Nơi cải hoá những người lầm lỗi
Một ngày ở Trung tâm Giáo dục lao động xã hội II bắt đầu từ 5h30. Sau tiếng kẻng ngay lập tức lãnh đạo và học viên bật dậy như lò xo, giường nào chăn màn cũng được gấp gọn gàng, ngăn nắp, mặc cho thời tiết nắng gắt hay rét buốt... Công việc một ngày mới lại bắt đầu, ai cũng thầm gieo một suy nghĩ quyết tâm rèn luyện để trở thành người tốt.
(Baonghean.vn) Một ngày ở Trung tâm Giáo dục lao động xã hội II bắt đầu từ 5h30. Sau tiếng kẻng ngay lập tức lãnh đạo và học viên bật dậy như lò xo, giường nào chăn màn cũng được gấp gọn gàng, ngăn nắp, mặc cho thời tiết nắng gắt hay rét buốt... Công việc một ngày mới lại bắt đầu, ai cũng thầm gieo một suy nghĩ quyết tâm rèn luyện để trở thành người tốt.
Cách Quốc lộ 1 A khoảng 2 km, Trung tâm Giáo dục lao động xã hội II Nghệ An đóng tại khu vực mỏđá Lèn Dơi thuộc xã Nghi Yên- Nghi Lộc. Nơi đây còn được biết đến với khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn, nguồn nước không tốt. Vượt lên những khó khăn đó, hàng năm Trung tâm tiếp nhận và cai nghiện cho 300 học viên trở lên, có những tháng cao điểm Trung tâm tiếp nhận và cai nghiện tập trung trên 350 học viên, chủ yếu là nam giới, độ tuổi từ 18 đến 40, tập trung nhiều nhất (20- 30 tuổi), có tiền án, tiền sự chiếm trên 80%, hầu hết các học viên mắc các bệnh viêm gan, đường hô hấp.
Các học viên của Trung tâm Giáo dục lao động xã hội II chẻ chân hương.
Hình ảnh đầu tiên khi đến thăm Trung tâm đó là không khí làm việc của các học viên khá nghiêm túc. Trung tâm có 5 tổ, gồm tổ vệ sinh, tổ trồng rau, mài đá mỹ nghệ, chẻ chân hương và nhà bếp. Duy trì các nghề như: Mây tre đan, đá mỹ nghệ, chẻ chân hương và đào tạo nghề gò hàn. Lao động sản xuất không những giúp học viên có việc làm để phục hồi sức khoẻ mà còn tăng thu nhập cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Nhìn những học viên khoẻ mạnh,hăng say lao động, ít ai dám nghĩ rằng trước khi vào đây, họ còn là những cái xác không hồn, gầy gò, xiêu vẹo vì nghiện ngập. Không ai bảo ai nhưng tôi hiểu, họđang lặng lẽ vượt qua mọi khó khăn, mặc cảm để... trở lại làm người theo đúng nghĩa.
Đến đây, tôi nghe kể về một số học viên tự giác rèn luyện rất tốt, hiểu thêm phía sau con đường đến với ma tuý không phải ai cũng bắt đầu từ sựđua đòi. Học viên Đặng Đình N. là trường hợp đặc biệt ở trung tâm này. Anh N. vào đây được gần một năm. Sau 1 tuần cắt được cơn nghiện, quá trình rèn luyện anh luôn tự giác nên được bầu làm tổ trưởng tổ vệ sinh của Trung tâm.
Tìm hiểu được biết, sau khi tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm Nghệ An, anh không dạy học ở miền quê Mỹ Sơn nơi anh sinh ra và lớn lên mà tự nguyện lên vùng cao xa xôi xã Keng Đu (Kỳ Sơn) gieo chữ. Hai năm dạy học ở Keng Đu (1996- 1998) anh để lại nhiều dấu ấn trong lòng học trò và bà con dân bản.Cuộc sống tưởng như tươi đẹp hơn, bớt đi nỗi côđơn khi anh chuyển ra dạy ở Trường tiểu học Mường Típ, được bén duyên với cô giáo dạy mần non người Thái Tà Cạ.
Bất hạnh đến với anh khi những trận đau bụng không chịu đựng nổi và đã trở thành mãn tính và anh đã dùng thuốc phiện đen để cắt cơn đau. Một thầy giáo chuyên môn giỏi, tâm huyết với nghề, từng trải qua các "chức" bí thưđoàn trường, tổ trưởng công đoàn thế mà ma tuý đã làm anh không kiểm soát được hành vi. Khi anh nhận ra mình nghiện ma tuý là lúc anh chuyển về dạy học ở Trường tiểu học Mỹ Sơn (năm 2007). Anh không nói gì nhiều với chúng tôi ngoài một câu: "Gia đình tôi mang ơn Trung tâmlớn lắm, tôi sẽ phấn đấu và rèn luyện tốt mọi lúc, mọi nơi để xứng đáng với sự giáo dục, chân tình của các thầy, cô". Tôi tin vào sự quyết tâm của anh.
Trước khi được chuyển vào Trung tâm, những học viên nghiện ma tuý đã trải qua một tháng điều trị cắt cơn. Vì vậy, cán bộ trung tâm đều có quá trình tiếp xúc thường xuyên, lắng nghe tâm tư, tình cảm và hoàn cảnh riêng của từng người. Đó là những lúc họ rất cần sự cảm thông chia sẻ của cán bộ với các học viên, để thêm hiểu, cảm thông với những người lầm lỗi mong được hoàn lương.Những bài tẩm quất, từng bữa cơm, bát nước tận tình là cách dìu đỡ hữu hiệu, giúp các học viên thoát khỏi ám ảnh của ma tuý.
Anh Nguyễn Trọng Việt - Giám đốc Trung tâm, cho biết: "Để giúp các học viên trở về gia đình trở thành người có ích, trong 2 năm rèn luyện ởđây, Trung tâm thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm, các kỹ năng phòng chống tái nghiện, kỹ năng sống khi hoà nhập cộng đồng. Kết hợp với giáo dục, sửa đổi hành vi nhân cách đưa học viên vào môi trường rèn luyện như môi trường quân đội, chú trọng công tác tuyên truyền tư vấn về tác hại của ma tuý, tạo môi trường trong sạch, lành mạnh, thân thiện. Bên cạnh đó, hàng năm, ký cam kết với bà con nhân dân vùng lân cận không mua bán, không bao che, tiếp tay những phần tử xấu đưa ma tuý, hàng hoá cấm như bia, rượu, thuốc lá...".
Ngoài sự quan tâm giáo dục của lãnh đạo Trung tâm thì sự quyết tâm phấn đấu rèn luyện của bản thân các học viên sau khi ra trường cũng hết sức quan trọng bởi nếu khi trở vềđịa phương các học viên không nâng cao ý thức tự giác với bản thân thì tái nghiệnlà điều khó tránh khỏi. Theo thống kê chung cả nước, trong những năm qua tỷ lệ tái nghiện sau khi hoà nhập cộng đồng đang rất cao. Vì vậy, ngoài tự lo cho bản thân mình, sựđộng viên, gần gũi, chia sẻ của gia đình là rất cần thiết. Cộng đồng xã hội cần thay đổi quan niệm, cách nhìn, chống phân biệt đối xử, kỳ thị xa lánh.
Thu Hương