Obama được chăm sóc sức khỏe như thế nào khi công du nước ngoài

Bác sĩ của Nhà Trắng đều là quân nhân và được sắp xếp di chuyển ở vị trí có thể sống sót nếu xe của Tổng thống bị đánh bom.

obama-duoc-cham-soc-suc-khoe-nhu-the-nao-khi-cong-du-nuoc-ngoai

Một y tá thuộc Đơn vị Y tế Nhà Trắng tiêm cho Tổng thống Obama. Ảnh: Nhà Trắng

Đơn vị Y tế Nhà Trắng (WHMU) là một đơn vị của Văn phòng Quân sự Nhà Trắng, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho tổng thống, phó tổng thống, và các quan chức đến thăm.

Theo LA Times, trong các chuyến công du nước ngoài, hai đội y tế thường đi cùng tổng thống. Một đội bay cùng tổng thống vào ngày đến thăm, còn một đội đã đến nước bạn từ trước để thiết lập các thiết bị y tế. Với cách này, tổng thống sẽ luôn có một đội bác sĩ và y tá đã được nghỉ ngơi và sẵn sàng làm nhiệm vụ. Khi ông Obama thăm Anh năm 2011, có 6 bác sĩ tháp tùng ông, theo Telegraph.

Để chuẩn bị cho chuyến công du nước ngoài, một đội ngũ Nhà Trắng sẽ khảo sát trước thành phố tổng thống đến thăm và môi trường xung quanh, đánh giá các cơ sở y tế và gặp gỡ các bác sĩ nước chủ nhà. "Trong khi mật vụ rà soát, tìm kiếm bom đạn thì chúng tôi rà soát xem liệu có những con bọ không và kiểm tra điều kiện môi trường", bác sĩ Connie Mariano, từng chăm sóc sức khỏe cho các ông Bill Clinton và George Bush, viết.

Chuyên cơ Air Force One của tổng thống Mỹ có các thiết bị y tế để được biến thành phòng phẫu thuật nếu cần. Nó mang theo các loại thuốc và máu dự trữ cho tổng thống và đệ nhất phu nhân. Theo Telegraph, đội ngũ y tế luôn mang sẵn máu AB - nhóm máu của ông Obama để đề phòng trường hợp bị ám sát hoặc tai nạn nghiêm trọng.

Năm 1994, khi ông Bill Clinton lên kế hoạch cho một chuyến đi nước ngoài, bác sĩ Mariano cho biết Bob Ramsey, một đại tá và chuyên gia về máu, đã gửi cho các bác sĩ tại bệnh viện nước chủ nhà nhóm máu sai - lỗi y tế có khả năng gây tử vong. Ramsey sau đó bị sa thải.

Vào thời chính quyền Clinton, một bác sĩ và y tá Nhà Trắng thường tháp tùng đệ nhất phu nhân khi bà công du nước ngoài mà không đi cùng tổng thống. Tuy nhiên, bà không có một đội ngũ y tế tháp tùng trong hoạt động bình thường hàng ngày, Rob Darling, từng là bác sĩ cho cựu tổng thống Clinton, cho biết.

Năm 2009, khi được đặt câu hỏi về sự sắp xếp dành cho bà Michelle Obama, phát ngôn viên Nhà Trắng từ chối trả lời.

Tất cả bác sĩ của Nhà Trắng đều là quân y từng được huấn luyện chiến đấu. Họ cũng trải qua thêm một năm huấn luyện khi gia nhập đơn vị y tế của Nhà Trắng.

Các bác sĩ coi vai trò của họ giống như mật vụ trong việc "đảm bảo chính quyền luôn được điều hành", bảo vệ lãnh đạo đất nước không chỉ trước nguy cơ ám sát mà còn các căn bệnh như đau tim, ung thư, theo Darling.

Khi đi cùng đoàn xe của tổng thống, các bác sĩ và y tá được sắp xếp vị trí ở ngay bên ngoài "vùng chết" - tức là càng gần tổng thống càng tốt nhưng phải đủ xa để có khả năng sống sót khi bị bắn trúng do đạn lạc hay xe limousine chở tổng thống bị đánh bom.

Các nhân viên y tế thường mặc quần áo dân sự, vì những người mặc quân phục thường là mục tiêu dễ bị tấn công hơn.

"Bạn không thể điều trị cho tổng thống nếu bạn chết", bà Mariano nói.

Theo VNE

tin mới

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân