Niềm tin từ hậu phương

(Baonghean) - Xin mãi được tôn vinh những người mẹ, người vợ lính Trường Sa. Họ đã vượt khó vươn lên, trở thành hậu phương vững chắc, tạo niềm tin, sức mạnh cho những người con đất Việt kiên trung ngày đêm canh giữ “Tổ quốc nơi đầu sóng”, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Trong buổi chiều cuối thu, thời tiết ảnh hưởng cơn bão số 11, mây đen vần vũ,  chúng tôi tìm đến khu tập thể giáo viên Trường Tiểu học xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc. Trong khu tập thể cũ này, có căn phòng của ba mẹ con cô Võ Thị Hoa (“hậu phương” của Trung úy Thái Viết Nhị, Đảo Nam Yết, huyện đảo Trường Sa). Chồng vắng nhà, một mình chị Hoa lo toan và quán xuyến mọi việc: việc trường, chăm lo ông bà nội ngoại, nuôi dạy các con và đến cả việc sửa đèn, sửa điện, đóng lại bàn ghế, tủ giường... Và dù chị có đảm đang đến đâu thì căn phòng 18m2 này cũng không thể giấu nổi sự thiếu vắng của đôi bàn tay người chồng, người cha: dây điện chằng chịt, cửa tạm bợ, đồ dùng vật dụng, chạn gác xộc xệch.
Chị Hoa kể: “Mưa lớn do ảnh hưởng cơn bão số 10 vừa qua, nước ùa vào phòng, ba mẹ con phải kéo nhau lên phòng học của nhà trường để tránh trú…”. Thành vợ thành chồng được 7 năm, cũng chính là chừng ấy năm anh Nhị biền biệt đảo xa; hai lần trở dạ không có chồng kề bên, lúc trái gió trở trời con ốm con đau, vừa lo việc trường vừa chăm bố mẹ chồng già yếu trên 70 tuổi, gánh vác trách nhiệm nặng nề, nhiều khi chị Hoa cũng cảm thấy tủi thân. Song nói chuyện điện thoại với chồng, nén tiếng thở dài vào lòng, chị không một lời than mà chỉ động viên anh. Chị thương anh đi làm nhiệm vụ phải đối mặt với sóng gió cùng bao khó khăn, nguy hiểm chực chờ. Mỗi lần anh chia tay vợ con lên đường công tác, chị lại khắc khoải ngóng trông từng phút, từng giờ.
Sau giờ dạy, chị Võ Thị Hoa lại chuẩn bị bữa tối cho 2 con. Ảnh: Thành Chung
Sau giờ dạy, chị Võ Thị Hoa lại chuẩn bị bữa tối cho 2 con. Ảnh: Thành Chung
Nhìn chị Hoa đơn chiếc, tất bật lo bữa cơm tối cho các con; chúng tôi hiểu phải có một sức mạnh tiềm ẩn to lớn là tình yêu thương chồng con, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống mới giúp chị vượt lên tất cả. Chị  Hoa tâm sự: “Tôi tự hào vì anh Nhị là chiến sĩ Trường Sa canh giữ biển đảo Tổ quốc. Tôi mong muốn nhất là gia đình khỏe mạnh, các con ngoan và mong anh bình yên, công tác tốt”. Có khách đến nhà, con trai Thái Viết Đức tíu tít cầm điện thoại  của mẹ gọi cho bố. Trường Sa bây giờ đang có áp thấp nhiệt đới song sợi nhớ sợi thương vẫn được nối liền. Anh Nhị dặn con: “Nhớ bố nhưng con không được khóc. Ở nhà với mẹ phải học giỏi, giúp đỡ mẹ chăm em. Con nhớ chúc mừng mẹ ngày 20/10 giúp bố…”. Trong suốt câu chuyện với chị Hoa, chúng tôi biết, có một mong mỏi khác: 7 năm gắn bó, chị đã yêu ngôi trường tiểu học xã miền núi Nghi Văn này. Song anh và chị vẫn mong muốn được chuyển về dạy gần nhà để có điều kiện chăm sóc bố mẹ chồng bị bệnh tật..
Bão táp khơi xa cuồng nộ thì đã có những người lính đảo đứng chắn, giữ bình yên cho đất liền. Mưa cuồng, gió giật ở đất liền, người vợ lính hóa thân thành bức tường thành, dãy Trường Sơn che chắn, giữ lửa cho tổ ấm. Chị Nguyễn Thị Hạnh ở xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc (vợ Đại úy Trần Kim Cương, công tác tại Đảo chìm Đá Thị) đã tâm tình như vậy. Ngày mới cưới nhau, chồng đi xa, chị cũng thường tủi thân. Nằm ôm con, nhớ anh, nước mắt cứ lăn dài. Buổi đầu không kể hết những vất vả, khó khăn nhưng rồi nhờ sự giúp đỡ của gia đình nội ngoại hai bên, bà con lối xóm nên cuộc sống cũng tạm ổn định. Bây giờ có điện thoại, hầu như ngày nào bố ở đảo xa và mẹ con ở đất liền cũng trò chuyện. Anh điện về nhắc con học bài, hỏi chuyện công việc. Thấy chồng đặt niềm tin, bản thân chị cũng cố gắng nhiều, trở thành “hậu phương vững chắc”, thay chồng báo hiếu với bố mẹ lúc ốm đau để chồng yên tâm làm nhiệm vụ. Mơ ước của người vợ lính đảo này bình dị lắm – chỉ thèm được nấu cho chồng bữa cơm có bát canh rau vặt anh thích, nhờ chồng chở đi chợ, cùng chồng dọn dẹp lại nhà cửa vào dịp Tết...
Cũng như nhiều người vợ lính đảo khác, dù khó khăn vất vả đến đâu, chị Lưu Thị Chiên (vợ của Thượng úy Phan Tiến Dũng, công tác tại Đảo Sơn Ca) luôn thủy chung, đảm đang vượt khó, cáng đáng chu toàn mọi việc và luôn tự hào được làm vợ lính Trường Sa. Tối nào cũng vậy, chị Chiên lại ôm con vào lòng kể cho các con nghe về bố, giở những bức ảnh, đọc những bài văn bài thơ về Trường Sa, để truyền cho các con niềm kiêu hãnh về bố là người lính đảo, vừa vơi đi nỗi nhớ chồng. Chị Chiên chia sẻ: “Tủi thân lắm, cực nhọc lắm nhưng mình không hối hận vì mình biết anh rất yêu thương mình. Với một người phụ nữ, như vậy cũng có thể coi là đủ rồi”…
Dáng vóc phong ba. Ảnh: Lê Bá Dương
Dáng vóc phong ba. Ảnh: Lê Bá Dương
Những ngày đến với Trường Sa, chúng tôi đã được nghe rất nhiều chiến sỹ trẻ tâm tình kể chuyện quê hương, chuyện gia đình và về mẹ. Dù ngày đêm đối đầu với hiểm nguy, dạ vàng gan sắt, nhưng mỗi chiến sỹ trẻ vẫn như cảm thấy mình nhỏ bé, mỏi mong cảm giác được mẹ chở che. Có dịp đến thăm gia đình Trung úy Nguyễn Anh Tuấn (công tác ở đảo Sơn Ca) ở khối  2, phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, chúng tôi càng thấm thía hơn điều này… Với bà Nguyễn Thị Loan, cậu út “Tuấn hôi”  vẫn được “cưng chiều” như ngày xưa. Con làm nhiệm vụ ở đảo, mẹ cha mỗi ngày đều lo lắng theo dõi từng bản dự báo thời tiết; ngóng xem tình hình nóng lên ở biển Đông. Việc nhà, hàng quán bận rộn, nước ngập vào nhà, ông bà cùng nhau xoay xở, mỗi lần gọi điện cho con, bà Loan đều động viên con trai cố gắng hoàn thành công tác, ở nhà đều bình yên, đừng lo lắng gì cả. Bà Loan cho hay: “Chỉ mong cháu yên tâm công tác tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng là cách báo hiếu với cha mẹ”.
Gặp mẹ Hoàng Thị Thìn ( mẹ liệt sỹ Trường Sa Cao Đình Lương hy sinh năm 1988 ở đảo Gạc Ma) ở xóm 5, xã Trung Thành, huyện Yên Thành, chúng tôi biết  nước mắt của người mẹ thương con còn mặn mòi, nhiều hơn nước biển. Chừng ấy năm, kể từ ngày anh hy sinh cũng là chừng ấy ngày, mỗi chiều mẹ Thìn lần giở những tấm áo của đứa con thứ 9 mong tìm chút hơi ấm còn sót lại. Mẹ vẫn mong ước được một lần ra biển, đến tận chỗ anh Lương hy sinh. “Đã vào bộ đội thì xác định gian nan, hy sinh. Mẹ vẫn thường động viên nó yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Con mẹ đã sống hết mình vì lý tưởng, dành trái tim mình dâng tặng cho quê hương và khi đau thương, mất mát đó góp phần giữ gìn giữ yên bình cho biển đảo nước nhà, con có hy sinh thì cũng hy sinh vì đất nước, mẹ rất tự hào về con trai mẹ..”. Lời mẹ Thìn cồn cào, tấm lòng yêu thương của bà mẹ Việt Nam rộng mênh mông, vô bờ bến. Mẹ đã hóa thân thành dáng núi!
Những người mẹ, người vợ của lính Trường Sa chúng tôi đã gặp đều cao cả vô cùng. Niềm tin từ hậu phương là lửa ấm, là chỗ dựa tinh thần kiên cường, động lực mạnh mẽ cho các anh thêm vững chắc tay súng.
Thành Chung

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thường xuyên phải gác lại nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An luôn nêu cao tinh thần vượt khó, vượt gian khổ, tận tụy phụng sự tổ quốc và nhân dân. Họ không quản ngại mưa gió, nắng cháy, hiểm nguy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

(Baonghean.vn) - Chiều 22/2, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh do đồng chí Đại tá Đinh Bạt Văn – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương.

Biên giới

Những lá đơn tình nguyện 'lên đường đi giữ biên cương'

(Baonghean.vn) - Ngót 45 năm đã trôi qua, các thế hệ người dân Việt Nam vẫn luôn ghi nhớ không khí sục sôi của những tháng ngày lịch sử. Hiện, ở Bảo tàng Quân khu 4 còn lưu giữ những lá đơn tình nguyện lên đường chiến đấu bảo vệ biên cương của những thanh niên đất Nghệ.