Chuyện tình vượt tuổi tác và bệnh tật của vợ chồng Bush cha

26/01/2017 07:32

Các bác sĩ tại Bệnh viện Houston rất xúc động khi chứng kiến cựu Đệ nhất Phu nhân Laura luôn có mặt bên giường bệnh của cựu Tổng thống Bush (cha).

Tình yêu giúp ông bà Bush vượt qua bạo bệnh

Hai bác sỹ Amy Mynderse và Clint Doerr làm tại Bệnh việnHouston vừa cho biết, cựu Tổng thống Bush sắp được chuyển từ phòng hồi sức tích cực sang phòng dành cho bệnh nhân thông thường và vợ ông, bà Barbara dù đã được ra viện sau một cơn bạo bệnh, vẫn đòi được ở lại cùng chồng.

Cựu Tổng thống Bush (cha) và phu nhân Barbara tại Bệnh viện. Ảnh: AP.
Cựu Tổng thống Bush (cha) và phu nhân Barbara tại Bệnh viện. Ảnh: AP.

“Hai ông bà có một tình yêu mãnh liệt dành cho nhau và câu chuyện tình của họ lan tỏa khắp bệnh viện này. Như tôi đã nói, cựu Đệ nhất Phu nhân luôn cố gắng ở bên chồng mình 24/24”, bác sĩ Mynderse nói: “Ngoài việc ngủ ở 2 phòng riêng biệt, bà Barbara hầu như luôn ngồi gần giường bệnh của chồng”.

“Cả hai người chính là “liều thuốc chữa trị cho nhau”, họ luôn giúp đỡ chúng tôi trong việc khuyến khích và động viên người còn lại. Khi một trong 2 ông bà nói rằng, họ không muốn điều trị về hô hấp, người còn lại sẽ hối thúc rằng: “Làm đi chứ!”. Điều này giúp ích cho chúng tôi rất nhiều”, bác sĩ Doerr nói thêm.

Các bác sĩ cho biết, tinh thần của 2 ông bà hiện rất tốt và nhiều khả năng ông Bush sẽ ra viện ngày 5/2 và gia đình ông có thể tổ chức một bữa tiệc chung. “Khi bà ấy không có mặt, ông lấy luôn ngóng đợi. Khi bà ấy chưa thể xuống thăm ông ấy [thời điểm bà Barbara còn đang phải điều trị bệnh-ND], bà ấy luôn hối thúc chúng tôi: “Nhanh lên, hãy cho tôi uống kháng sinh đi để tôi còn đi [xuống chỗ ông Bush]”, bác sĩ Mynderse nói.

Cả 2 bác sĩ đều cảm thấy rất ấn tượng vì sự giản dị, chân thành và hào phóng của ông bà Bush. Bác sĩ Mynderse cho biết, ông Bush thậm chí còn tỏ ra rất ngạc nhiên khi bà nói với ông ấy rằng, bà sẽ tổ chức họp báo về tình hình sức khỏe của ông Bush.

“Ông Bush không hiểu rằng ông ấy được quí mến đến mức độ nào, cả bà Barbara cũng vậy”, bác sĩ Mynderse nói thêm: “Hai ông bà rất cảm kích trước tình cảm mà người dân Mỹ dành cho họ và họ cảm thấy có chút ngại ngùng và kinh ngạc trước tình cảm quý mến mà người dân Mỹ dành cho họ”.

Ngọn lửa âm thầm nhưng bền bỉ

“Hai ông bà chưa bao giờ muốn gây phiền phức gì cho chúng tôi chứ chưa nói gì đến việc đòi hỏi một cách thái quá”, bác sĩ Doerr nói. Theo bà Doerr, ông Bush mắc phải căn bệnh Parkinson và phần hạ thể của ông không thể di chuyển được, chính vì thế, ông phải dùng xe lăn.

Trong khi đó, bác sĩ Mynderse cho biết, bệnh tình của ông Bush đôi lúc rất nặng và ông phải thở bằng ống thở. Tuy nhiên, ông Bush “không hề cho thấy dấu hiệu của một người đã 92 tuổi”.

Bà Doerr nhớ lại rằng, ngay cả khi bị luồn ống thở vào phổi của mình, ông Bush vẫn giơ ngón tay cái ra hiệu cho nhóm điều trị tại phòng hồi sức cấp cứu để tỏ ý mình vẫn rất ổn.

Theo bác sĩ Mynderse, ông Bush hiện chỉ còn phải dùng máy thở oxy một cách rất hạn chế và ông thường xuyên đùa vui với các bác sĩ và y tế trong bệnh viện. Ông thậm chí còn ngồi dậy để xem tivi trong khi chờ ăn bữa trưa có món hàu yêu thích của ông. Tuy nhiên, ông vẫn thường xuyên bị ho và các bác sĩ đang tìm cách điều trị tích cực cho ông.

Bác sĩ Mynderse cho biết, khi điều trị cho các bệnh nhân từ 80-90 tuổi, họ cần phải rất thận trọng mỗi khi điều chỉnh phác đồ và phải luôn tâm niệm trong đầu rằng, sức khỏe của họ không còn như khi họ ở tuổi trung niên.

Các bác sỹ tại Bệnh việnHouston kể lại rằng, ông Bush không hề bình luận gì khi theo dõi lễ nhậm chức của ông Donald Trump, dù vậy, cũng như nhiều người cha khác, ông rất tự hào và thậm chí còn chỉ tay lên màn hình tivi khi con trai ông xuất hiện tại sự kiện đó.

Chủ tịch và CEO của Bệnh việnHouston Marc L. Boom cho biết, ông rất vinh hạnh khi được điều trị cho cả cựu Tổng thống và cựu Đệ nhất Phu nhân Bush. Các nhân viên tại Bệnh viện cũng rất kính trọng ông bà Bush./.

Theo VOV

TIN LIÊN QUAN