Phép nhiệm màu cho một vùng quê
(Baonghean) Năm 2006, khi dự án "nâng cấp Hồ chứa nước Bản Mồng" tại xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp được Nhà nước phê duyệt, theo cao trình mực nước lòng hồ thì xã Châu Bình (Quỳ Châu) có phần lớn diện tích đất sản xuất, dân cư, cơ sở hạ tầng... chìm trong nước. Người dân lo lắng, bức xúc trước tình thế phải rời bỏ bản quán đểđến vùng đất tái định cư mới. Một nhóm nhà khoa học thuộc Sở Khoa học - Công nghệđã đưa ra giải pháp nhằm giữ lấy vùng quê trù mật này.
Cách đây 1 năm, người dân xã Châu Bình ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng đau đáu lo nghĩ không biết đi đâu, vềđâu? Bởi chỉ không lâu nữa, họ phải rời bỏ nơi "chôn nhau cắt rốn" với điều kiện thuận lợi, đi đến vùng tái định cư mới.
Ông Trần Văn Tảo - Bí thư chi bộ bản 32, xã Châu Bình, xúc động: Khi Nhà nước có quyết định đầu tư xây dựng hồ chứa nước Bản Mồng thì theo thiết kế cao trình của mực nước, dân bản chúng tôi đều ngập trong nước. Khi đó, ai cũng lo mất quê hương. Toàn bộ 200 hộ, 700 nhân khẩu không ổn định tư tưởng, không muốn làm một việc gì nữa, suốt ngày chỉ nghĩđến việc mình sẽđi đâu, vềđâu? Không biết chỗở mới sẽ như thế nào?
Đầu năm 2012, một tin vui đến với bà con. Một nhóm nhà khoa học đã nghiên cứu đề tài giữ nguyên bản làng. Nghe tin đó, trong lòng ai cũng phấn khởi. Nhiều gia đình đã an tâm tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng và sửa sang nhà cửa. Tuy nhiên, theo thiết kế của công trình, trong bản vẫn phải di chuyển 23 gia đình đến nơi ở mới do hệ thống mương tiêu chạy qua một góc của bản.
Còn ở bản Quỳnh 2, trưởng bản Hồ Duy Hào trút bầu tâm sự: Cả bản có 67 hộ, 947 nhân khẩu, trước đây cơ quan chức năng thông báo phải di dời 1/2 số hộ của bản. Trước cảnh người ở người đi, bà con dân bản quyến luyến, xao động vì tình cảm anh em, họ hàng phải xa cách. Nhưng sau khi có đề tài khoa học - công nghệ sáng tạo, bản Quỳnh 2 chỉ mất một ít diện tích đất sản xuất, số hộ phải di dời cũng rất ít. Nay bà con ai cũng vui vẻ, yên tâm lao động, cuộc sống nhưđược hồi sinh trở lại.
Bà Kim Thị Giang, dân tộc Thái ở bản Quỳnh 2 bộc bạch: "Bà con dân tộc Thái chúng tôi có tập quán sinh sống và sản xuất nơi có điều kiện thuận lợi về nước sinh hoạt, nước tưới, nếu phải di dời đến nơi khó khăn thì cuộc sống sẽđảo lộn. Khi biết bản mình không phải di chuyển nữa, ai cũng phấn khởi. Tường bao, cánh cổng, sân vườn đã được sửa sang kín đáo, trong chuồng lợn, gà thành đàn..."
Riêng bản Bình Quang nằm ở trung tâm lòng hồ là bất khả kháng, phải di dời 100% số hộ. Ông Vũ Duy Hưng - Bí thư chi bộ băn khoăn: Tâm lý của bà con dân bản là không muốn đi. Đến nơi ở mới, bà con lo lắm, nhất là đến thời điểm này vẫn chưa biết địa điểm tái định cưởđâu? Thời gian qua, chính quyền địa phương cùng với dân bản cũng đã đi khảo sát một số nơi, do không có nguồn nước nên không quyết được!
Ông Lang Văn Chiến - Bí thư Huyện ủy Quỳ Châu cho biết: Trong khi đang loay hoay tìm nơi ở mới cho bà con, nhóm các nhà khoa học thuộc Hội Thủy lợi Nghệ An do ông nguyễn Quang Hòa làm trưởng nhóm đặt vấn đề với địa phương phối hợp để thực hiện đề tài, mục đích là bằng mọi cách không để "xóa sổ" xã Châu Bình. Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đã có đề tài sáng tạo, được Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNN & PTNT công nhận, khi đó địa phương mới thở phào nhẹ nhõm...
Niềm vui trước xã mình tránh được nguy cơ bị xóa sổ trong nay mai, ông Kim Văn Duyên - Chủ tịch UBND xã Châu Bình cho biết: "Địa phương chúng tôi là cửa ngõ của huyện Quỳ Châu, nơi có điều kiện thuận lợi nhất, nhì huyện về phát triển kinh tế - xã hội. Thế nhưng khi biết chủ trương xây dựng "Hồ chứa nước Bản Mồng", phần lớn diện tích đất của xã chìm trong nước.
Toàn bộ cơ sở hạ tầng, như trường học, trạm y tế, hệ thống điện lưới quốc gia, trụ sở làm việc của xã, gần 4 km đường 48 và 250 ha đất sản xuất... và nhiều mô hình làm kinh tế giỏi bị "xóa sổ". Cùng với đó là 773 hộ, 3.254 nhân khẩu phải di dời đến nơi ở mới. Thế rồi Đề tài Khoa học - công nghệ sáng tạo về "Hợp phần đập phụ và kênh tiêu Châu Bình" do nhóm tác giả thuộc Hội Thủy lợi (Sở Khoa học - Công nghệ) do Kỹ sư thủy lợi Nguyễn Quang Hòa làm chủđề tài thành công, được coi như "phép nhiệm màu" cho vùng đất trù mật này.
Tuy nhiên, vẫn còn 188 hộở một số bản nằm trong vùng bất khả kháng buộc phải di dời, chính quyền địa phương luôn động viên nhân dân ổn định tư tưởng, sΩn sàng chuyển đi đến vùng tái định cư mới. Ông Duyên cho biết thêm: Mới rồi, nhóm tác giả của đề tài khoa học - công nghệ sáng tạo này có buổi giao lưu với nhân dân xã Châu Bình, bà con kéo nhau đến nghe và cảm ơn nhiều lắm.
Kỹ sư Nguyễn Quang Hòa (thứ 2 từ phải sang) - chủ nhóm tác giảđề tài khoa học - công nghệ sáng tạo "Hợp phần đập phụ và kênh tiêu Châu Bình" trao bảng tóm tắt kết quả công trình cho xã Châu Bình.
Kỹ sư thủy lợi Nguyễn Quang Hòa xúc động nói: Cả cuộc đời cống hiến trong ngành Thủy lợi, bản thân đã có 3 đề tài khoa học được tỉnh công nhận đề tài khoa học - công nghệ sáng tạo. Đây là đề tài thứ 4 (sau khi nghỉ hưu) được Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam, UBND tỉnh tặng Bằng khen. Đề tài đã đoạt giải Đặc biệt về sáng tạo khoa học - công nghệ Nghệ An năm 2011 và đoạt giải Ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 11 (2010 - 2011).
Có thể nói, đó là thành quả lớn trong đời. Sự khác biệt của đề tài này so với các đề tài khoa học trước đây là cần phải có trí tuệ và bản lĩnh cao, bởi lúc đó Dự án "Hồ chứa nước Bản Mồng" đã được Nhà nước chính thức phê duyệt, mọi việc đã được cơ quan chức năng gấp rút thực hiện.
Suốt 2 năm, cả nhóm âm thầm mày mò nghiên cứu để cho ra những minh chứng mang tính phản biện khoa học cao. Có 2 động lực khiến chúng tôi phải dồn hết tâm huyết, đó là Châu Bình, vùng đất trù phú, hơn nữa nếu để người dân di dời đến nới tái định cư thì cuộc sống của họ sẽ khó khăn. Có một động lực rất quan trọng nữa là lúc đó các đồng chí lãnh đạo tỉnh rất tâm đắc và ủng hộ chúng tôi suốt 2 năm thực hiện đề tài.
Ông Trần Xuân Bí - Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ cho rằng: Giá trị to lớn của Công trình "Hợp phần đập phụ và kênh tiêu Châu Bình" là khẳng định sựđóng góp của đội ngũ cán bộ khoa học tỉnh nhà vào thực tiễn cuộc sống. Thành công của công trình là tiền đề nghiên cứu, áp dụng trong những trường hợp tương tự, nhằm giảm thiểu vấn đề di dân phức tạp và nhạy cảm hiện nay.
Xuân Hoàng