Niềm tin trong giải quyết các xung đột: Khó như "mò kim đáy bể"

(Baonghean) - Những mâu thuẫn giữa phát ngôn và hành động của các chính trị gia các nước trong thời gian gần đây cho thấy các mối quan hệ quốc tế để giải quyết những vấn đề căng thẳng, xung đột đang thiếu niềm tin trầm trọng. Người xưa có câu “mất niềm tin là mất tất cả”, đó cũng là lý do mà càng ngày người ta càng thấy các bản thỏa thuận, cam kết mất dần đi sức mạnh đáng có của nó. 
Tổng thống Ukraine bắt tay Thủ tướng UAE. 	Ảnh internet
Tổng thống Ukraine tại buổi gặp Thủ tướng UAE. Ảnh internet
1. Ngày 24/2, tại Thủ đô Pari (Pháp), sau 3 tiếng đàm phán, Ngoại trưởng các nước Ukraine, Pháp, Đức, Nga kêu gọi tôn trọng thỏa thuận Minsk, thì pháo kích vẫn tiếp tục oanh tạc tại miền Đông Ukraine. Pháo kích này từ đâu, của lực lượng nào, người ta có thể đã và sẽ biết. Nhưng vì đâu mà các nhà Ngoại trưởng thì ra sức kêu gọi tôn trọng thỏa thuận Minsk (ký ngày 12/2), một thỏa thuận vì hòa bình, thì các tay súng vẫn ấn nút khai hỏa? Câu hỏi đó không dễ trả lời, nhưng dễ gây hoài nghi đối với sức mạnh của bản tuyên bố. Vì trong số 4 ngoại trưởng tham dự cuộc họp, có mặt cả Ngoại trưởng Nga và Ukraina. 
2. Trong khi Ngoại trưởng Ukraina đi tìm kiếm hòa bình, thì các hãng thông tấn thế giới cũng loan tin cố vấn Bộ trưởng Nội vụ Ukraina Verkhovnaya Rada Anton Gerashenko cho biết, Tổng thống Ukraine Poroshenko vừa đạt được thỏa thuận với Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) về cung cấp vũ khí. Một bước đi mới của Tổng thống Ukraina là cú bắt tay không phải với người Âu, cũng chẳng phải với người Mỹ, mà với Thái tử Abu Dhabi và Phó Tư lệnh tối cao lực lượng vũ trang UAE, Mohammed bin Zayed bin Sultan Al Nahyan. UAE – một quốc gia giàu có về dầu mỏ của châu Á, nơi đang “đau đầu” vì giá dầu bị giảm, và có không ít lý do để họ cho rằng Nga chính là nguyên nhân gây ra tổn thất trầm trọng đối với họ. “Kẻ thù của kẻ thù ta là bạn của ta” - có vẻ như Tổng thống Poroshenko không bỏ qua lý thuyết này để tìm kiếm thêm sức mạnh vũ lực, còn UAE cũng không bỏ qua cơ hội này để trả đũa Nga. Tuy nhiên, điều đáng nói là Ngoại trưởng Ukraina nói một đường, còn Tổng thống nước này lại làm một nẻo. Nội bộ Chính phủ Ukraina liệu có mâu thuẫn? Có vẻ như không! Vậy biết tin ai?
3. Tại phiên thảo luận mở rộng của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 23/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, người chủ trì cuộc thảo luận đã nhắc lại bốn nguyên tắc trong quan hệ quốc tế thế kỷ 21: hòa bình, hợp tác, công lý, cách tiếp cận “cùng có lợi”, đồng thời nhấn mạnh: Trung Quốc sẽ có trách nhiệm với thế giới. Ông này còn cho rằng cần tôn trọng và chấp hành các nguyên tắc của Hiến chương LHQ, các nước phải tôn trọng sự bình đẳng, chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cũng như lựa chọn của mỗi quốc gia về con đường phát triển, không ai có quyền áp đặt ý chí của mình vào người khác, lật đổ các chính phủ hợp pháp của các quốc gia. 
Điều đáng nói là khi ông Vương Nghị đang đóng vai trò chủ trì phiên thảo luận tại Liên Hợp quốc và bài phát biểu của ông có sử dụng vô số những mỹ từ tốt đẹp, thì các hãng thông tấn thế giới lại đăng tải bài viết của tạp chí  Bloomberg (Mỹ) “Đã đến lúc Trung Quốc cần sống có trách nhiệm với thế giới”. Cùng với đó là các bài báo bình luận về những tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc trong thời gian gần đây: Trung Quốc nói hoàn thành khảo sát trữ lượng hải sản Biển Đông (ngày 23/2); Trung Quốc phát hiện mỏ khí hơn 100 tỷ mét khối trên Biển Đông (9/2); Giàn khoan Hải Dương 981 sẽ hoạt động 2 tháng tại vị trí mới (17/2)... Và đặc biệt, trong thời gian này, rất nhiều cơ quan báo chí tỏ rõ lo ngại khi đặt câu hỏi lớn: Tại sao Trung Quốc tăng tốc xây dựng các đảo nhân tạo ở biển Đông?
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, Trung Quốc sẽ có trách nhiệm hơn với thế giới, nhưng các bức ảnh chụp từ vệ tinh do IHS Jane's mới đây lại cho thấy Trung Quốc đang tiến hành xây dựng và mở rộng chuỗi đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam), với tốc độ nhanh chóng, bằng cách tạo dựng tại đây các đường băng, doanh trại quân sự hay bến cảng tương đối đồ sộ về quy mô. Tại sao Trung Quốc lại gấp gáp xây dựng các đảo nhân tạo mà nước này chiếm đóng trái phép của Việt Nam? Việc xây dựng, nâng cấp, mở rộng các đảo nhân tạo này để làm gì? Các công trình đó có nhằm mục đích thay đổi luật pháp quốc tế cũng như diện mạo địa chính trị của châu Á - Thái Bình Dương hay không? Điều này, giáo sư chiến lược tại Đại học Chiến tranh Hàng hải Mỹ James Holmes đã phát biểu trên Forreign: “Nếu Trung Quốc thật sự có thể xây dựng đường băng cùng các kiến trúc khác trên những đảo nhân tạo nước này đang bồi đắp, thì tuyên bố chủ quyền trái phép của họ đối với các vùng biển tranh chấp sẽ trở nên đanh thép hơn bao giờ hết”.
Từ một số biểu hiện “vênh” nhau giữa lời nói và hành động như vừa nói trên, cho thấy nhiều quốc gia lớn cần mẫu mực hơn trong việc xây dựng lòng tin chiến lược để đảm bảo sự tồn tại của công lý và đạo lý. Nếu các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước lớn đều nói một đàng làm một nẻo, bất chấp các hệ thống quy tắc ứng xử và các định chế quan hệ quốc tế mà họ là thành viên có trách nhiệm phải thực hiện, thì sự rối ren, phức tạp sẽ còn kéo dài, hậu quả sẽ khôn lường. Và đến lượt, ai mà dám chắc các nước lớn không phải là những nước sẽ gánh chịu hậu họa và tổn thất lớn nhất.
Chí Linh Sơn

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.