Phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn
(Baonghean) Rệp sáp bột hồng được xem là đối tượng kiểm dịch, lần đầu tiên phát hiện tại tỉnh Tây Ninh vào tháng 6/2012 với diện tích nhiễm 75ha, tỷ lệ phổ biến 10-15%, cao 25-50%, cục bộ có ruộng lên đến 100% cây bị hại. Nhận định xu thế mức độ gây hại và tốc độ lây lan của rệp sáp bột hồng, các nhà khoa học cảnh báo khả năng rệp sẽ lây lan và gây hại diện rộng trên nhiều vùng trồng sắn của cả nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng sắn.
1. Đặc điểm nhận dạng
Trứng: Trứng thuôn hình chữ nhật, mới đẻ màu trong hơi vàng sau chuyển thành màu hồng vàng, trong các túi trứng bao phủ kín bằng lông mịn và nằm ở điểm cuối phía sau của trưởng thành cái. Kích thước trứng: chiều dài: 0,30-0,75mm; chiều rộng: 0,15-0,30mm.
Rệp sáp hồng trên cây sắn. Ảnh: Xuân Hoàng
Rệp non: Rệp non màu hồng, có 3 tuổi. Râu đầu của rệp non tuổi 1 có 6 đốt, các tuổi tiếp theo râu đầu có 9 đốt.
Rệp trưởng thành: Con cái có dạng hình trứng, màu hồng, bao phủ bởi lớp sáp bột màu trắng, mắt hơi lồi, chân rất phát triển và kích thước như nhau. Phân chia các phần của cơ thể rất rõ ràng, các đốt của cơ thể mang các sợi tơ sáp trắng rất ngắn. Râu đầu thường có 9 đốt. Rệp trưởng thành con cái không có cánh, con đực có cánh.
Rệp sáp bột hồng hại sắn phát sinh phát triển mạnh trong các tháng mùa khô và các tháng có lượng mưa thấp (<30mm). ở="" điều="" kiện="" nhiệt="" độ="" môi="" trường="" khoảng="" 28oc,="" thời="" gian="" phát="" triển="" từ="" trứng="" đến="" trưởng="" thành="" đẻ="" trứng="" đầu="" tiên="" khoảng="" 33="" ngày="" (vòng="" đời).="" mỗi="" trưởng="" thành="" cái="" có="" thể="" đẻ="" 300-500="">
Nông dân xã Giai Xuân (tân Kỳ) chăm sóc sắn. Ảnh: Xuân Hoàng
Trong quá trình sinh sống, rệp sáp bột hồng sống cộng sinh với một số loài kiến. Cũng như các loài rệp sáp giả khác, rệp sáp bột hồng có khả năng sinh sản đơn tính, trưởng thành cái không cần giao phối vẫn có thể đẻ trứng và trứng vẫn nở thành con.
Rệp sáp bột hồng tồn tại trên tất cả các bộ phận của cây sắn (gốc, thân, lá, điểm sinh trưởng). Rệp mới nở dễ dàng bị cuốn theo gió, lây lan qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật, người, công cụ, và phương tiện vận chuyển…
Rệp sáp bột hồng tấn công điểm sinh trưởng của cây sắn, gây hiện tượng chùn ngọn. Ngọn chính bị gây hại, dẫn đến cây sắn trở nên lùn, thân cây sắn bị rối loạn cong queo. Bị nhiễm với mật độ cao, cây sắn có thể bị rụng toàn bộ lá làm giảm năng suất củ sắn tới 80-84%.
Ngoài sắn là ký chủ chính, rệp sáp bột hồng còn gây hại một số cây ký chủ hoang dại: Cây nam sâm, cây cói lác, cây trạng nguyên, cây cao su…
2. Biện pháp quản lý rệp sáp bột hồng
Kiểm tra kỹ nguồn gốc các lô hàng, hom giống sắn trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Nếu phát hiện bị nhiễm rệp sáp bột hồng lập tức xử lý lô hàng, hom giống bị nhiễm theo quy định. Cần kiểm soát chặt chẽ, theo dõi quá trình sinh trưởng sắn ngoài đồng ruộng để phát hiện sớm các ổ rệp mới xuất hiện, tiến hành tiêu hủy triệt để, khoanh vùng diện tích bị nhiễm, thu gom cây bị nhiễm, áp dụng các biện pháp như: đốt, phun thuốc bảo vệ thực vật cho toàn bộ diện tích bị nhiễm…
2.2. Biện pháp canh tác và cơ giới
- Chuẩn bị đất tốt và để đất khô 2 tuần trước khi trồng sắn.
- Chuẩn bị hom giống sạch, không bị nhiễm rệp sáp bột hồng.
- Ngâm hom giống trong nước nóng ở nhiệt độ 500C trong vòng 5-10 phút.
- Cắt, đào và di chuyển một phần cây bị nhiễm rệp ra khỏi ruộng sản xuất, đồng thời tiêu hủy cây bị bệnh.
- Dọn sạch cỏ dại, gốc sắn sau thu hoạch tránh một phần rệp sáp bột hồng còn tồn lại trên ruộng sắn.
- Ngâm hom giống sắn trong dung dịch nước thuốc BVTV 30 phút trước khi đem trồng ra ngoài ruộng.
- Sử dụng một số hóa chất để phun rệp như: Thiamethoxam, Dinotefuran, Nitenpyram, Imidacloprid. Sử dụng theo nồng độ khuyến cáo với lượng dung dịch nước thuốc 600 lít/ha.
- Sử dụng động vật ăn thịt như: Bọ rùa, bọ đuôi kìm, nhện bắt mồi, côn trùng thuộc bộ cánh màng như: Plesiochrysa ramburi…
- Dùng ong ký sinh loài: Anagyrus lopezi, đây là loài ong được nhân nuôi và phóng thích ra ngoài đồng ruộng, hiệu quả đạt 80% đảm bảo môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng.
- Sử dụng nấm ký sinh: Beauveria bassiana phun ra ruộng ký sinh lên rệp.
Nguyễn Huy Khánh (Trung tâm BVTV vùng Khu 4)