Phương án tấn công Iran được Tổng thống Trump yêu cầu, song lại dừng

Tổng thống Trump đã yêu cầu các cố vấn đưa ra các phương án tấn công cơ sở hạt nhân của Iran vào tuần trước, nhưng sau đó lại quyết định không thực hiện, một quan chức Mỹ cho biết hôm 16/11.

Ông Trump đã yêu cầu nêu các phương án tấn công cơ sở hạt nhân của Iran trong cuộc họp tại Phòng Bầu dục hôm 12/11, với các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu, bao gồm Phó Tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Mike Pompeo, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley, một quan chức cho biết.

Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters 
Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters 

Yêu cầu trên được Tổng thống Trump, người từ chối nhượng bộ và đang thách thức kết quả bầu cử, đưa ra trong bối cảnh nhiều khả năng ông sẽ chuyển giao quyền lực cho ông Joe Biden vào ngày 20/1/2021.

Quan chức Mỹ xác nhận với tờ New York Times về cuộc họp rằng, các cố vấn đã thuyết phục ông Trump không triển khai một cuộc tấn công vì hành động này có nguy cơ làm xung đột lan rộng.

“Ông ấy (Trump) yêu cầu nêu ra các phương án tấn công. Họ đã đưa cho ông ấy các kịch bản và cuối cùng ông ấy quyết định không tiếp tục”, quan chức cho biết.

Trong 4 năm nhiệm kỳ, Tổng thống Trump đã thực hiện chính sách cứng rắn đối với Iran, bao gồm rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018 do cựu Tổng thống Obama đàm phán, và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran.

Yêu cầu của ông Trump về các lựa chọn tấn công được đưa ra một ngày sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế của Liên hợp quốc hôm 11/11 thông báo, Iran đã hoàn thành việc chuyển lô máy ly tâm tiên tiến đầu tiên từ một nhà máy trên mặt đất thuộc cơ sở làm giàu uranium chính của Tehran đến cơ sở dưới lòng đất.

Kho dự trữ 2,4 tấn uranium làm giàu thấp của Iran hiện vượt xa giới hạn 202,8kg được nêu ra trong thỏa thuận hạt nhân. Iran sản xuất 337,5kg uranium trong quý III, ít hơn con số 500kg trong 2 quý đầu năm.

Vào tháng 1, Tổng thống Trump đã ra lệnh triển khai một cuộc không kích hạ sát tướng Qassem Soleimani tại sân bay Baghdad, Iraq. Tuy nhiên, sau đó ông Trump đã tránh các cuộc xung đột quân sự lớn hơn và tìm cách rút quân khỏi các điểm nóng toàn cầu để ngăn chặn “các cuộc chiến tranh bất tận”.

Theo Reuters, một cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân chính của Iran ở Natanz có thể làm bùng phát xung đột tại khu vực và đặt ra thách thức nghiêm trọng về chính sách đối ngoại với ông Joe Biden./.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.