Phá Đánh áp dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất
(Baonghean.vn) Trong chuyến lên công tác tại huyện miền núi Kỳ Sơn, chúng tôi trở lại xã Phá Đánh khi trận lũ quét hồi tháng...
(Baonghean.vn) Trong chuyến lên công tác tại huyện miền núi Kỳ Sơn, chúng tôi trở lại xã Phá Đánh khi trận lũ quét hồi tháng 7 vẫn đang còn dư âm. Vượt gần 15km từ Thị trấnMường Xén trên con đường ngập bùn nhão nhoét,chúng tôi mới đến được trụ sở của UBND xã.
Tiếp chúng tôi, ông Kha Văn Chắn, Phó Chủ tịch UBND xã, hồ hởi cho biết: "Phá Đánh là một xã nội địa, đặc biệt khó khăn, toàn xã có hơn 657 hộ với khoảng 3.000 nhân khẩu (2 dân tộc chính là Khơ mú và Thái) sống rải rác tại 10 bản làng. Trong đó, có những bản nằm sâu trong rừng như bản Hồi Nhúc, bản Sắn phải đi mất 3 tiếng mới đến trung tâm bản. Là xã khó khăn nên hiện nay, tỉ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn gần 93%.
Người dân Phá Đánh đang dần vươn lên thoát nghèo
Tuy nhiên, nếu so sánh một Phá Đánh cách đây vài năm với bây giờ, nhiều người sẽ thấy có một sự thay đổi đến đáng mừng. Hiện nay, nhiều hộ trong xã đã phối hợp với các cấp, ngành vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để. Có được thành công đó, xã đã triển khainhiều mô hình phát triển kinh tếđể người dân có điều kiện học tập và làm theo.
Từ năm 2006 đến nay, nhiều mô hình như: khuyến nông, ươm cá giống, nuôi lợn đen, trồng sắn cao sản đã làm thay đổi cách làm, cách nghĩ của người dân nơi đây trong chăn nuôi sản xuất. Điển hình như mô hình làm thí điểm trồng ngô lai (EPM) do Lúc xăm bua tài trợđã thu hút được 75 hộ dân tại bản Kẹo Lực 3 tham gia. Đến nay, do hiệu quả của mô hình, người dân trong xã đổ xô trồng ngô, diện tích ngôđược mở rộng đến 250 ha, nâng cao thu nhập của người dân.
Anh Lê Xuân Hùng, bản Piềng Phô), là một trong những hộđi tiên phong trong việc thí điểm mô hình trồng ngô lai. Kết thúc 3 tháng trồng, anh Hùng thu về gần 9 tấn ngô bông, mỗi tấn có giá đến 3 triệu đồng. Như vậy, mỗi mùa ngô, anh Hùng thu về gần 30 triệu đồng. Anh Hùng chia sẻ: "Cũng may có mô hình trồng ngô mà gia đình chúng tôi có thu nhập cao nên không còn lo đói nữa".
Bên cạnh đó, hiện tại xã đang có mô hình trồng sắn cao sản hứa hẹn cho hiệu quả cao. Toàn xã đang trồng gần 100 ha sắn đã được hơn 5 tháng, gần cho thu hoạch. Theo ông Chắn thì loại sắn này rất nhiều củ và bán được giá. Cùng với đó, mô hình thuộc dự án dệt thổ cẩm đang được triển khai hầu hết tại các gia đình người Thái trong xã. Được sự hỗ trợ của dự án Lúc -xăm- bua, Liên minh HTX Nghệ An đã phối hợp với UBND huyện và các xã có tiềm năng phát triển nghề dệt thổ cẩm như: xã Hữu Lập, Phà Đánh... tổ chức hàng chục lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ, giúp chị em ngoài việc đi nương làm rẫy, có thêm nghề phụ cho thu nhập đáng kể, góp phần nâng cao đời sống cho gia đình. Các lớp dạy nghề không chỉ dành riêng cho chị em đã có gia đình, mà còn thu hút đông đảo lớp trẻ có tay nghề cao tham gia trong việc dạy truyền nghề, phát triển nghề truyền thống cho các thế hệ sau.
Lâu nay, người dân thường canh tác nông nghiệp lạc hậu, mà ít chú trọng đến các yếu tố về khoa học kỹ thuật. Nhận thấy được điều đó, một số mô hình khuyến nông đã được triển khai tại xã Phá Đánh. Tham gia mô hình, người dân sẽđược hỗ trợ 100% giống, phân bón. Từ khi được học tập từ mô hình, được hướng dẫn về cách gieo mạ, bón phân, cho đến khâu phun thuốc trừ sâu nên năng suất lúa ngày càng được nâng cao. Đến nay, Phá Đánh đã trồng được hơn 400 ha lúa, trong đó có hơn 10 ha lúa nước đạt năng suất cao.
Trước khi rời Phá Đánh, Phó Chủ tịch UBND xã nói với tôi: "Nếu có điện, có nước, xã chúng tôi sẽ dần thoát được nghèo, đời sống của người dân nơi đây sẽ dần được nâng cao trong một thời gian không xa".
Phạm Bằng