(Baonghean.vn) - Trong đám cưới của người Thái, ông mối cũng quan trọng như cha mẹ đẻ. Ngày cưới cũng là lần đầu tiên, cô dâu và chú rể được làm lễ ăn cơm, uống rượu chung.
|
Đám cưới của người Thái ở Nghệ An không thể thiếu ông bà mối. Đó là người thay mặt cha mẹ đi hỏi vợ cho chú rể. Trong ảnh là cảnh 2 họ đang nói chuyện việc cưới xin mà ông mối là người đại diện cho nhà trai. |
|
Còn bà mối sẽ là người cùng với mẹ chồng hướng dẫn cho nàng dâu cuộc sống mới khi về nhà chồng.Trong ảnh là cô dâu (trái) đang mời rượu bà mối tại một đám cưới ở xã Chi Khê - Con Cuông - Nghệ An. |
|
Người Thái ở Con Cuông (Nghệ An) thường đón dâu về vào lúc nửa đêm. Đây được xem là giờ đẹp nhất trong ngày cưới. |
|
Trước khi lên nhà, cô dâu và chú rể được làm lễ rửa chân. Nước làm lễ thường được đựng trong một chiếc thau đồng và kèm với một chiếc xu hoặc vòng bằng bạc. |
|
Bữa cơm đầu tiên của cô dâu và chú rể trong ngày cưới của người Thái Con Cuông thường có sự tham gia của bạn bè và người thân của chú rể. Trước đó một vài người đã được lựa chọn để dự bữa cơm này. |
|
Con dâu mới ra nhận áo ở bàn thờ nhà chồng trong đám cưới người Thái ở Quỳ Hợp. |
|
Cô dâu, chú rể chuẩn bị lễ ăn cơm uống rượu chung. Đây là lễ quan trọng của đám cưới người Thái ở khu vực Tây Bắc Nghệ An. |
|
Cô dâu uống rượu chung với chồng trong đám cưới người Thái huyện Quỳ Hợp. |
|
Hai bên thông gia uống rượu cần trong đám cưới người Thái Nghệ An. Trong đám cưới thường có 2 chum rượu cần phục vụ quan viên 2 họ - Ảnh Sầm Văn Bình |
Hữu Vi - Thái Tâm