Nông dân vùng cao Nghệ An đốt lửa, chế biến thức ăn chống rét cho vật nuôi

May Huyền - Bá Hậu - Vi Mận

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Mùa đông năm nay đến muộn hơn so với mọi năm nhưng rét lạnh tăng cường, liên tục, nên nhiều xã vùng cao, vùng biên giới nhiệt độ xuống thấp dưới 12 độ C, thậm chí xuống đến 5 - 8 độ C vào sáng sớm và ban đêm. Nhằm bảo vệ đàn vật nuôi, các địa phương đã có nhiều biện pháp, phòng chống đói, rét...

Mới 16h30, đàn vật nuôi với 15 con trâu, bò của gia đình ông Lương Văn Núi ở bản Cửa Rào 1 xã Xá Lượng, huyện Tương Dương đã được đưa vào chuồng sưởi ấm. Ông Núi cho biết: Trong thời gian này, nhiệt độ vào sáng sớm và chiều tối thường xuống thấp từ 12 - 80C, nên gia đình ông thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Đó là cho vật nuôi ăn uống đủ chất, chỉ chăn thả lúc mặt trời lên, vào buổi sáng và chiều phải cho vật nuôi vào chuồng, đốt lửa sưởi ấm; tuân thủ giữ vệ sinh chuồng trại luôn khô thoáng. Ngoài ra phải dự trữ thức ăn khô, trồng thêm nhiều loại cỏ từ đầu mùa, hạn chế cho vật nuôi ra ngoài ăn tránh lạnh và trúng sương.

Người dân chuẩn bị thức ăn, che chắn chuồng trại cho trâu bò. Ảnh: May Huyền
Người dân Tương Dương chuẩn bị thức ăn, che chắn chuồng trại cho trâu bò. Ảnh: May Huyền

Ở xã Tam Quang hiện có khoảng 800 hộ chăn nuôi gia súc, với trên 4 nghìn con, là một trong những địa phương đi đầu trong chăm sóc và phát triển đàn vật nuôi ở huyện Tương Dương. Do được xã tuyên truyền từ đầu mùa, người dân đã trồng được 48 ha cỏ và dự trữ sẵn rơm, ngô đảm bảo thức ăn cho trâu bò; thường xuyên lùa đàn tập trung về theo nhóm để đốt lửa sưởi ấm. Đồng thời triển khai đúng lịch tiêm phòng cho vật nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Rút kinh nghiệm từ những năm trước đây, đã có nhiều xã có trâu, bò bị chết do đói, rét và dịch lở mồm long móng, tụ huyết trùng; Năm nay huyện Tương Dương triển khai sớm nhiều giải pháp đến tận các thôn, bản cho người dân. Theo đó chỉ đạo các xã tuyên truyền cho người dân; nếu nhiệt độ xuống thấp dưới 120C thì không được thả trâu bò sớm và không cho gia súc cày kéo vào thời điểm rét đậm, rét hại. Từ đầu năm đến nay, huyện cũng đã vận động nhân dân trồng được hơn 100 ha cỏ các loại, dự trữ rơm khô và cấp ngô giống cho các hộ dân sản xuất trên 49,4 ha đất 2 lúa để tăng nguồn thức ăn cho vật nuôi.

Ở bản Khe Rạn, xã Bồng Khê, Con Cuông có gần 500 con trâu, bò; những ngày này, bà con đã thực hiện nuôi nhốt trâu, bò ở chuồng trại kín gió và cho ăn uống đầy đủ. Theo chia sẻ của ông Lô Xuân Nội ở bản Khe Rạn, xã Bồng Khê: “Trước đây bất kể mưa rét, trâu, bò được thả ăn trên núi nên chúng thường bị lạnh, đói, có trường hợp bị chết. Được cán bộ tuyên truyền, gia đình chủ động nuôi nhốt trâu bò, che chắn tránh gió trong những đợt rét đậm, cho ăn đủ dinh dưỡng để đảm bảo sinh trưởng”.
Người dân xã Môn Sơn gia cố, che chắn chuồng trại cho trâu, bò. Ảnh Bá Hậu
Người dân xã Môn Sơn gia cố, che chắn chuồng trại cho trâu, bò. Ảnh Bá Hậu

Tại xã vùng cao biên giới Môn Sơn, để chủ động đối phó với thời tiết bảo vệ đàn trâu bò gần 2.000 con trên địa bàn xã, ngay từ đầu mùa Đông, xã đã vận động bà con đưa trâu bò về nhà, nuôi nhốt trong chuồng, không thả rông trong rừng; Hướng dẫn người dân gia cố, che chắn lại chồng trại; chủ động nguồn thức ăn và tiêm phòng định kỳ cho trâu, bò.

Theo thống kê, hiện nay huyện Con Cuông có tổng đàn trâu hơn 16 nghìn con; bò 14.779 con; đàn lợn hiện có gần 29 nghìn con; đàn gia cầm có 400 nghìn con. Ngoài việc phòng chống rét cho đàn gia súc, huyện tiếp tục khuyến cáo người dân chăn nuôi theo hướng tập trung kết hợp bán chăn thả, vỗ béo. Tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, làm tốt công tác tiêm phòng vệ sinh thú y không để dịch bệnh xảy ra. 

Anh Vi Văn Nghi ở bản Thái Sơn 2, xã Môn Sơn chế biến thức ăn cho trâu bò trong từ cây chuối, cỏ voi. Ảnh: Bá Hậu
Anh Vi Văn Nghi ở bản Thái Sơn 2, xã Môn Sơn chế biến thức ăn cho trâu bò từ cây chuối, cỏ voi. Ảnh: Bá Hậu

Năm nay rét đậm, rét hại dự báo sẽ còn khắc nghiệt và còn kéo dài. Vì vậy, sự vào cuộc của các ban, ngành, chính quyền địa phương và đặc biệt là ý thức của người dân trong việc bảo vệ đàn vật nuôi là rất cần thiết. Có như vậy đàn vật nuôi mới hạn chế thiệt hại đối với đàn gia súc, gia cầm trong mùa đông giá rét./.                                                    

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.

Hạt sở ở Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn đạt chất lượng cao. Ảnh: Văn Trường

Người dân Nghĩa Đàn mở lối thoát nghèo từ cây sở

(Baonghean.vn) -Những năm gần đây, người dân một số xã ở huyện Nghĩa Đàn tích cực khôi phục, mở rộng diện tích, nâng cao giá trị cho cây sở. Hướng đi này mang lại hiệu quả cao, mở lối thoát nghèo cho người dân các xã miền núi đất đai cằn cỗi.