Những vấn đề về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước

(Baonghean) - Cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế toàn cầu và khu vực, chi tiêu công ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ. Do đó, để phát huy ngày càng tốt hơn vai trò quan trọng trong quản lý và nâng cao hiệu quả chi tiêu công, cần đưa ra những biện pháp quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) cho phù hợp. 

Theo lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước (KTNN), qua 20 năm hoạt động, KTNN Việt Nam đã tiến hành hàng nghìn cuộc kiểm toán tại các đơn vị có sử dụng NSNN trên tất cả các lĩnh vực. Kết quả bước đầu đã được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đánh giá cao trên nhiều phương diện, đã phát hiện nhiều sai phạm về chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính; kiến nghị tăng thu, giảm chi và đưa vào quản lý qua NSNN hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng điều có ý nghĩa quan trọng hơn chính là báo cáo kết quả kiểm toán đã cung cấp những thông tin kịp thời, có độ tin cậy và tính thuyết phục cao cho Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tư pháp và các cơ quan khác của nhà nước sử dụng trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. 
Lập dự toán không sát với thực tế
Trong lĩnh vực NSNN, mặc dù trong những năm qua, việc quản lý, điều hành theo các quy định của Luật NSNN năm 2002 và các văn bản hướng dẫn dưới Luật đã tạo được sự chuyển biến quan trọng và ngày càng chủ động, hiệu quả hơn, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong điều hành ngân sách và thực hiện công khai ngân sách cũng được đẩy mạnh, việc kiểm soát, thanh tra, kiểm toán được tăng cường và chú trọng nên đã từng bước nâng cao được kỷ cương, kỷ luật tài chính trong quản lý NSNN. Sử dụng kinh phí NSNN tại các đơn vị đã đi vào nề nếp hơn, phù hợp với tiêu chuẩn, định mức của nhà nước. 
Nâng cấp  Quốc lộ 48 đoạn qua  địa bàn huyện  Nghĩa Đàn. Ảnh:  Hoàng Vĩnh
Nâng cấp Quốc lộ 48 đoạn qua địa bàn huyện Nghĩa Đàn. Ảnh: Hoàng Vĩnh
Tuy vậy, kết quả kiểm toán những năm qua cũng cho thấy, trong quá trình quản lý, điều hành NSNN cũng đã bộc lộ một số hạn chế: Một là, nhiều bộ, ngành, địa phương lập dự toán thu còn thấp không sát với thực tế nên kết quả thu ngân sách hàng năm vượt so với dự toán khá lớn, trong khi dự toán chi lập cao hơn thực tế, thiếu cơ sở, chưa sát, chưa đúng định mức, sai tính chất nguồn kinh phí... Phân bổ và giao dự toán chậm hoặc chưa phù hợp nhu cầu và khả năng thực hiện nên phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, chuyển nguồn lớn hoặc phải hủy dự toán; phân bổ và giao dự toán khi chưa xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chi, không đúng nội dung nguồn kinh phí, không đúng phương án phân bổ của Bộ Tài chính,… Bố trí vốn đầu tư xây dựng còn dàn trải, chưa đủ điều kiện,… 
Hai là, công tác QLNN về thu còn nhiều bất cập, thu nợ chưa triệt để, nợ đọng thuế còn lớn. Công tác phê duyệt dự án đầu tư còn bất cập, nhiều dự án phải phê duyệt điều chỉnh quy mô, tăng tổng mức đầu tư; phê duyệt khi chưa xác định rõ nguồn vốn, không phù hợp với quy hoạch, đầu tư thiếu đồng bộ. Trong thực hiện còn có dự án chất lượng khảo sát không đảm bảo; thiết kế, lập dự toán không phù hợp. Trong lựa chọn nhà thầu còn sai sót, chia nhỏ gói thầu, lựa chọn nhà thầu không đảm bảo năng lực, áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không phù hợp quy định, hợp đồng chưa chặt chẽ. Tình trạng thi công chậm tiến độ còn phổ biến; nghiệm thu không đúng chế độ... Công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư còn kéo dài, không đảm bảo thời gian quy định. 
Ba là, việc sử dụng kinh phí sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức còn xảy ra phổ biến. Nhiều địa phương sử dụng nguồn tăng thu, nguồn thu tiền sử dụng đất, nguồn cải cách tiền lương, dự phòng để bổ sung chi thường xuyên, hỗ trợ không đúng nhiệm vụ chi. Công tác quản lý nợ công còn bất cập, các đơn vị chưa lập báo cáo tài chính về nợ công để làm cơ sở cho kiểm toán tài chính; chưa có mối liên kết giữa nợ trong nước và nợ nước ngoài; quản lý cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ còn một số hạn chế… 
Tăng cường kiểm toán kết quả thực hiện NSNN
Theo Phó tổng KTNN Đoàn Xuân Tiên, kết quả đạt được và những hạn chế trong kiểm toán việc quản lý, sử dụng NSNN trong thời gian qua cho thấy, về quy mô, KTNN đã tăng dần số lượng cuộc kiểm toán theo từng năm, số lượng đầu mối và tổng số thu, chi NSNN được kiểm toán tăng nhanh. Về loại hình kiểm toán, KTNN đã tăng cường kiểm toán cả về diện và chiều sâu, thực hiện đầy đủ cả 3 loại hình kiểm toán: báo cáo tài chính, tuân thủ và hoạt động, chú trọng đánh giá tình hình thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kết quả kiểm toán đã cung cấp thông tin xác thực và đảm bảo chất lượng cho Chính phủ, Quốc hội trong việc xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN và quyết định dự toán NSNN; cung cấp thông tin cho Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm. Ngoài ra, kết quả báo cáo KTTT đã xác nhận báo cáo quyết toán vốn đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, báo cáo tài chính của các DN, các đơn vị, tổ chức kinh tế nhằm cung cấp thông tin khách quan, trung thực và nâng cao tính minh bạch trong quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước - Phó tổng KTNN Đoàn Xuân Tiên nói.
KTNN cũng đã tăng cường kiểm toán tuân thủ, qua đó chỉ rõ sai phạm, địa chỉ sai phạm, trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm, kiến nghị cụ thể với các cơ quan liên quan xử lý theo quy định của pháp luật. KTNN đã từng bước áp dụng loại hình kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Chất lượng kiểm toán ngày càng có tiến bộ hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn quản lý. Những kiến nghị của KTNN ngày càng sắc sảo và có chất lượng hơn, được Chính phủ, Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương sử dụng ngày càng nhiều trong xem xét, phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách, giám sát ngân sách và thực hiện chính sách pháp luật; trong quản lý và xây dựng chính sách tài chính - ngân sách; tập trung nhiều hơn đến kiểm toán tổng hợp và đánh giá chức năng QLNN của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị được kiểm toán; các kết luận kiến nghị đã chỉ rõ hơn được những nguyên nhân sai phạm và trách nhiệm của các đơn vị, tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm. 
Đồng thời, giúp các đơn vị được kiểm toán có cái nhìn toàn diện và đúng đắn hơn về thực trạng tài chính, chất lượng công tác quản lý, điều hành NSNN, kịp thời phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận, lãng phí, hoặc lạm dụng công quỹ và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong quản lý NSNN. Chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan có nghĩa vụ báo cáo, có thể dẫn tới bồi hoàn thiệt hại đã xảy ra và việc làm cần thiết để ngăn chặn những tái phạm sau này, góp phần tích cực, có hiệu quả vào cuộc đấu tranh chống gian lận, tham nhũng và lãng phí, hạn chế thất thoát tài sản, NSNN. 
 Tuy nhiên quy mô hoạt động kiểm toán của KTNN còn rất nhỏ so với yêu cầu kiểm tra, kiểm soát các đối tượng sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là lĩnh vực kiểm toán chi đầu tư xây dựng còn chưa được thường xuyên, liên tục; số dự án, chi phí đầu tư được kiểm toán chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi NSNN cho lĩnh vực này, vì vậy kết quả phát hiện của kiểm toán còn hạn chế. 
Chất lượng kiểm toán và tiến độ kiểm toán còn khoảng cách so với yêu cầu của Luật KTNN, chưa giải đáp thích đáng các vấn đề bức xúc về những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực cũng như hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Đặc biệt, trong quá trình kiểm toán chưa có sự phối hợp tốt với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát khác, dẫn đến còn có sự chồng chéo, hiệu lực kiểm toán chưa cao.
Để đánh giá hiệu quả quản lý và điều hành NSNN, KTNN cần thực hiện một số giải pháp tổng thể. Trong đó, cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản thi hành Luật KTNN (sửa đổi); đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung trong các luật liên quan đến KTNN. Hai là, đổi mới phương pháp kiểm toán. Hoàn thiện và kết hợp nhuần nhuyễn kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động, đồng thời tích cực chuyển dần trọng tâm sang kiểm toán hoạt động; tăng cường kiểm toán tổng hợp; từng bước thực hiện kiểm toán trước (tiền kiểm). 
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy của KTNN theo mô hình quản lý tập trung thống nhất, đảm bảo đồng bộ, có đủ cơ cấu và lực lượng thực hiện nhiệm vụ; thực hiện phân giao nhiệm vụ kiểm toán nợ công; đánh giá các chỉ số quốc gia trong kiểm toán NSNN; kiểm tra, phân tích, đánh giá và chuẩn bị ý kiến về dự toán NSNN và ngân sách trung ương, địa phương cho các KTNN chuyên ngành và khu vực. Cùng với đó, cần tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa KTNN với các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cũng như với đơn vị được kiểm toán và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán…
Sông Hồng 

tin mới

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

(Baonghean.vn) - Từ nay cho đến hết 8/5/2024, chuỗi bán lẻ của WinCommerce sẽ triển khai tích cực các chương trình khuyến mại định kỳ áp dụng giá tốt cho hơn 600 sản phẩm giá siêu sốc và Tuần lễ Thương hiệu Clear tại hơn 3600 điểm bán trên toàn quốc, mang tới nhiều ưu đãi cho hội viên WiN.

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…