Niềm vui của những giáo viên mầm non được vào biên chế
(Baonghean.vn) - Những ngày giáp Tết Nhâm Thìn 2012, nhiều cô giáo mầm non trên địa bàn Nghệ An vui hơn. Bởi ước mơ được vào biên chế của những giáo viên có từ 25 đến 30 năm tuổi nghề tưởng như đã dập tắt thì nay trở thành hiện thực. Các cô vui bởi được chuyển sang biên chế sẽ nâng cao thu nhập, cuộc sống ổn định hơn và hơn hết được ghi nhận trong công tác...
(Baonghean.vn) - Những ngày giáp Tết Nhâm Thìn 2012, nhiều cô giáo mầm non trên địa bàn Nghệ An vui hơn. Bởi ước mơđược vào biên chế của những giáo viên có từ 25 đến 30 năm tuổi nghề tưởng nhưđã dập tắt thì nay trở thành hiện thực. Các cô vui bởi được chuyển sang biên chế sẽ nâng cao thu nhập, cuộc sống ổn định hơn và hơn hết được ghi nhận trong công tác...
Cô Nguyễn Thị Phượng (SN 1957), giáo viên Trường mầm non Nghĩa Mỹ, Thị xã Thái Hòa chia sẻ: "Hơn 30 năm trong nghề dạy học mầm non vất vả, đi sớm về muộn, nhưng do hưởng lương theo hợp đồng lao động nên thu nhập mỗi tháng chỉ xấp xỉ 1 triệu đồng, cuộc sống thật bấp bênh. Nay, được vào biên chế, được hưởng lương theo ngạch, bậc, thu nhập tăng lên, đời sống gia đình đã vững chắc hơn...".
Hướng dẫn các cháu cách rửa tay ở Trường mầm non Nghi Trung, Nghi Lộc
Có cùng suy nghĩ với cô Phượng, cô Trần Thị Hoa, Trường mầm non Công Thành - Yên Thành bộc bạch: "Trước đây, vì yêu con trẻ mà theo nghề, nhưng từ khi xây dựng gia đình, có con, nỗi lo cơm áo gạo tiền luôn là nỗi lo thường trực đối với hầu hết giáo viên mầm non... Được chuyển vào biên chế, được hưởng lương theo ngạch, bậc, nhiều chị em trở thành trụ cột, lao động chính trong gia đình. Từ giờ, chúng tôi an tâm gắn bó với nghề, cố gắng đóng góp, cống hiến cho nghề".
Những ngày này, đi đến đâu chúng tôi cũng cảm nhận được sự phấn khởi của các cô giáo mầm non. Niềm vui như lan toả, hiện diện ở tất cả những ngôi trường mầm non vừa hoàn thành việc chuyển đổi loại hình từ bán công sang công lập. Bắt đầu từ tháng 12, các cô được nhận lương mới và được truy lĩnh từ tháng 9, cô nhận ít cũng được 6-7 triệu đồng, cô có thâm niên cao cũng xấp xỉ 20 triệu đồng. Nhiều giáo viên trẻ từng có những suy nghĩ rẽ ngang, rẽ tắt bởi áp lực của nghề và cuộc sống, giờđược tuyển dụng vào biên chế, thu nhập ổn định, được đảm bảo mọi quyền lợi nên đã yên tâm gắn bó với nghề.
Ông Ngô Quang Long, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Diễn Châu cho biết: "Đợt này ngành Giáo dục huyện Diễn Châu có 770 cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm non được tuyển vào biên chế. Đối với 70 giáo viên chưa được tuyển vào biên chế, ngành tham mưu cho huyện ký hợp đồng để họ hưởng lương ngân sách của huyện. Sau khi chuyển đổi, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường được hưởng tất cả các chếđộ, chính sách theo quy định, tạo niềm tin, sự phấn khởi, họ an tâm hơn, có trách nhiệm hơn trong công tác. Mặt khác, sau chuyển đổi, cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường mầm non được quan tâm đầu tư hơn, là tiền đềđể từng bước nâng cao chất lượng giáo dục mầm non".
Để có được niềm vui như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến những chuẩn bị cho việc xét tuyển giáo viên vào biên chế - bởi đây là vấn đề nhạy cảm nhất. Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các sở liên quan ban hành Hướng dẫn liên ngành 837 về việc chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công, trong đó nêu rõ cách thức tuyển dụng giáo viên, nhân viên vào biên chế (đối tượng tuyển dụng, hồ sơ, chếđộưu tiên,...). Trên cơ sởđó, mỗi huyện lại ban hành tiếp một văn bản hướng dẫn cụ thể thêm cho phù hợp với thực tếđịa phương mình. Huyện Đô Lương, ra 3, 4 văn bản hướng dẫn nhằm tạo sự thuận lợi, công bằng để các trường thực hiện tốt nhất việc chuyển đổi, tuyển dụng. Các ngành cấp tỉnh có liên quan thành lập hội đồng thẩm định, tiến hành kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng ở các huyện, thành phố, thị xã.
Chính nhờ quy trình tuyển dụng được xây dựng chặt chẽ, nên việc xét tuyển bảo đảm đúng yêu cầu đã đặt ra, tạo sự phấn khởi trong đội ngũ giáo viên, nhân viên. Đối với những giáo viên, nhân viên chưa được vào biên chếđợt này, UBND tỉnh cũng đã có chủ trương rất rõ tại Công văn số 8469/UBND.VX ngày 30/12/2011 về việc thực hiện chuyển đổi loại hình trường mầm non.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu "UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị, cơ sở giáo dục làm tốt công tác tư tưởng, động viên giáo viên, nhân viên yên tâm công tác, số giáo viên, nhân viên chưa được tuyển dụng, nếu bằng chuyên môn chưa đạt chuẩn, bằng chuyên môn không phù hợp với ngạch tuyển dụng ở trường mầm non hoặc vượt quy định định mức biên chế tại Thông tư số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ thì xem xét nhu cầu cụ thể của từng trường để chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chếđộđầy đủ cho người lao động theo quy định; đối với số giáo viên, nhân viên có bằng chuyên môn đạt chuẩn trở lên và phù hợp với ngạch tuyển dụng, đã được cấp có thẩm quyền ký hợp đồng lao động và đang hưởng chếđộ tiền lương theo Quyết định số 69/2009/QĐ-UBND ngày 11/8/2009 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ tiền lương cho giáo viên, nhân viên hợp đồng trong trường mầm non bán công, UBND huyện, thành phố, thị xã xem xét, tiếp tục hợp đồng làm việc nếu có nhu cầu...".
Nhằm tổ chức lại các loại hình trường mầm non theo đúng quy định của Luật Giáo dục để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, UBND tỉnh Nghệ An quyết định chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công sang công lập. Trong quá trình thực hiện, Quyết định này có không ít khó khăn, vướng mắc. Nhờ sự vào cuộc tích cực, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan, nên đến nay tính đã chuyển đổi thành công các trường mầm non bán công sang loại hình công lập, xét tuyển 5.864 giáo viên hợp đồng vào biên chế, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
Tuy nhiên, do điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn, nên hiện nay, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được phép bố trí đủđịnh mức 2 giáo viên/lớp theo quy định của Thông tư 71/TTLT-BGDĐT-BNV, mà chỉ mới được phép bố trí 1,4 giáo viên/lớp. Đây là một khó khăn lớn cho các trường mầm non, cho đội ngũ giáo viên mầm non. Không có đủ giáo viên, cho dù trường có bố trí lao động rất khoa học, giáo viên có cố gắng đến đâu thì vẫn ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Thiết nghĩ, các ngành có liên quan cần nghiên cứu để sớm khắc phục tình hình này.
Thảo Nhi - Thanh Phúc