộng. Ảnh: Đình Tuyên

Những nữ nhân viên thuyết minh tại Khu Di tích Kim Liên luôn được nhớ đến với tà áo dài thướt tha, giọng nói Nghệ dịu dàng và kiến thức về Bác Hồ sâu rộng. Ảnh: Đình Tuyên

“Trong trang phục áo dài truyền thống, công việc của chúng tôi bao gồm đón tiếp khách ở phòng đăng ký, thuyết minh tại các di tích, dâng hoa, làm lễ tưởng niệm... Trong suốt mùa Hè, trung bình mỗi ngày 17 thuyết minh viên sẽ tiếp đón trên 150 đoàn khách tại các điểm. Vào những dịp lễ như 30/4-1/5 thì có thể lên đến 400 - 500 đoàn khách/ngày, tất cả đều phải thuyết minh, hướng dẫn liên tục buổi sáng từ 7h - 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 17h. Vào mùa cao điểm, dịp Hè, mỗi tháng có khi chỉ được nghỉ 1-3 ngày. Công việc giữa mùa nắng nóng, làm việc ngoài trời rất vất vả, mệt mỏi đến mức không ít lần đang thuyết minh có bạn bị ngất xỉu, chảy máu cam... Ngoài ra, để đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, các cán bộ thuyết minh còn phải thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền ngoài di tích qua các cuộc nói chuyện chuyên đề về Bác, viết bài tuyên truyền đăng báo, website, thuyết minh triển lãm, xây dựng các chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh…”, chị Phan Thanh Quý - Phó phòng Tuyên truyền giáo dục, Khu Di tích Kim Liên chia sẻ.

Trước khi chọn ở lại với nghề với những khó khăn, vất vả ban đầu, những cán bộ thuyết minh phải trải qua hành trình thử thách không ít gian nan. Kể về những ngày đầu chập chững vào nghề, chị Quý nhớ lại: “Vốn tốt nghiệp Khoa Ngoại ngữ, những kiến thức lịch sử từ lúc Bác sinh ra đến thời niên thiếu, rồi quê hương và gia đình, các kiến thức lịch sử… rất xa lạ với tôi. Bên cạnh đó, tôi cần bổ sung rất nhiều kỹ năng như phong thái, biểu cảm, thuyết minh, giao tiếp, viết bài… Đặc biệt, luyện giọng nói nhẹ nhàng, ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu để khách từ mọi miền có thể nghe và hiểu. Trong đó, hành trình chiến thắng những sự thiếu tự tin, rụt rè của bản thân có lẽ là điều khó làm nhất, cần khá nhiều thời gian. Để tự tin thuyết trình, cần một vốn kiến thức nhất định về chuyên môn, về giao tiếp và hiểu biết xã hội”.

Du khách được nghe những câu chuyện về Bác Hồ khi về thăm quê Bác. Ảnh tư liệu Huy Thư

Du khách được nghe những câu chuyện về Bác Hồ khi về thăm quê Bác. Ảnh tư liệu Huy Thư

Một khi đã nhuần nhuyễn kiến thức, nắm chắc nội dung, người thuyết minh sẽ có được khả năng biến tấu bài nói của mình một cách linh hoạt và cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh, với từng đối tượng khách tham quan. “Những câu chuyện có thể trùng lặp nhưng cảm xúc mỗi lần kể và sự đón nhận của du khách lại rất khác nhau. Xúc động nhất có lẽ là khi tiếp đón những đoàn khách là những cụ già lớn tuổi và các bác cựu chiến binh - những người lính Cụ Hồ từng trải qua mưa bom, bão đạn. Rất nhiều bác không giấu nổi xúc động mà òa khóc, bản thân chúng tôi cũng không thể cầm lòng” - chị Quý tâm sự.

Chị Phạm Thị Oanh - 1 trong 17 thuyết minh của Khu Di tích Kim Liên chia sẻ: “Các thành viên trong phòng đều là nữ, hầu hết còn trẻ và đang nuôi con nhỏ. Một nửa trong số đó nhà ở TP. Vinh nên việc đi làm, đi trực vào các ngày lễ, Tết cũng là một khó khăn cần vượt qua. Không ít ngày chị em phải phân công ngủ lại để đón đoàn sớm, dịp Giao thừa cùng với các anh, chị trong cơ quan ở lại qua Giao thừa có khi tới sáng mới về. Với mức thu nhập khiêm tốn, nếu không có tình yêu với công việc này, chúng tôi khó có thể gắn bó lâu dài với nghề”.

Bên cạnh công việc chính, những nữ thuyết minh tại Khu Di tích Kim Liên (Nam Đàn) còn kiêm nhiệm nhiều vai trò, kỹ năng khác. Ảnh: ĐVCC

Bên cạnh công việc chính, những nữ thuyết minh tại Khu Di tích Kim Liên (Nam Đàn) còn kiêm nhiệm nhiều vai trò, kỹ năng khác. Ảnh: ĐVCC

Tình yêu với công việc của chị Quý, chị Oanh và các thành viên trong đội thuyết minh được nhen nhóm từ chính lòng kính yêu đối với vị cha già dân tộc, từ niềm tự hào quê hương, từ những cảm xúc đáng trân quý của du khách... “Chúng tôi xem mình như một thành viên trong gia đình của Bác và hạnh phúc khi được chia sẻ những câu chuyện về Người. Đổi lại, chúng tôi cũng được nhận rất nhiều tình cảm đáng trân quý từ du khách. Đó có thể là những khen, những lời động viên, những cái bắt tay trân trọng hay những món quà nhỏ như cái mũ, cái ô, cây kẹo, chai dầu gió… nhưng tiếp thêm cho chúng tôi rất nhiều động lực” - chị Quý chia sẻ.

Học để kể về Bác cho nhiều khách quốc tế

Trong rất nhiều những mẩu chuyện vui về nghề, chị Quý nhớ mãi câu chuyện về một du khách Nhật. Suốt chuyến thăm quan, ông lắng nghe chị một cách chăm chú, say sưa. Trước khi tạm biệt, ông nhờ phiên dịch nhắn với chị: “Tôi không hiểu tiếng Việt nhưng những lời bạn nói nghe như một giai điệu và tôi đọc được sự chân thành trong ánh mắt của bạn”. Những mẩu chuyện, những tình huống như thế chính là động lực để chị Quý và những người đồng nghiệp nỗ lực hơn nữa, học hỏi thêm nữa, để có thể tự mình kể chuyện của Bác cho bạn bè quốc tế.

Khu Di tích Kim Liên đón rất nhiều đoàn khách quốc tế đến thăm mỗi năm. Ảnh: ĐVCC

Khu Di tích Kim Liên đón rất nhiều đoàn khách quốc tế đến thăm mỗi năm. Ảnh: ĐVCC

Từ quyết tâm đó, năm 2019, Đội Thuyết minh Khu Di tích Kim Liên đã chủ động đề nghị Ban Quản lý tạo điều kiện để học thêm về tiếng Anh nhằm phục vụ cho công việc. “Hầu hết mọi người đều tốt nghiệp chuyên ngành Văn, Sử nên để bắt đầu lại với tiếng Anh ở độ tuổi này là vô cùng khó khăn. Trong đó, có chị Bùi Thị Đảm - Trưởng phòng Tuyên truyền giáo dục, sinh năm 1972, năm nay đã 50 tuổi nhưng vẫn quyết tâm học đến cùng. Bản thân chúng tôi cũng như Ban Quản lý không đặt ra những kỳ vọng lớn, chỉ mong đáp ứng được yêu cầu thuyết minh về Bác bằng tiếng Anh và giao tiếp cơ bản được với du khách. Để làm được mục tiêu nhỏ đó cũng cần rất nhiều sự kiên trì, cố gắng”.

Một buổi học tiếng Anh của những thuyết minh Khu di tích Kim Liên. Ảnh: ĐVCC

Một buổi học tiếng Anh của những thuyết minh Khu di tích Kim Liên. Ảnh: ĐVCC

Tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm môn Lịch sử, chị Phạm Thị Oanh chưa bao giờ nghĩ đến một ngày mình có thể thuyết minh trọn vẹn những câu chuyện của Bác bằng tiếng Anh. Thế mà chị đã làm được. Chị Oanh nhớ lại: “Những buổi học đầu tiên, chị em chúng tôi phũ phàng nhận ra những gì chúng tôi từng được học trên ghế nhà trường khác hoàn toàn với kiến thức mà giáo viên người bản xứ dạy. Để phát âm cho chuẩn từ “is” thôi, chúng tôi cũng cần mấy buổi để sửa. Cùng lúc đó, không ít ý kiến cho rằng, những điều chúng tôi làm sẽ không đem lại kết quả gì. Cũng may là mọi người học cùng nhau nên có thể động viên nhau và nhìn nhau mà cố gắng. Thời gian đó, để theo kịp chương trình, tôi phải tranh thủ mọi thời gian rảnh để học, để nhớ từ mới, tôi viết và dán lên khắp nhà. Khó nhất vẫn là kỹ năng phát âm, nhấn trọng âm, bật âm. Để cải thiện kỹ năng này, cứ có khách Tây là mấy chị em lại hăm hở ra trò chuyện, vui lắm!”

Đoàn lãnh đạo cao cấp nước bạn Lào hài lòng khi được nghe thuyết minh về Bác bằng tiếng Lào. Ảnh: ĐVCC
Đoàn lãnh đạo cao cấp nước bạn Lào hài lòng khi được nghe thuyết minh về Bác bằng tiếng Lào. Ảnh: ĐVCC

Sau 5 tháng dùi mài, rèn luyện, 5 thành viên của phòng đã có thể tự tin kể chuyện về Bác bằng tiếng Anh chuẩn ngữ điệu, phát âm cho bạn bè quốc tế. Sau thành công nhỏ bé này, từ gợi ý của Ban Quản lý, các chị tiếp tục chinh phục mục tiêu thuyết minh bằng tiếng Lào. “Tương tự như tiếng Anh, chúng tôi không đặt kỳ vọng có thể thông thạo tiếng Lào mà chỉ đặt mục tiêu có thể thuyết minh những câu chuyện về Bác. Sau khóa học, chúng tôi đã có thể đón tiếp được những đoàn lãnh đạo cấp cao của nước bạn đến thăm và nhận được những lời khen ngợi từ họ. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi” - chị Quý chia sẻ.

Đồng chí Bunthoong Chitmany - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và phu nhân nghe thuyết minh về Bác bằng tiếng Lào. Ảnh: ĐVCC

Đồng chí Bunthoong Chitmany - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và phu nhân nghe thuyết minh về Bác bằng tiếng Lào. Ảnh: ĐVCC

Không chỉ nâng cao ngoại ngữ, trong thời gian giãn cách vì dịch Covid-19, Đội Thuyết minh Khu Di tích Kim Liên còn tự mình trang bị thêm một số kỹ năng mới như làm video tư liệu lịch sử về Bác Hồ, tham gia dẫn chương trình, đọc podcast, thuyết minh online… Với những gì đã và đang làm, bản thân các chị đã là những ví dụ cụ thể cho tinh thần học tập và rèn luyện theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

tin mới

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.