Nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử của nhà chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu

13/12/2017 14:29

(Baonghean.vn)- Nhà trưng bày tại Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu (Nam Đàn) đang lưu giữ hàng trăm hiện vật, hình ảnh tái hiện một phần tuổi trẻ và sự nghiệp cứu nước của cụ Phan.

» Khám phá khu di tích quốc gia đặc biệt về chí sĩ Phan Bội Châu ở Nghệ An

» Phan Bội Châu - người thức tỉnh một thế hệ thanh niên Việt Nam

Được xây dựng từ năm 1997 do Nhật Bản tài trợ, khu trưng bày hiện vật hiện vật theo các chủ đề: quê hương, gia đình, tuổi trẻ và sự nghiệp cứu nước của cụ PBC.
Được xây dựng từ năm 1997 do Nhật Bản tài trợ, khu trưng bày hiện vật được bố trí theo các chủ đề: quê hương, gia đình, tuổi trẻ và sự nghiệp cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Ảnh: Thành Cường
Nhà trưng bày phụ trợ được xây dựng trên diện tích 600m2 ở phía Tây khu lưu niệm, với hơn 100m2  sử dụng để trưng bày, đã tái hiện được những nét cơ bản cuộc đời và sự nghiệp cứu nước của cụ Phan Bội Châu thông qua hàng trăm bức ảnh tư liệu, hiện vật gốc  và các tài liệu khoa học khác.
Nhà trưng bày phụ trợ được xây dựng trên diện tích 600m2 ở phía Tây khu lưu niệm, đã tái hiện được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Nơi đây lưu giữ hàng trăm bức ảnh tư liệu, hiện vật gốc và các tài liệu khoa học khác. Ảnh: Thành Cường
Đầu năm 2017, nằm trong dự án tu bổ, tôn tạo Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu, nhà trưng bày phụ trở được sửa chữa, mở rộng diện tích trưng bày và bổ sung nhiều hiện vật.
Đầu năm 2017, nằm trong dự án tu bổ, tôn tạo Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu, nhà trưng bày phụ trợ được sửa chữa, mở rộng diện tích trưng bày và bổ sung nhiều hiện vật. Ảnh: Thành Cường
Với phương pháp trưng bày hiện đại như sắp đặt hiện vật theo các cụm chủ đề, lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu, hộp hình, sa bàn tăng thêm tính sinh động cũng như sức thuyết phục của hiện vật, hình ảnh về cuộc đời của cụ Phan.
Tại đây có phương pháp trưng bày hiện đại như sắp đặt hiện vật theo các cụm chủ đề, lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu, hộp hình, sa bàn tăng thêm tính sinh động cũng như sức thuyết phục của hiện vật, hình ảnh về cuộc đời của cụ Phan. Ảnh: Thành Cường
Đặt biệt, khu trưng bày được trang bị thêm hai màn hình tra cứu, phục vụ khách tham quan muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về thân thế, sự nghiệp của chí sỹ Phan Bội Châu.
Đặt biệt, khu trưng bày được trang bị thêm hai màn hình tra cứu, phục vụ khách tham quan muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về thân thế, sự nghiệp của chí sỹ Phan Bội Châu. Ảnh: Thành Cường
Ngoài ra, chủ đề trưng bày được nhấn mạnh đó là mối quan hệ hữu hảo giữa Phan Bội Châu và bác sỹ Asaba Sakitaro cũng như mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản.
Một trong những chủ đề trưng bày được nhấn mạnh đó là mối quan hệ hữu hảo giữa nhà chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu và bác sỹ Asaba Sakitaro cũng như mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản. Ảnh: Thành Cường
Điển hình đó là hình ảnh tấm bia đá cao 2.7m, rộng 0.8m, mô phỏng theo “Bia báo ân”  do cụ PBC lập nên ở Fukuroi ( Nhật Bản) để tạ ơn một người bác sỹ tên là Asaba Sakitaro đã giúp đỡ ông trong những ngày tháng hoạt động cách mạng tại Nhật.
Điển hình đó là hình ảnh tấm bia đá cao 2.7m, rộng 0.8m, mô phỏng theo “Bia báo ân” do cụ Phan Bội Châu lập nên ở Fukuroi (Nhật Bản) để tạ ơn bác sỹ Asaba Sakitaro đã giúp đỡ ông trong những ngày tháng hoạt động cách mạng tại Nhật. Ảnh: Thành Cường
Sau khi sửa chữa, nâng cấp, nhà trưng bày phụ trợ thuộc Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu ở Nam Đàn sẽ trở thành một địa chỉ quan trọng, nơi lưu giữ và giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của người chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu đến với nhân dân cũng như du khách mọi miền đất nước
Sau khi sửa chữa, nâng cấp, nhà trưng bày phụ trợ thuộc Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu ở Nam Đàn sẽ trở thành địa chỉ quan trọng, nơi lưu giữ và giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của người chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu đến với nhân dân cũng như du khách mọi miền đất nước. Ảnh: Thành Cường

Thành Cường

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử của nhà chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO