Nói với con về tiền

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Tiền là thứ vô tri nhưng có quyền lực vô song. Tiền giá trị thế nhưng cũng hiểm nguy thế. Người lớn biết rõ vậy, sao lại không sớm dạy trẻ con để chúng thấu suốt, nuôi dưỡng khái niệm tiền bạc một cách đúng đắn? Nếu không biết cách kiểm soát tiền thì tiền sẽ kiểm soát chúng ta.

Con gái tôi năm nay 11 tuổi và cháu đang là chủ sở hữu một “kho báu” - cách cháu gọi khoản tiết kiệm của mình, với 6 số 0 - khá nhiều so với các bạn cùng trang lứa. “Kho báu” này được cháu tích luỹ từ rất nhiều nguồn thu: tiền tiêu vặt ba mẹ cho hàng tháng; tiền thưởng thành tích học tập trong năm; tiền nhuận bút (cháu đang tham gia viết bài cho các tờ báo thiếu niên, nhi đồng); tiền mừng tuổi…

Vợ chồng tôi dạy con những bài học đầu đời về tiền từ rất sớm, tầm 3-4 tuổi, qua các trò chơi, hoạt cảnh, qua những buổi đi chợ cùng mẹ… Năm cháu lên 6 tuổi, mừng sự kiện nhập học lớp 1, cháu rất vui khi được ba mẹ đồng ý cho giữ toàn bộ số tiền của mình từ các nguồn thu nêu trên, và toàn quyền ứng xử với số tiền ấy theo cách mà cháu muốn - miễn là phải báo cáo trung thực, trình bày lý do tiêu tiền rõ ràng với bố mẹ. Chúng tôi cũng nói rõ với con là việc báo cáo này sẽ kết thúc vào năm con tròn 18 tuổi. Lúc đó, chúng tôi hy vọng rằng con sẽ hoàn toàn tự do về tiền bạc theo nghĩa chủ động cả thu lẫn chi.

bai-viet-day-tre-tiet-kiem-tien-chia-khoa-quan-ly-tc-tuong-lai-desktop-1366x560.jpg
Không bao giờ là quá sớm để dạy con về tiền. Ảnh minh hoạ: Internet

Tình cờ chia sẻ câu chuyện này với các gia đình bạn bè, vợ chồng tôi gặp phải khá nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là chỉ trích. Phần đa đều cho rằng chúng tôi là hình mẫu bố mẹ kiểu cách, hình thức, học đòi dạy con kiểu “Tây”, và rằng như vậy sẽ chỉ làm hỏng con đi thôi chứ chẳng được tích sự gì. “Trẻ con ai lại cho cầm tiền!”; “Tí tuổi đầu đã biết gì mà đưa tiền cho nó giữ”; “Chúng mày cẩn thận, coi chừng con đi học gặp phải lừa đảo, nó lại móc hết sạch sành sanh”; “Có tiền là hư người, rồi thì suốt ngày mua sắm linh tinh, đốt vào mấy trò chơi game online cho mà xem”…

Ngẫm lại, mọi người khuyên nhủ cũng có phần đúng, nhưng cái sự đúng dựa trên nỗi ái ngại chung chung ấy không là cái chuẩn mà vợ chồng tôi cho rằng nhất thiết phải noi theo. Dưới góc nhìn cá nhân, chúng tôi nghĩ không bao giờ là quá sớm để dạy con về tiền. Hiểu đúng về giá trị của tiền, học cách tiêu tiền quan trọng không kém việc học cách giữ tiền và kiếm tiền. Đây chắc chắn phải là khoá học bắt buộc, cần thiết với mọi đứa trẻ.

Phần lớn chúng ta đều mê tiền. Tiền có ma lực thần kỳ lắm, kể cả người thờ ơ nhất với mọi sự, nghe đến tiền cũng phải dỏng tai lên. Thế nên dân gian mới có câu, nôm na: Những gì không thể mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền! Nghe thô, nhưng mà thật. Đồng tiền nối liền khúc ruột, là phần lớn nguồn cơn dẫn đến buồn, vui, sướng, khổ của loài người. Người ta vinh nhục vì tiền, được thiên hạ nể vì trọng vọng hay khinh rẻ coi thường cũng vì tiền. Tiền là thứ vô tri nhưng có quyền lực vô song. Tiền là tiên nhưng tiền cũng bạc. Tiền giá trị thế nhưng cũng hiểm nguy thế. Người lớn biết rõ vậy, tại sao lại không sớm dạy trẻ con để chúng thấu suốt, nuôi dưỡng khái niệm tiền bạc một cách đúng đắn? Nếu không biết cách kiểm soát tiền thì tiền sẽ kiểm soát chúng ta.

images.giaoducthoidai.vn-uploaded-2023-tmgtjq-2023_08_07-_day-con-tiet-kiem-3-7019.jpg
Nếu không biết cách kiểm soát tiền thì tiền sẽ kiểm soát chúng ta. Ảnh minh hoạ: Internet

Vợ chồng tôi dạy con rằng, tiền là phương tiện chứ không phải là mục đích. Nhiều người sống cả đời vật lộn buồn khổ vì tiền bởi lẫn lộn hai điều này. Tiền dùng để xây nhà dựng cửa chứ không kiến tạo được tổ ấm gia đình; tiền để mua sắm nội thất tiện nghi nhưng không mua được sự thảnh thơi mãn nguyện; tiền để mua thức ăn ngon nhét đầy tủ lạnh nhưng không mua được cảm giác hạnh phúc khi ăn một bữa cơm đầm ấm sum vầy; tiền để mua chức chạy quyền, thậm chí trốn tránh ngục tù nhưng rốt cuộc cũng chẳng mua được sự tha thứ của toà án lương tâm và nhân quả…

Khi dạy con về tiền, bài học đầu tiên phải là bài học tiêu tiền thông qua sự sàng lọc, trì hoãn sự hài lòng, thoả mãn nhất thời. Tiêu tiền dễ lắm mà cũng khó lắm. Con vào cửa tiệm, nhìn chú gấu bông, thích quá muốn mua liền tay; nhưng bố mẹ dạy con chậm một nhịp, nghĩ kỹ lại xem ở nhà mình đã có bao nhiêu chú gấu, chú gấu này và những chú gấu ở nhà khác nhau cái gì về thiết kế, màu sắc, chất liệu, kích thước…, nếu khác thì có đáng để mua thêm không, và nếu không khác nhiều thì có nên mua thêm không. Quá trình chững lại một nhịp để suy nghĩ ấy dần dà tạo cho con thói quen cân nhắc tiêu tiền vào những việc thật cần, tránh lãng phí. Khi con biết cách tiêu tiền tốt rồi, bố mẹ lại gợi mở, hướng con đến những kênh giữ tiền hiệu quả. Vợ chồng tôi cho rằng khi một đứa trẻ hiểu đúng về tiền, biết cách tiêu tiền, giữ tiền giỏi, thì bài học cuối cùng là kiếm tiền có thể cũng chẳng cần dạy nữa vì tự chúng sẽ biết thôi.

Mấy ngày nay, nói với con về tiền càng mang tính thời sự khi liên tiếp xảy ra những vụ việc rúng động: bảo mẫu bắt cóc và sát hại cháu bé 2 tuổi đòi tiền chuộc; nghi phạm giết, phân xác á khôi 17 tuổi vì món nợ 50 triệu đồng; đâm chết người vì đòi tiền trên bàn nhậu; hàng loạt diễn viên, người mẫu… vì tiền mà bất chấp quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật… Đáng sợ thế đấy! Tiền, nếu được đặt ở vai trò là đầy tớ, nó sẽ là một đầy tớ tốt; nhưng nếu nâng lên vai trò là ông chủ, nó sẽ là một ông chủ tồi. Thế nên, nói với con về chuyện tiền chẳng bao giờ là quá sớm, bởi nếu bạn không dạy con thì sau này sẽ có người khác thay thế bạn, chẳng hạn như chủ nợ, cảnh sát, và thậm chí là những kẻ lừa đảo. Và cái giá lúc đó sẽ là quá đắt…

tin mới

Hạnh phúc số 0

Hạnh phúc số 0

(Baonghean.vn) - Có những người sống cả đời vẫn khó mà ngộ được chữ “có” và “không”. Nhiều khi cái “có” thành cái “không” nhẹ bẫng vô chừng, cái “không” thành cái “có” đến bất thình lình không lường trước được.

Tha thứ và khoan dung

Tha thứ và khoan dung

(Baonghean.vn) - Sự đẹp đẽ, cao thượng, vị tha nhất trên đời này không phải dành để đối đãi với người, mà đối đãi với chính mình. Khi buông xả thứ tha được cho nỗi giận hờn của chính mình, thì đồng thời mình đã đạt được cấp độ thứ tha cao hơn dành cho người.

Trao cho ai đó một cơ hội

Trao cho ai đó một cơ hội

(Baonghean.vn) - Tôi luôn tin rằng, cơ hội như một món quà, giá trị của nó được tiếp nối trường tồn nhờ việc người nhận quà biết ơn và tiếp tục trao gửi chúng đến những người cần khác.

Đâu rồi tinh thần tôn sư trọng đạo?

Đâu rồi tinh thần tôn sư trọng đạo?

(Baonghean.vn) -Thật đau đớn và xấu hổ khi xem những clip đang lưu truyền trên mạng xã hội về vụ việc một cô giáo bị một đám đông học sinh ẩu đả ngay trong không gian một lớp học được cho là ở Tuyên Quang.

Quá tải… chữa lành

Quá tải… chữa lành

(Baonghean.vn) -Chữa lành có thể được xem là nhu cầu của cả một thế hệ - khi con người quá căng thẳng với hiện thực đời sống nhiều bất ổn trong một thời gian dài. Nhưng càng đi vào “thị trường chữa lành”, càng thấy nhiều điều chệch hướng.

Chấp nhận mất đi

Chấp nhận mất đi

(Baonghean.vn) - Hạnh phúc đôi khi không phải là đón nhận sự tròn vẹn, viên mãn, mà rất nhiều khi ta cảm nhận được hạnh phúc nhờ biết cách chấp nhận mất đi. Chấp nhận mất đi là chấp nhận buông bỏ, chấp nhận như nó vốn có, chấp nhận những điều bất như ý. 

Điều không bình thường

Điều không bình thường

(Baonghean.vn) - Chúng tôi dành cho việc tìm hiểu điều kiện sống, nền nếp sinh hoạt học tập của các học sinh từ vùng sâu vùng xa về trung tâm huyện ở trọ để theo học cấp học THPT. Thấy ở đó, là những đứa trẻ thiếu vắng sự quản lý của gia đình.

Hạnh phúc cũng cần phải học

Hạnh phúc cũng cần phải học

(Baonghean.vn) - Muốn hạnh phúc cũng cần phải học đấy. Là học cách trân trọng thân tâm mình, học cách biết ơn vạn vật, học cách chấp nhận rồi vượt qua những buồn khổ trong đời, học cách tin vào những điều tốt đẹp.

Những đứa trẻ 'gánh' ước mơ người lớn

Những đứa trẻ 'gánh' ước mơ người lớn

(Baonghean.vn) - Ước sao đôi vai bé nhỏ của các con không oằn xuống vì ước mơ lớn lao của cha mẹ, mà thật sự thẳng lưng bước tới trên con đường tri thức bằng mong muốn của chính mình, dựa trên sự trợ lực và định hướng đầy yêu thương của đấng sinh thành.

Gỡ bớt mặt nạ ra, và sống!

Gỡ bớt mặt nạ ra, và sống!

(Baonghean.vn) - Có một làn sương mù mờ giáp ranh giữa mặt nạ và mặt thật, giữa nguỵ trang nhân cách và nhân cách, giữa cái tôi bản thể và cái tôi xã hội, giữa mạng ảo và đời thực… Làm sao để mặt nạ chỉ là một phần của bản thể chứ không ăn mòn nuốt chửng bản thể? Phải gỡ bớt mặt nạ ra, và sống!

Chúng mình còn quá trẻ để buồn thêm…

Chúng mình còn quá trẻ để buồn thêm…

(Baonghean.vn) - Xã hội ngày càng tân tiến hơn nhưng con người lại ngày càng thụt lùi hơn trong đời sống tinh thần. Họ yếu đuối, uỷ mị, dễ dàng để sự buồn nản kéo xuống dốc, năng lượng tích cực ít ỏi đến mức không đủ để vực họ dậy trong hố sâu chán chường.

Bảo vệ giấc mơ

Bảo vệ giấc mơ

(Baonghean.vn) - “Đừng bao giờ để ai đó nói rằng, con không thể làm được việc nào đó. Kể cả bố cũng không được phép nói thế. Con có một giấc mơ, con phải bảo vệ nó. Con muốn điều gì đó, hãy có được nó”.

'Tầm thường hoá' sự nổi tiếng

'Tầm thường hoá' sự nổi tiếng

(Baonghean.vn) -Sẵn sàng cởi đồ để livestream bán hàng thu hút được nhiều “mắt” xem; đăng video nói nhảm, thậm chí chửi bới dung tục, bậy bạ để hút view; nam giả nữ, nữ giả nam, mặc đồ sexy uốn éo trước màn hình; các “giang hồ mạng” lên Facebook, TikTok thách thức “xơi tái” người này người nọ…

Học cách lắng nghe

Học cách lắng nghe

(Baonghean.vn) - Từ bé đến lớn, chúng ta được dạy nhiều về kỹ năng nói chuyện, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm người đối thoại say mê bằng ngôn ngữ; nhưng còn một kỹ năng quan trọng khác nữa mà phần lớn trong chúng ta đều thiếu: Kỹ năng lắng nghe!

Đừng áp đặt!

Đừng áp đặt!

(Baonghean.vn) - Cách thực hiện thí điểm mô hình tiên tiến trên diện rộng đã đặt phụ huynh vào tình thế khó xử. Vì vậy nên cân nhắc hạn chế việc thí điểm trường tiên tiến theo diện rộng, để tránh sự áp đặt, dẫn đến thiếu tính nhân văn.

Cái giá của sự hoàn hảo

Cái giá của sự hoàn hảo

(Baonghean.vn) - Hạnh phúc chân thật thường rất giản dị, không cần bất kì ai công nhận; hạnh phúc giả vờ luôn cần nâng đỡ bởi những bong bóng ảo tưởng của lời khen.

Trung thu của người lớn

Trung thu của người lớn

(Baonghean.vn) - Có lúc, có nơi, Trung thu của người lớn là cuộc chạy đua về tiền tài, vật chất; dưới ánh trăng là những quy đổi sòng phẳng và không sòng phẳng về lợi ích. Ở đâu đó, Trung thu không còn là biểu tượng mà trở thành những vật thể hữu hình, ẩn chứa những tham vọng hữu hình.

Những mùa Trung thu cũ

Những mùa Trung thu cũ

(Baonghean.vn) - Có lẽ thời gian là thứ khiến mỗi chúng ta khi nhìn lại đều thấy khắc nghiệt nhất. Chớp mắt, những đứa trẻ lên chín, lên mười bỗng nhiên trở thành người lớn lúc nào không hay. Những mùa Trung thu cũ lùi xa dần, chỉ còn lại trong ký ức.

Trở thành chính mình

Trở thành chính mình

(Baonghean.vn) - Càng lớn, tôi càng nhận ra rằng, việc nhìn vào ai đó rồi noi theo để tạo tác thành một cái tôi giông giống, na ná họ không khó; điều khó nhất trên đời này là thực sự trở thành chính mình.

Phía sau đám cháy

Phía sau đám cháy

(Baonghean.vn) - Phía sau đám cháy là nỗi đớn đau và xót thương vô tận; là những hồi chuông gióng giả gõ vào nhận thức, lương tri và trách nhiệm của bộ máy công quyền và toàn xã hội; và là tình người - trọn vẹn tình người đã được trao đi với tất thảy ấm áp, yêu thương.

Định vị hạt lúa

Định vị hạt lúa

(Baonghean.vn) - Vấn đề đặt ra là cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ các cấp, ngành và người trồng lúa để triển khai diện rộng những giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, như vậy mới nhanh chóng định vị được vị thế hạt lúa, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Gieo hạt giống

Gieo hạt giống

(Baonghean.vn) - Sau những tháng ngày gắn bó với cơ sở, gần gũi sâu sát nhân dân, được thực tiễn công tác bồi dưỡng, họ - những cán bộ sở, ngành tăng cường về xã sẽ trở thành những hạt giống tốt!

Làm phượng thì múa…

Làm phượng thì múa…

(Baonghean.vn) - Câu dân gian xưa “làm phượng thì múa, làm nghê thì chầu” vẻ như khá sát để làm kinh nghiệm chọn nhà đầu tư tốt.

Nếu có một điều ước

Nếu có một điều ước

(Baonghean.vn) - Có câu chuyện vui ẩn dụ về sự tham lam vô tận của con người: Bụt hiện ra và cho ta một điều ước, ta sẽ ước gì? Loài người không ngần ngại mà nói ngay rằng: Con ước có nhiều điều ước hơn nữa!

Chọn ngồi thật yên

Chọn ngồi thật yên

(Baonghean.vn)-Chúng ta mải miết kết nối với cả thế giới, mong cầu hiểu tường tận về mọi sự trên đời, mà ít khi kết nối với chính bản thân mình-một tiểu vũ trụ tinh diệu, phức tạp, mầu nhiệm, với vô vàn những tinh cầu dễ tổn thương, cần được chở che bằng sự thấu hiểu đến tận cùng.

Chuyện của ngày mai

Chuyện của ngày mai

(Baonghean.vn) - Theo vận hành tự nhiên, ngày mai nhanh chóng trở thành hôm nay, tương lai nhanh chóng trở thành hiện tại… Nếu cứ ngồi yên một chỗ nghĩ bao điều viển vông mà chẳng có hành động cụ thể để biến chúng thành sự thật, thì ngày mai sẽ chẳng bao giờ đến. 

Quyền tự do thất bại

Quyền tự do thất bại

(Baonghean.vn) -Mọi người thường nghe và ngẫm nghĩ về sự thành công. Điều đó tốt thôi, song dưới góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng chúng ta cũng cần tư duy cả về những thất bại nữa.

Lời nói tựa đao gươm…

Lời nói tựa đao gươm…

(Baonghean.vn) -Hai chuyện dậy sóng Facbook tuần qua có một điểm chung, đó là đều phải gánh chịu thị phi cay nghiệt của người đời. Thị phi không hình không ảnh mà sắc bén hơn tất thảy vũ khí trên thế gian này. Lời nói tựa dao găm, tựa gươm sắc, thoả sức buông tuồng vung vãi mà không màng hậu quả.

Chọn sống xanh, làm điều nghĩa

Chọn sống xanh, làm điều nghĩa

(Baonghean.vn) - Nâng cao ý thức sống Xanh cho lớp trẻ mới chính là bước đi đúng đắn cho sự cải thiện môi trường trong tương lai. Nhiệt huyết và tư duy trẻ khiến hành động vì môi trường của các bạn trẻ miệt mài, sáng tạo và thiết thực hơn.