Phân định rõ mốc địa giới hành chính giữa Nghi Văn, Nghi Kiều và Đại Sơn

28/10/2016 17:35

(Baonghean.vn) - Ngày 28/10, Sở Nội vụ chủ trì khảo sát thực địa ranh giới hành chính giữa hai xã Nghi Văn, Nghi Kiều - Nghi Lộc, và Đại Sơn - Đô Lương nhằm xác định rõ mốc địa giới hành chính (ĐGHC) giữa hai xã giáp ranh thuộc hai huyện.

Cùng đi với đoàn có đại diện Sở Tài nguyên & Môi trường, các ban, ngành liên quan và chính quyền hai huyện, chính quyền các xã Nghi Kiều, Nghi Văn và Đại Sơn.

Sở Nội vụ chủ trì thực địa các điểm ranh giới hành chính cần được hiệp thương.
Sở Nội vụ chủ trì thực địa các điểm ranh giới hành chính cần được hiệp thương.

Điểm tranh chấp ranh giới hành chính giữa Nghi Văn - Đại Sơn, Nghi Kiều - Đại Sơn đã tồn tại hơn 20 năm. Cũng từ sự tranh chấp này đã gây những khó khăn trong việc quản lý hành chính của chính quyền địa phương cũng như việc sản xuất và sinh hoạt của người dân các bên. Đây được xem là điểm khó nhất trong 32 điểm ranh giới hành chính còn tranh chấp trên địa bàn tỉnh.

Thực địa tại đập tràn để phân định mốc ranh giới (đây là điểm  mốc còn gây tranh cãi bởi khó xác định được tim lòng đập khi con nước lên xuống ).

Thực địa tại đập tràn để phân định mốc ranh giới. Đây là điểm mốc còn gây tranh cãi bởi khó xác định được tim lòng đập khi con nước lên xuống.

Buổi hiệp thương để phân định ranh giới hành chính giữa hai xã được thực hiện trên cơ sở thực địa và thỏa thuận giữa chính quyền hai bên có sự chứng kiến của Sở Nội vụ nhằm giữ nguyên hiện trạng sử dụng và giải quyết thỏa đáng những vướng mắc còn tồn đọng.

Tuyến ĐGHC của Nghi Văn và Đại Sơn có chiều dài 7 km. Hiện tại một số hộ dân thuộc sự quản lý hành chính của xã Đại Sơn vẫn còn sinh sống trên địa bàn xã Nghi Văn, và ngược lại hiện vẫn còn một số hộ dân Đại Sơn xâm canh trên diện tích nằm trên địa bàn xã Nghi Văn.

Cụ thể, hiện tại các hộ dân Nghi Văn đang sử dụng đất trong ĐGHC xã Đại Sơn khoảng 521 thửa đất, với diện tích khoảng 220.774m2. Trong ĐGHC xã Nghi Văn, công dân xã Đại Sơn đang sử dụng tổng số diện tích khoảng 22.361m2 trên 24 thửa đất.

Xác định mốc giới tại Nghĩa trang mà công dân hai xã còn sử dụng chung.
Xác định mốc giới tại Nghĩa trang mà công dân hai xã còn sử dụng chung.

Sau quá trình thực địa và sự hiệp thương giữa hai xã Nghi Văn và Đại Sơn có sự chứng kiến của Sở Nội vụ, hiện toàn tuyến ĐGHC giữa hai xã cơ bản theo hiện trạng sử dụng đất mà nhân dân 2 xã đang quản lý. Thống nhất chuyển toàn bộ diện tích xâm cư khoảng 220.77m2 về cho xã Nghi Văn; đường ĐGHC được chia mới theo hiện trạng sử dụng. Còn vùng xâm canh khoảng 22361 m2 gồm 7 thửa được chuyển về cho xã Đại Sơn quản lý.

Đối với đường ĐGHC giữa hai xã Nghi Kiều - Nghi Lộc và Đại Sơn - Đô Lương, công tác quản lý ĐGHC còn tồn tại một số điểm cần giải quyết. Hiện tại theo bản đồ ĐGHC của xã Đại Sơn diện tích khoảng 90.889m2, xã Nghi Kiều đang sử dụng khoảng 7ha, xã Đại Sơn sử dụng khoảng 2,08 ha. Ngược lại theo bản đồ ĐGHC xã Đại Sơn nhân dân xã Nghi Kiều đang sử dụng khoảng 40.736 m2.

Sau khi hiệp thương giữa hai xã Nghi Kiều - Đại Sơn và sự chỉ đạo chung của tỉnh với sự chứng kiến và phân giải giữa chính quyền 2 xã thì đa số những diện tích còn tranh chấp đã được thỏa thuận để nguyên hiện trạng và ranh giới hành chính mới sẽ được chia theo hiện trạng sử dụng. Tuy nhiên tại buổi hiệp thương vẫn còn một số điểm tranh chấp mà chính quyền hai bên chưa thỏa thuận được.

Sau buổi thực địa, 2 điểm vướng còn lại tại khu vực Nghĩa trang trên địa bàn xóm 10 xã Nghi Kiều và đập tràn vùng Bàu Cơm… đã được các bên phân định làm rõ và có sự đồng thuận cao giữa hai bên chính quyền.

Sau khi đạt được thỏa thuận trong quá trình thực địa các bên sẽ tiến hành ký biên bản giao ước; Sở Tài nguyên Môi trường cũng sẽ tiến hành cắm mốc địa giới hành chính mới.

Dự kiến thời gian tới, Sở Nội vụ sẽ chủ trì cũng các ban ngành liên quan tiếp tục giải quyết các điểm tranh chấp tại các điểm chưa rõ mốc ĐGHC thuộc các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Đô Lương, Tân Kỳ…

Thanh Nga

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Phân định rõ mốc địa giới hành chính giữa Nghi Văn, Nghi Kiều và Đại Sơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO