Phòng trừ sâu bệnh trên ngô đông
(Baonghean.vn) Sản xuất vụ đông năm nay so với những năm trước gặp rất nhiều khó khăn do thời vụ muộn hơn, đầu vụ gặp...
(Baonghean.vn) Sản xuất vụđông năm nay so với những năm trước gặp rất nhiều khó khăn do thời vụ muộn hơn, đầu vụ gặp mưa nhiều. Trên cây ngô - cây trồng chính của vụđông, thời tiết bất lợi cộng thêm sâu bệnh gây hại sẽảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, phát triển. Vì vậy bà con nông dân cần chú ý phòng trừ một số loài gây hại chính trên cây ngô vụđông:
Chuột: Đây là loài phá hại mạnh ngay từ khi mới đưa ngô ra ruộng, nếu không có biện pháp hạn chế chúng sẽ cắn phá làm giảm mật độ của cây ngô. Bà con nên dùng bẫy, bả thuốc để diệt chuột. Vận động toàn dân tham gia đào diệt chuột ngay từđầu vụ. Hiện nay ở một số xã của huyện Nam Đàn đã tổ chức thu mua đuôi chuột với giá 500 đồng/đuôi để khuyến khích bà con tiêu diệt chuột.
Cào cào, châu chấu: là loài gây hại nặng ở thời kỳ cây con, nhất là sau thu hoạch lúa hè thu, châu chấu trên lúa sẽ di chuyển sang ăn phá ngô. Bà con có thể bắt thủ công bằng vợt hoặc soi đèn bắt tay vào ban đêm vì lúc này châu chấu hoạt động chậm hơn. Khi mật độ quá cao thì dùng Pastac 5EC phun bao vây cuốn chiếu vào chiều tối hoặc sáng sớm. Lưu ý bà con nên tiêu diệt khi châu chấu còn non, nếu để châu chấu mọc cánh sẽ di chuyển rất nhanh nên rất khó phòng trừ.
Sâu keo: Loài này thường phá hoại ở thời kỳ ngôđược 3 - 4 lá, đặc biệt khi mưa lụt nhiều sâu ăn thành từng đàn. Sâu thường ẩn nấp dưới đất vào ban ngày, lên cắn phá vào buổi tối, nên diệt trừ bằng cách bắt thủ công bằng tay vào buổi sáng sớm hoặc ban đêm khi sâu chưa kịp chui xuống đất là hiệu quả nhất. Khi mật độ sâu cao có thể dùng một trong các loại thuốc sau để phun: Padan, Decis...
Sâu đục thân: Loài sâu này nếu đục vào thân sẽ rất khó tiêu diệt. Có thể dùng Basudin dạng viên rắc vào nõn khi ngôđược 7-8 lá và lúc ngô xoáy nõn hoặc dùng Regent để phun trừ khi sâu tuổi nhỏ.
Về bệnh: trên ngô vụđông thường xuất hiện ít bệnh hơn ngô vụ xuân, cần lưu ý bệnh chính là bệnh khô vằn. Do vụđông thiếu ánh sáng nên bệnh khô vằn thường xuất hiện và gây hại nặng. Bà con cần chú ý phòng trừ sớm, nhất là không để bệnh khô vằn gây hại ở 5 lá phía trên cùng vì sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng. Để phòng trừ hiệu quả bà con không nên trồng quá dày, bón quá nhiều đạm vì sẽ làm cho bộ lá mềm, rậm rạp che khuất ánh sáng dẫn tới bệnh hại nặng hơn. Khi ngô bị nhiễm bệnh có thể dùng thuốc Validacin, Anvil để phun trừ.
Hồ Thị Hòa