Phát huy vai trò của khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Giai đoạn 2011 -2015 là giai đoạn nước ta sẽ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặt ra cho KH&CN của tỉnh nhiều cơ hội và những thách thức cần phải nắm bắt, phát huy.
Nghệ An có tiềm năng về thiên nhiên, con người rất lớn, nhiều cơ sở giáo dục- đào tạo, KHCN có tầm cỡ vùng và quốc gia là điều kiện thuận lợi trong tiếp cận nhanh với KHCN ở bên ngoài; tiếp cận với nhiều thành tựu KHCN tiên tiến của thế giới, có nhiều cơ hội lựa chọn tìm kiếm công nghệ phù hợp để đầu tư đổi mới và ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào phát triển sản xuất, kinh doanh.
Xu thế hội nhập quốc tế, hướng tới xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức- cũng như xu thế hợp tác quốc tế trong phát triển KHCN, tạo ra những điều kiện thuận lợi để Nghệ An có thể tận dụng khai thác cho các mục tiêu phát triển con người và đào tạo, nâng cao trình độ KHCN của tỉnh.
Một chiến lược đúng đắn trong đào tạo nguồn nhân lực KH&CN sẽ đóng góp quan trọng cho việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của tỉnh. Có thể phát triển ở Nghệ An nhiều lĩnh vực KHCN mới xuất hiện trên thế giới và ở Việt Nam.
Kiểm tra công tơ điện tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh. |
Có thể áp dụng ở Nghệ An nhiều hình thức tổ chức KHCN, hình thức liên kết KH&CN với sản xuất. Bối cảnh mới cho phép và đòi hỏi KHCN Nghệ An phải hội nhập mạnh mẽ, liên kết chặt chẽ với bên ngoài. Sự biến động mạnh mẽ của các xu thế bên ngoài đòi hỏi Nghệ An phải có những chuẩn bị sẵn sàng và bám sát các diễn biến để tranh thủ tối đa những cơ hội mới.
Bên cạnh các thuận lợi kể trên cũng cần nhận diện rõ các thách thức sau: Sự phát triển mạnh mẽ bên ngoài đặt Nghệ An trước nguy cơ tụt hậu hơn nữa về KHCN nếu không tạo ra được những bước tiến vượt bậc; Xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh vẫn còn thấp.
Nghệ An đang là tỉnh nghèo, việc tăng thêm đầu tư kinh phí từ ngân sách tỉnh cho hoạt động KHCN sẽ gặp khó khăn lớn trong thời kỳ đầu; Trình độ KHCN của tỉnh còn hạn chế so với trình độ KHCN chung của cả nước và phải phát triển trong điều kiện xuất phát điểm của nền kinh tế nghèo. Trình độ công nghệ sản xuất còn thấp, lạc hậu. Thiếu đội ngũ cán bộ KHCN đầu đàn, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề; Thiếu động lực cho sự phát triển KHCN. Đây là những thách thức lớn và chung cho tất cả nền kinh tế còn kém phát triển.
12 chương trình KHCN trọng điểm cấp tỉnh |
Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KHCN tập trung, triển khai 12 chương trình KHCN trọng điểm cấp tỉnh.
Tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện Đề án 71 - sớm xây dựng Vinh thành Trung tâm KHCN của vùng Bắc Trung bộ, có đủ năng lực KHCN nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học- công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống trên địa bàn.
Chú trọng tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động: Quản lý công nghệ, Sở hữu trí tuệ, An toàn bức xạ, Công tác Tiêu chuẩn- Đo lường- Chất lượng. Thông tin khoa học công nghệ và phong trào lao động sáng tạo KHCN.
Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đủ mạnh về số lượng và chất lượng; Đối với mỗi lĩnh vực ngành KT-XH-chủ yếu của tỉnh xây dựng và phát triển được 3-5 chuyên gia đầu ngành có năng lực, uy tín tổ chức triển khai các nhiệm vụ KHCN phục vụ sự phát triển của ngành.
Tăng cường đồng bộ về số lượng, cơ cấu ngành nghề và chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm đội ngũ cán bộ KHCN có đủ năng lực hoạt động nghiên cứu và phát triển, đội ngũ kỹ sư, chuyên gia công nghệ, kỹ thuật viên giỏi và đội ngũ công nhân kỹ thuật bậc cao; Thực hiện tốt một số chính sách nhằm thu hút, hỗ trợ trí thức KHCN được đào tạo, tự đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác tốt, có đủ khả năng giải quyết các nhiệm vụ KHCN phục vụ sản xuất và sự phát triển của các ngành kinh tế -kỹ thuật trọng yếu của tỉnh; Tạo môi trường dân chủ, công khai, thuận lợi cho trí thức KHCN lao động, sáng tạo, tham gia thực hiện các nhiệm vụ KHCN của tỉnh.
Xây dựng và phát triển hệ thống các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao KHCN; tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở KHCN của TƯ, mà trung tâm là các cơ sở KHCN của vùng Bắc Trung bộ đóng ngay trên địa bàn tỉnh, của các tỉnh lân cận và của nước ngoài là vô cùng quan trọng; Đầu tư nâng cao năng lực KHCN nội sinh cho các đơn vị, cơ quan KHCN hiện có, thực hiện tốt sự phối hợp với các Viện nghiên cứu, các Trường đại học trong cả nước và quốc tế để giải quyết các nhiệm vụ KHCN phục vụ phát triển KT-XH.
Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý và cơ chế tài chính cho các hoạt động khoa học và công nghệ; Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động KHCN,huy động các nguồn lực của xã hội, của Nhà nước các cấp, các ngành, của doanh nghiệp và người dân... đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; quan tâm thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư thành lập, phát triển các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao KHCN trên địa bàn tỉnh.
Trần Xuân Bí