Nữ giảng viên trẻ với giải thưởng Lương Định Của

(Baonghean) - Sinh năm 1985, nhưng Nguyễn Thị Thúy – nữ giảng viên  trẻ của Khoa Nông Lâm Ngư trường Đại học Vinh đã có trong tay 3 giải thưởng Ngày sáng tạo Việt Nam của World Bank và tháng 10 này, cô cũng là một trong 9 nhà nông trẻ của Nghệ An vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ VI năm 2011 do TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng…

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân đông con ở xã Châu Quang, Quỳ Hợp, Nguyễn Thị Thúy đã quen với việc đồng áng, ruộng vườn. Sau khi tốt nghiệp THPT, cô gái có vẻ bề ngoài nhỏ nhắn nhưng tràn đầy nghị lực ấy đã trở thành sinh viên khoa nông lâm ngư Trường Đại học Vinh. Suốt quá trình học, cô luôn là sinh viên xuất sắc của khoa, của trường. Bước sang năm thứ 3, chương trình học nghiêng về phần thực hành, Thúy được lãnh đạo khoa tạo điều kiện hướng dẫn làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và cô đặc biệt say mê với công việc đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và mất nhiều thời gian này.

Năm 2008, tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi cộng thêm bằng khen của hiệu trưởng trường đại học Vinh dành cho sinh viên có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học và đặc biệt là đề án “Cùng người dân xây dựng vùng trồng rau an toàn bằng sử dụng chế phẩm sinh học tự tạo từ cây cỏ địa phương" mà Thúy tham gia từ khi còn là sinh viên năm thứ 4 cùng với các giáo viên trong khoa đã đạt Giải thưởng Ngày sáng tạo Việt Nam của World Bank, Thúy được nhà trường giữ lại làm giảng viên của khoa Nông Lâm Ngư. Đây là bước ngoặt lớn, chắp cánh cho niềm đam mê nghiên cứu các chế phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp của Thúy.

Được sự tài trợ (khoảng gần 3 triệu đô la) cho tiểu dự án (QIG-C) “Nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư các ngành Nông Lâm Ngư của Trường Đại học Vinh”, Khoa Nông Lâm Ngư đã được đầu tư một hệ thống trang thiết bị, phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm đồng bộ và hiện đại, bao gồm 01 trung tâm phân tích thực nghiệm, 05 phòng thí nghiệm chuyên đề, 15 phòng thí nghiệm thực hành và 3 trại thực nghiệm nông nghiệp và thuỷ sản phục vụ nghiên cứu khoa học. Ban chủ nhiệm Khoa luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động giảng dạy và học tập, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giải quyết các vấn đề từ thực tiễn địa phương.

 Nữ giảng viên trẻ với giải thưởng Lương Định Của ảnh 1

Vườn rau an toàn thử nghiệm

Nữ giảng viên trẻ với giải thưởng Lương Định Của ảnh 2

Nguyễn Thị Thúy (áo vàng) với niềm vui nhận giải thưởng ngày sáng tạo Việt Nam

Nữ giảng viên trẻ với giải thưởng Lương Định Của ảnh 3

Chế phẩm từ thảo mộc thay thế thuốc trừ sâu đã được bà con nông
dân áp dụng thành công

Các đề tài nghiên cứu  đều sát thực với đời sống sản xuất của bà con nông dân giúp bà con tiếp cận nhanh nhất để áp dụng trên đồng ruộng. Sau thành công của việc chế tạo ra sản phẩm thảo mộc từ các loại như hoa cúc, gừng, tỏi, sả, ớt…. để thay thế thuốc trừ sâu sử dụng trồng rau, Thúy và đồng nghiệp đã tiến hành khảo nghiệm thành công trên diện tích khoảng 10 ha đất trồng rau tại xã Nghi Kim (thành phố Vinh). Cái khó nhất vẫn là làm sao để người dân tin vào chất lượng sản phẩm, thay đổi thói quen sử dụng thuốc sinh học bằng thảo mộc góp phần bảo vệ môi trường và bảo đảm ATVSTP cho người tiêu dùng. Bởi vậy cô giáo Thúy cùng đồng nghiệp và các sinh viên trong khoa đã lăn lộn trên đồng ruộng “cầm tay chỉ việc” cho bà con như một người nông dân thực thụ. Đó cũng là tiền đề cho đề án phát triển rau an toàn tại xã Nghi Kim với diện tích khoảng 35ha của 180 hộ dân, đạt sản lượng 180 tấn/1 vụ đảm bảo chất lượng rau an toàn và cung cấp thường xuyên cho 4000 người dân thành phố Vinh và vùng phụ cận. Từ thành công của chương trình, Khoa nông lâm ngư còn mở các ki ốt, đại lí  để giới thiệu và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Nhờ vậy đến nay thương hiệu Rau An toàn của Nghi Kim không chỉ xuất hiện trong các chợ mà còn có mặt trong các siêu thị trên địa bàn.

Đề án thứ 2 mà Thúy tham gia nghiên cứu sau những chuyến cùng sinh viên trực tiếp  khảo sát ở cả các huyện đồng bằng và miền núi như Hưng Nguyên, Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Tương Dương, Quỳ Châu, Quế Phong có tên gọi “Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch cụ công trong sản xuất nông nghiệp” cũng được World Bank trao giải thưởng Ngày sáng tạo Việt Nam năm 2009.  Năm 2011, niềm vui lại đến khi đề án “xây dựng cơ sở sản xuất chế phẩm thảo mộc để trồng rau an toàn tại thành phố Vinh” do cô làm chủ nhiệm  tiếp tục đạt giải thưởng Ngày sáng tạo Việt Nam của Word BanK. Từ đề tài này, Khoa Nông lâm ngư (Đại học Vinh) liên kết với Công ty TNHH Lý Mỹ Hưng đóng trên địa bàn xã Hưng Lộc chuẩn bị xây dựng được 01 cơ sở chế biến thuốc thảo mộc qui mô nhỏ, với công suất năm đầu khoảng 1500 - 2000kg chế phẩm (bột gừng và cúc)/vụ rau, với 10 – 15 công nhân nhằm tạo ra các thuốc trừ sâu thảo mộc thương phẩm cung cấp cho người dân phòng trừ sâu hại trong sản xuất rau an toàn tại Thành phố Vinh và vùng phụ cận. Đề án được xây dựng trên cơ sở mô hình gắn kết của 4 nhà: nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà quản lý.      

Không chỉ say mê nghiên cứu khoa học, cô giáo Thúy còn tích cực hướng dẫn, tạo điều kiện cho các em sinh viên thực hành nghiên cứu. Và  bản thân cô cũng đã được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục- Đào tạo đối với giảng viên hướng dẫn sinh viên NCKH đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2009. Chia sẻ kinh nghiệm thành công của mình, Thúy cho biết: “Phải luôn có ý chí phấn đấu vượt lên khó khăn và niềm đam mê nghiên cứu khoa học, luôn trăn trở với nghề nông nghiệp và người nông dân; năng động, sáng tạo trong nắm bắt và giải quyết vấn đề từ thực tiễn đặt ra…”

Những nỗ lực của giảng viên trẻ Nguyễn Thị Thúy đã được ghi nhận khi cô trở thành 1 trong 9 đại diện của tỉnh Nghệ An vinh dự  nhận giải thưởng Lương Định Của dành cho 100 nhà nông trẻ tiêu biểu khu vực miền Trung năm 2011 do TƯ đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng.

Khánh Ly

tin mới

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.