Nỗi đau vẫn còn hiện hữu
Đã 50 năm trôi qua, kể từ ngày 10-8-1961, chiếc máy bay trực thăng H-34 của không lực Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay rải chất diệt cỏ đầu tiên dọc con đường từ Kon Tum lên Đăk Tô, mở đầu chiến dịch khai quang diệt cỏ của quân đội Mỹ tại miền Nam nước ta. Trong vòng 10 năm (1961- 1971), đã có 20.000 chuyến bay, 80 triệu lít chất độc rải xuống 26.000 thôn, làng ở Việt Nam. 3 triệu ha rừng tự nhiên bị phá huỷ; 4,8 triệu người dân Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc dioxin, trong đó 3 triệu người là nạn nhân. Ở tỉnh ta, số người bị phơi nhiễm là khoảng 30 ngàn người, trong đó có mới khoảng hơn 16 ngàn người được hưởng trợ cấp nạn nhân chất độc da cam (CĐDC).
Đã 50 năm trôi qua, kể từ ngày 10-8-1961, chiếc máy bay trực thăng H-34 của không lực Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay rải chất diệt cỏđầu tiên dọc con đường từ Kon Tum lên Đăk Tô, mởđầu chiến dịch khai quang diệt cỏ của quân đội Mỹ tại miền Nam nước ta. Trong vòng 10 năm (1961- 1971), đã có 20.000 chuyến bay, 80 triệu lít chất độc rải xuống 26.000 thôn, làng ở Việt Nam. 3 triệu ha rừng tự nhiên bị phá huỷ; 4,8 triệu người dân Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc dioxin, trong đó 3 triệu người là nạn nhân. Ở tỉnh ta, số người bị phơi nhiễm là khoảng 30 ngàn người, trong đó có mới khoảng hơn 16 ngàn người được hưởng trợ cấp nạn nhân chất độc da cam (CĐDC).
Những nỗi đau
Vượt quãng đường khá xa, từ huyện lỵ Thanh Chương vào tới xã Thanh Mỹ, bác Nguyễn Gia Thuỷ - cán bộ chính sách xã lặn lội đưa chúng tôi tới nhà ông Đặng Đình Thi ở xóm 15- Đại Sơn. Đón chúng tôi, ông Thi lê bước chân khó nhọc, liêu xiêu, không dám bắt tay khách vì ngại hai cánh tay mình sần sùi, lở loét. Câu chuyện ông kể bằng giọng run run: Tròn 20 tuổi, ông Thi lên đường nhập ngũ, ởđơn vị D58, E527, F470. Ông từng chiến đấu ở nhiều chiến trường : Campuchia, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Trị, Quảng Nam... Năm 1974, ông cưới vợ. Vợông cũng từng là dân công hoả tuyến trên chiến trường Quảng Trị năm 1972. Năm 1976, ông xuất ngũ, và cũng năm này, người con đầu tiên ra đời.
Tiếp theo sau đó, lần lượt ông bà có 5 người con. Khi ông thấy mình có hiện tượng đau mỏi, hay bị ngã, toàn thân sần sùi, rồi lần lượt những người con lớn lên cũng có biểu hiện long móng chân, lở loét, đặc biệt sau cái chết của người con gái thứ 3 do bệnh Lupus ban đỏ, và cháu nội khi sinh ra là một hình nhân dị dạng và mất luôn sau đó, ông bỗng nhớ tới những cánh rừng trụi lá mà ông gặp nơi chiến trường.
Biết mình bị nhiễm chất độc, ông thấp thỏm nhìn con, nhìn cháu lớn lên. Vì đã bị mất các giấy tờ (theo quy định) sau một trận lụt cuốn trôi nhà cửa, đến nay ông Thi vẫn chưa được hưởng chếđộ trợ cấp đối với nạn nhân CĐDC.
Tại Thanh Mỹ, chúng tôi cũng đã gặp gia đình bác Đặng Đình Quân, một nạn nhân CĐDC, sinh được 6 người con mà đã chết 3 người, một người dị tật, 2 người khác luôn đau yếu. Bản thân bác Quân thường xuyên bị bệnh thần kinh hành hạ. Gia đình bác là gia đình có "kỉ lục" đi viện với toàn bộ của cải và 12 con bò lần lượt được bán. Có cảm tưởng như những nỗi đau đã hoá đá trên gương mặt 2 vợ chồng bác Quân, hai người lính bước ra từ cuộc chiến, bởi những điều họđang đối mặt còn khủng khiếp hơn những gian khổ nơi chiến trường.
Vợ chồng bác Đặng Đình Quân đã nhiều năm chăm sóc những đứa con bệnh tật, dị dạng.
Không chỉ có nỗi đau thể xác, tinh thần cộng với những cơ cực, vất vả mà còn muôn vàn nỗi đau khác không dễ sẻ chia. Đó là trường hợp của bà Nguyễn Thị Ninh ở Tân Hương (Tân Kỳ), một cựu TNXP, sau khi trở về, biết mình bị nhiễm chất độc hoá học, bà đã ở vậy, không lấy chồng, nhận nuôi một người cháu (là con của em mình). Người cháu lớn lên, lập gia đình, ra ở riêng, bà vẫn ở lại với ngôi nhà cũ xập xệ.
Hy sinh tuổi xuân cho chiến trường, trở về, bà đã hy sinh cả quyền làm vợ, làm mẹ vì sợ trút thêm cho người khác một gánh nặng, người đàn bà ấy hàng đêm chỉ biết giấu trong tóc mình những tiếng thở dài. Một người phụ nữ khác, xin được giấu tên, đã kể với chúng tôi câu chuyện mà bà tưởng sẽ chôn giấu suốt cảđời mình, trong nước mắt và những tiếng nức nở kìm nén sâu trong lồng ngực. Chồng bà là một nạn nhân CĐDC. Họđã gắn bó bởi tình thương yêu vô bờ của bà dành cho ông. Lần lượt những đứa con ra đời và đến cùng một độ tuổi, chúng lần lượt bỏông bà mà đi. Lúc đó, ông luôn dằn vặt, tự trách mình, bệnh tình thêm nặng. Hàng đêm, nghe ông khóc âm thầm, lòng bà như có dao cứa. Và bà đã đi đến một quyết định mà đến giờ bà vẫn không biết mình đã đúng hay sai: âm thầm xin con của một người đàn ông bình thường khác. Đứa trẻ ra đời khỏe mạnh, kháu khỉnh đã thắp cho ông niềm vui, hạnh phúc, trút đi gánh nặng giày vò. Nhưng từđây, gánh nặng ấy lại đè lên vai bà với những mặc cảm âm thầm.
Bên cạnh những trường hợp đau buồn vì thiếu một vài giấy tờ theo quy định đểđược hưởng chếđộ trợ cấp, thì lại có những trường hợp đắng lòng phải giấu đi giấy tờ của mình, không làm hồ sơ hưởng chếđộ vì lo sợảnh hưởng đến chuyện dựng vợ gả chồng của con cái mình. "Nếu biết được con mình là con của nạn nhân da cam, liệu có ai đủ dũng cảm để gắn bó?. Chính vì thế, thôi chịu thiệt thòi chút ít, mà con cái tìm được hạnh phúc" - Một nạn nhân không muốn nhận mình là nạn nhân tâm sự.
Vượt lên số phận
Có bao nhiêu câu chuyện về nỗi đau của nạn nhân CĐDC, thì cũng có bấy nhiêu câu chuyện về sự vượt lên số phận của chính họ. Riêng việc chiến đấu cùngbệnh tật để sống và hy vọng đã là những kì tích. Nhưng không dừng lại đó, họ còn trở thành những tấm gương sáng của cộng đồng bởi những nỗ lực phi thường.
Ấy là chuyện cậu bé Nguyễn Minh Phú ở Yên Thành, bị nhiễm chất độc từ bố, người được ví như Nguyễn Ngọc Ký thứ 2 ở Việt Nam đã đạt được rất nhiều danh hiệu khi còn là học sinh cấp 1, 2, và kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua, cậu bé "làm bài bằng chân" này đã đạt 38 điểm. Phú đã từng chia sẻ: "Số phận đã lấy đi của em đôi bàn tay nhưng lại tặng cho em một đôi bàn chân kỳ diệu và cái đầu biết tư duy. Chỉ với chừng đó thôi em sẽ cố gắng để vững bước trên đường đời..."
Đó còn là câu chuyện của bác Trần Văn Hồng, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin xã Hưng Yên - Hưng Nguyên, nguyên là lính của Sưđoàn 320a, chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên, nơi Mỹ thực hiện chuyến bay rải chất độc đầu tiên. Cũng có con bị dị tật bẩm sinh nhiễm từ mình. Bác đã dồn hết tâm sức cho việc vận động thành lập Hội Nạn nhân CĐDC ở xã mình. Là một xã nghèo của huyện với tỷ lệ giáo dân chiếm 65%, bác Hồng đã từng phải bỏ tiền nhà ra phục vụ cho kì đại hội đầu tiên. Bằng lòng nhiệt tình, sự tận tâm, bác đã thuyết phục được nhiều nạn nhân tham gia tổ chức Hội. Từđây, có thể giúp đỡđược nhiều hội viên khó khăn bằng những việc làm thiết thực: hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ làm nhà, đồng thời động viên, sẻ chia cùng đồng đội những buồn, vui.
Đó còn là câu chuyện của bác Ngô Hưng Toàn, ở xã Nghĩa Hội, Nghĩa Đàn, nạn nhân CĐDC đã trở thành tấm gương làm kinh tế giỏi. Phục viên vềđịa phương năm 1977, hoàn cảnh gia đình nghèo đói, sau khi lấy vợ, nhờ tần tảo, siêng năng, vợ chồng bác cũng có chút vốn liếng.
Thế rồi, những cơn đau ốm, những lần đi viện thường xuyên của bác đã khiến gia đình lâm vào cảnh túng thiếu. Lúc này, 3 đứa con lần lượt ra đời, trong đó có một người con mang di chứng chất độc nên cũng đau ốm liên miên.
Thế nhưng, bác và vợ vẫn quyết tâm xoay xởđể lo chữ cho con. Không phụ công cha mẹ, người con đầu đậu Đại học Thuỷ sản Nha Trang, người con thứ 2 đậu Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. Nhờ một đồng đội cũ nhượng lại bộ máy làm bún và hướng dẫn cách sử dụng, vợ chồng bác đã quyết tâm đi lên bằng nghề làm bún và nuôi lợn.
Sau khi thấy khả quan, bác mạnh dạn vay vốn Ngân hàng đầu tư một dây chuyền sản xuất bún hiện đại, công nghệ sạch để làm ra sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu người tiêu dùng, tận dụng vật liệu thải để chăn nuôi và trồng rau. Tổng thu nhập bình quân của gia đình bác Toàn hàng năm ở mức 120 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 4 lao động khác. Bác còn được tín nhiệm được bầu làm Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC xã Nghĩa Hội.
Và mong mỏi...
Trong số gần 30 ngàn người phơi nhiễm CĐDC ở tỉnh ta đã có hàngngàn nạn nhân bị chết và hàng ngàn người khác đang từng ngày, từng giờ vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. Có những gia đình có tới 5 nạn nhân như gia đình bác Hoàng Văn Hồng ở Hưng Tây, Hưng Nguyên. Theo bác Đinh Xuân Tứ - Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh thì gánh nặng bệnh tật đã khiến cho phần lớn các gia đình nạn nhân rơi vào cảnh nghèo túng. Đa số họđang phải ở trong những căn nhà dột nát, hư hỏng, đặc biệt là đối với các nạn nhân ở vùng sâu, vùng xa. Mong mỏi lớn nhất của các nạn nhân, là phải giúp những người bị nhiễm độc trong chiến tranh vượt qua các khó khăn trong cuộc sống hiện tại.
Hơn lúc nào hết, họ cần được chữa chạy, điều trịđể có một cuộc sống đỡđau đớn. Họ cần được trợ giúp để có một mái nhà lành lặn. Cần sự sẻ chia của cộng đồng để hoà nhập, vươn lên.
Con số hơn 16 ngàn người được hưởng chếđộ trợ cấp ở tỉnh ta hiện nay vẫn là con số quá nhỏ bé so với 30 ngàn người đã làm hồ sơ và hiện số này đang tồn đọng ở xã, huyện do thiếu giấy tờ chứng minh theo quy định hoặc đang chờ thẩm định. Đơn cử nhưở Thanh Chương, huyện có số nạn nhân lớn nhất với 2.332 người đang hưởng trợ cấp, hiện đang còn 2.126 hồ sơđược xác lập theo Thông tư 08 của Bộ LĐTBXH, trong đó mới giải quyết được 7 trường hợp bệnh ung thư.
Trong số này có nhiều trường hợp là công nhân hoả tuyến, TNXP, không có giấy tờ chứng minh theo quy định vì những người này đi theo lệnh điều động "miệng" nên không có nơi nào xác nhận. "Đã có những trường hợp cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay vẫn chưa được giải quyết chếđộ như trường hợp ông Nguyễn Đình Bích ở phường Hà Huy Tập, Vinh".
Bên cạnh đó, thủ tục khá phiền phức, lắm công đoạn, cộng với những văn bản hướng dẫn cũng như quy định mỗi giai đoạn lại có những thay đổi (lúc xiết chặt, lúc nới lỏng) khiến cho người dân gặp khó khi làm hồ sơđề nghị. Sau khi ban hành Thông tư 08, Bộ LĐTBXH có hướng dẫn, trước mắt chỉ giải quyết thủ tục hồ sơ cho những trường hợp bị bệnh hiểm nghèo, bệnh ung thư và những trường hợp có bệnh án trước ngày ban hành Thông tư (4-2009) và chỉ tiếp nhận hồ sơ, giới thiệu với Hội đồng giám định y khoa giám định những bệnh tật trong danh mục Quyết định 09 của Bộ Y tế.
Vì vậy, hiện tượng "chạy bệnh án" trước mốc thời gian quy định, nhiều hồ sơ sẽ phải dừng lại đã gây hoang mang trong dân. Nguyện vọng của hầu hết nạn nhân là muốn được giám định tình trạng bệnh tật dù được hưởng trợ cấp hay không, và được quan tâm xác minh cụ thể, công bằng từng trường hợp. Được biết sắp tới, Sở LĐTBXH cũng sẽ có văn bản xin ý kiến của Bộđồng ý với phương án tổ chức giám định cho những nạn nhân đã có hồ sơ bệnh án chứ không quá chú trọng vào mốc thời gian trước hay sau tháng 4 năm 2009. Bên cạnh đó, Hội Nạn nhân CĐDC cũng mong mỏi được quan tâm thiết thực hơn nữa ở các cấp chính quyền và các nhà hảo tâm để Hội có điều kiện giúp đỡ, sẻ chia với hội viên nhiều hơn.
Thuỳ Vinh