Một ngày ở cảng cá Lạch Cờn

25/05/2017 10:41

(Baonghean.vn) - Là một trong những cảng cá lớn nhất Nghệ An, Lạch Cờn là nơi neo đậu, tập kết của khoảng 900 tàu thuyền, mỗi năm tiêu thụ gần 50.000 tấn cá.

Cảng cá Lạch Cờn thuộc địa phận 2 phường Quỳnh Phương và Quỳnh Lập (thị xã Hoàng Mai). Đây là một trong những cảng cá lớn nhất tỉnh Nghệ An với số lượng tàu thuyền gần 900 chiếc. Ảnh. Tiến Hùng.
Cảng cá Lạch Cờn thuộc địa phận 2 phường Quỳnh Phương và Quỳnh Lập (thị xã Hoàng Mai). Đây là một trong những cảng cá lớn nhất tỉnh Nghệ An với số lượng tàu thuyền gần 900 chiếc. Ảnh: Tiến Hùng.
Theo ông Vũ Tuấn Dũng, Phó chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai, cảng cá này chủ yếu phục vụ cho tàu thuyền của ngư dân 2 phường Quỳnh Phương và Quỳnh Lập.
Theo ông Vũ Tuấn Dũng - Phó chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai, cảng cá này chủ yếu phục vụ cho tàu thuyền của ngư dân 2 phường Quỳnh Phương và Quỳnh Lập. "Trong số 900 tàu thuyền, có đến gần một nửa là tàu 90CV trở lên dùng để đánh bắt xa bờ. Mỗi năm lượng cá tiêu thụ tại cảng đạt gần 50.000 tấn", ông Dũng nói. Trong ảnh là một chiếc tàu vừa được đóng mới theo Nghị định 67 đang làm lễ, rải vàng mã xuống nước để chuẩn bị vươn khơi. Ảnh: Tiến Hùng.
Hiện tại cảng có 27 tàu Nghị định 67 đã vươn khơi,còn 7 cái khác vẫn đang hoàn thành.
Hiện tại cảng có 27 tàu Nghị định 67 đã vươn khơi, còn 7 cái khác đang hoàn thành. "Hiện nay, Hoàng Mai cũng đã có đội tàu khoảng 30 chiếc đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa. Còn lại chủ yếu đánh ở vùng biển vịnh Bắc bộ", Phó chủ tịch thị xã Hoàng Mai thông tin thêm. Những dịp nghỉ trăng hoặc biển động, tàu thuyền trở về đậu chật kín cảng cá. Ảnh: Tiến Hùng.
Các ngư dân bốc đá vào khoang chuẩn bị cho một chuyến vươn khơi. Trong 2 phường, Quỳnh Phương có đội ngũ tàu gần 600 chiếc, trong đó 200 chiếc trên 90 CV chủ yếu hành nghề lưới ở vịnh Bắc bộ. Trong khi đó, các tàu của Quỳnh Lập lại chú yếu đánh bắt bằng hình thức chụp,lưới vây. Ảnh. Tiến Hùng.
Các ngư dân bốc đá vào khoang chuẩn bị cho một chuyến vươn khơi. Trong 2 phường, Quỳnh Phương có đội ngũ tàu gần 600 chiếc, trong đó 200 chiếc trên 90 CV chủ yếu hành nghề lưới ở vịnh Bắc bộ. Trong khi đó, các tàu của Quỳnh Lập lại chủ yếu đánh bắt bằng hình thức chụp, lưới vây. Ảnh: Tiến Hùng
Một chiếc thuyền nhỏ câu cá ở giữa cảng. Ảnh. Tiến Hùng.
Những chiếc thuyền đánh bắt bằng lưới gõ, loại lưới dùng để đánh bắt cá trích, cách bờ chỉ khoảng vài hải lý. Ảnh: Tiến Hùng
Thuyền câu ở giữa cảng Lạch Cờn. Ảnh. Tiến Hùng.
Thuyền câu ở cảng Lạch Cờn. Ảnh: Tiến Hùng
2h sáng tại cảng cá Lạch Cờn. Một chiếc tàu vừa trở về từ chuyến vươn khơi kéo dài 10 ngày. Ngư dân hối hả chuyển cá lên bờ để bán cho thương lái. Ảnh. Tiến Hùng.
2h sáng tại cảng cá Lạch Cờn. Một chiếc tàu vừa trở về từ chuyến vươn khơi kéo dài 10 ngày. Ngư dân hối hả chuyển cá lên bờ để bán cho thương lái. Ảnh: Tiến Hùng
Thành quả một ngày đánh bắt của một chiếc thuyền nhỏ dùng lưới gõ để đánh bắt gần bờ.
Thành quả một ngày đánh bắt của một chiếc thuyền nhỏ dùng lưới gõ để đánh bắt gần bờ. "Một ngày thường ra biển lúc 14h chiều, đánh đến gần khuya thì về. Được hơn 1 tấn cá trích, thu về hơn 10 triệu đồng", lão ngư Nguyễn Hoàng Long (63 tuổi) nói. Thuyền nhỏ của ông Long chỉ có 3 thuyền viên cùng làm việc. Ngày đánh cá này, mỗi người được chia gần 3 triệu đồng. Ảnh: Tiến Hùng
Nghề đi biển dườn như góp phần làm thay đổi diện mạo của hai địa phương. Phường Quỳnh Lập nằm ở tả ngạn cảng cá nhà cao tầng mọc lên san sát những năm gần đây. Ảnh. Tiến Hùng.
Nghề đi biển dường như góp phần làm thay đổi diện mạo của hai địa phương. Phường Quỳnh Lập nằm ở tả ngạn cảng cá nhà cao tầng mọc lên san sát những năm gần đây. Ảnh: Tiến Hùng
Cảnh nhộn nhịp ở cảng cá vào buổi sáng. Cảng Lạch Cờn hiện nay đang được triển khai dự án nâng cấp với tổng kinh phí 65 tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng sẽ mở rộng khu neo đậu cho tàu thuyền cũng như khu vực dành cho hậu cần nghề cá. Ảnh. Tiến Hùng.
Cảnh nhộn nhịp ở cảng cá vào buổi sáng. Cảng Lạch Cờn hiện nay đang được triển khai dự án nâng cấp với tổng kinh phí 65 tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng sẽ mở rộng khu neo đậu cho tàu thuyền cũng như khu vực dành cho hậu cần nghề cá. Ảnh: Tiến Hùng

Tiến Hùng

TIN LIÊN QUAN