Xây dựng Đảng

Kiến tạo nền móng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới - Kỳ 4: Chủ động đón sóng đầu tư, vươn tầm thu hút FDI

Đức Chuyên - Thành Duy 04/10/2024 17:17

Nhờ những cải cách đột phá về môi trường kinh doanh và thủ tục hành chính, cùng với chiến lược chủ động tiếp cận nhà đầu tư, Nghệ An đã thu hút hàng loạt "đại bàng" công nghệ như Foxconn, Luxshare, Goertek và nhiều tên tuổi lớn khác. Với tinh thần “5 sẵn sàng”, tỉnh đã xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.

nghiquyetdaihoi-b4-cover.png
nqdaihoi-b4-tit.png

Đức Chuyên - Thành Duy • 5/10/2024

Nhờ những cải cách đột phá về môi trường kinh doanh và thủ tục hành chính, cùng với chiến lược chủ động tiếp cận nhà đầu tư, Nghệ An đã thu hút hàng loạt "đại bàng" công nghệ như Foxconn, Luxshare, Goertek và nhiều tên tuổi lớn khác. Với tinh thần “5 sẵn sàng”, tỉnh đã xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.

nqdaihoi-b4-titphu1.png

Nhiệm kỳ 2020-2025, Nghệ An đang có sự thay đổi ngoạn mục trong thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Từ một địa phương gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư FDI, Nghệ An đã vụt lên trở thành cứ điểm mới của các hãng công nghệ lớn thế giới. Còn nhớ, ngày 5/10/2022, trên trang chủ của Apple (Tập đoàn công nghệ và điện thoại hàng đầu thế giới; công ty đầu tiên trên thế giới có giá trị thương hiệu vượt qua 1.000 tỷ USD), đã đăng tải một thông tin khá thú vị liên quan đến Nghệ An: “Bắt đầu từ năm 2021, Nghệ An cùng với nhiều thành phố khác của Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc... là những địa chỉ đặt nhà máy của đối tác đang sản xuất các sản phẩm cho hãng công nghệ Mỹ”. Cụ thể, ở Nghệ An là nhà máy của Luxshare Precision Industry Company Limited tại Khu công nghiệp VSIP.

1. Nghệ An trong trong danh sách các địa điểm trên thế giới sản xuất các sản phẩm của Apple
Trang chủ của Tập đoàn công nghệ Apple (Hoa Kỳ) lần đầu công bố Nghệ An trong trong danh sách các địa điểm trên thế giới sản xuất các sản phẩm của "nhà táo" từ năm 2021. Ảnh: Thành Duy

Nikkei Asia - Tạp chí tuần bằng tiếng Anh rất uy tín thuộc Tập đoàn truyền thông hàng đầu tại Nhật Bản là Nikkei, chuyên đưa tin về tình hình kinh tế, tài chính, kinh doanh, đầu tư ở thị trường châu Á cho biết: “Năm 2021, nhà máy của Luxshare tại Nghệ An lần đầu tiên nằm trong danh sách vốn rất khắt khe của Apple”.

Có thể nói, từ khóa “Nghệ An” xuất hiện trên trang chủ của Apple và trong bài báo của Nikkei Asia có ý nghĩa rất lớn đối với việc quảng bá môi trường đầu tư của tỉnh đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước; hay nói cách khác, đây chính là sự bảo chứng uy tín cho Nghệ An khi gia nhập cuộc đua tranh thu hút FDI vốn rất khốc liệt.

2. Hình ảnh KCN WHA Industrial Zone Nghệ An trên tờ Nikkei Asia
Hình ảnh Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 Nghệ An trên tờ Nikkei Asia. Ảnh: Thành Duy

Không chỉ nhà máy của Luxshare Precision Industry Company Limited, mà trong 4 năm qua, lần lượt các đại bàng công nghệ là đối tác của các hãng Apple, Samsung... đã chọn Nghệ An về “làm tổ” như: Foxconn, Everwin Precision, JuTeng, Sunny - những cái tên mà khi nhìn vào, bất kỳ một địa phương nào cũng sẵn lòng trải thảm đỏ để mời về. Thật vậy, nếu điểm qua “sơ yếu lý lịch” của các tên tuổi trên sẽ cảm nhận được ý nghĩa rất lớn khi các tập đoàn công nghệ cao này rót vốn vào Nghệ An, nó không chỉ dừng ở kết quả cụ thể thông qua hiệu quả đầu tư của dự án, mà còn là tạo nên hiệu ứng lan tỏa kéo các nhà đầu tư khác vào tỉnh.

Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua Nghệ An và đường N2 trong Khu Kinh tế Đông Nam hoàn thành tạo vị trí đắc địa cho KCN VSIP Nghệ An II tại huyện Diễn Châu. Ảnh: Thành Cường
Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua Nghệ An và đường N2 trong Khu Kinh tế Đông Nam hoàn thành tạo vị trí đắc địa cho KCN VSIP Nghệ An II tại huyện Diễn Châu. Ảnh: Thành Cường

Vậy điều gì khiến các “ông lớn” trên “chọn mặt gửi vàng” với Nghệ An, dù tỉnh có vị trí địa lý xa 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước là Đông Bắc Bắc Bộ và Đông Nam Bộ?.

Có thể nói, kết quả trên là sản phẩm của một quá trình chuẩn bị lâu dài của Nghệ An từ các nhiệm kỳ trước, và được phát huy cao độ trong nhiệm kỳ 2020-2025, với nhiều cách làm, bước đi bài bản, quyết liệt.

Công thức thành công nằm ở thông điệp 5 “sẵn sàng” mà tỉnh công bố rộng rãi với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước với nội hàm cô đọng ngắn gọn trong 20 chữ là: Thủ tục gọn gàng, quỹ đất sẵn sàng, nhân lực dồi dào, hạ tầng hoàn thiện, đồng hành trách nhiệm.

Thứ nhất, là sẵn sàng về quy hoạch.

Thứ hai, là sẵn sàng về mặt bằng đầu tư.

Hạ tầng giao thông hoàn thiện với trục đường N5 trong Khu Kinh tế Đông Nam tạọ kết nối thuận lợi cho Khu Công nghiệp WHA Industrial Zone 1 Nghệ An tại huyện Nghi Lộc. Ảnh: Thành Cường
Hạ tầng giao thông hoàn thiện với trục đường N5 trong Khu Kinh tế Đông Nam tạọ kết nối thuận lợi cho Khu Công nghiệp WHA Industrial Zone 1 Nghệ An tại huyện Nghi Lộc. Ảnh: Thành Cường

Thứ ba, là sẵn sàng về hạ tầng thiết yếu: Tỉnh Nghệ An tập trung huy động nguồn lực đầu tư để hoàn thiện kết cấu hạ tầng quan trọng, thiết yếu như: Dự án đầu tư Cảng nước sâu Cửa Lò; Dự án Nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Vinh; Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải để sớm hoàn thành Dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Nghệ An; hoàn thiện hệ thống hạ tầng và dịch vụ xã hội, về nhà ở cho công nhân, nhà ở cho chuyên gia nước ngoài; cơ sở giáo dục, dạy nghề và cơ sở y tế chất lượng cao; cơ sở thương mại, dịch vụ, khách sạn và du lịch nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế;

Thứ tư, là sẵn sàng về nguồn nhân lực. Với lợi thế hơn 1,6 triệu người trong độ tuổi lao động, hằng năm bổ sung vào thị trường lao động khoảng 45.000 người, trong đó, có 30.000 lao động đã qua đào tạo; hệ thống đào tạo nghề đa ngành, đa lĩnh vực với 17 trường đại học, cao đẳng và 70 cơ sở đào tạo nghề. Nghệ An sẵn sàng cung cấp đủ nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

ao động làm việc tại nhà máy trong KCN VSIP Nghệ An. Ảnh: Thành Duy
Lao động làm việc tại nhà máy trong KCN VSIP Nghệ An. Ảnh: Thành Duy

Thứ năm, là sẵn sàng đổi mới, cải cách, cải thiện thực chất môi trường đầu tư, kinh doanh; đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng “Một cửa tại chỗ”, “Một đầu mối”, nhất là thủ tục đầu tư vào khu kinh tế, các khu công nghiệp được giải quyết nhanh chóng, thuận tiện. Xây dựng chính quyền kiến tạo và phục vụ; Lấy thước đo niềm tin, sự hài lòng của doanh nghiệp là mục tiêu cốt lõi để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 07 -NQ/TU, ngày 23/12/2021 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2021 - 2030; Đề án số 14-ĐA/TU, ngày 25/1/2022 đào tạo phát triển nhân lực có kỹ năng nghề giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó, sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 5241/QĐ-UBND ngày 31/12/2021; Đề án phát triển Khu Kinh tế Đông Nam thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An tại Quyết định số 4514/QĐ-UBND ngày 25/11/2021 và ban hành Kế hoạch số 812/KH-UBND, ngày 29/12/2021 để triển khai thực hiện đề án; Đề án phát triển doanh nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2025 tại Quyết định số 5277/QĐ-UBND ngày 31/12/2021; Đề án cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 235/QĐ-UBND, ngày 24/1/2022.

Bản đồ phương án phát triển khu công nghiệp của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bản đồ phương án phát triển khu công nghiệp của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
nqdaihoi-b4-titphu2.png

Cùng với “5 sẵn sàng”, Nghệ An cũng thay đổi mạnh mẽ phương thức thu hút đầu tư so với cách truyền thống. Trước đây, vào dịp đầu Xuân, Nghệ An thường tổ chức Hội nghị Gặp mặt các nhà đầu tư. Đây là hoạt động thường niên nhằm gặp gỡ tri ân, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cấp ủy, chính quyền tỉnh Nghệ An với các nhà đầu tư, doanh nghiệp có nhiều quan tâm và đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế, cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, quảng bá xúc tiến thương mại và du lịch đến các nhà đầu tư. Tuy nhiên, sau Hội nghị lần thứ 12 vào Xuân Canh Tý năm 2020, khi nhận thấy hình thức này không còn phù hợp trước bối cảnh, tình hình và yêu cầu mới đặt ra, Nghệ An mạnh dạn dừng lại. Thay vào đó, tỉnh chủ động thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư với phương châm có trọng tâm, trọng điểm theo hình thức 2 chiều.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý làm việc tại Tập đoàn Motherson (Ấn Độ) chuyên về sản xuất linh kiện tô tô. Ảnh: Thành Duy
Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý làm việc tại Tập đoàn Motherson (Ấn Độ) chuyên về sản xuất linh kiện tô tô. Ảnh: Thành Duy

Ở chiều đi, không ngồi chờ nhà đầu tư tìm đến, mà tỉnh chủ động kết nối, tìm đến các nhà đầu tư, thông qua các cầu nối là các doanh nghiệp, doanh nhân; các bộ, ngành; cơ quan ngoại giao, thương mại nước ngoài tại Việt Nam như: Đại sứ quán các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ; các tổ chức và cơ quan quốc tế, Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài như: JETRO (Nhật Bản); KOICA, KCCI, KoCham (Hàn Quốc); AmCham (Hoa Kỳ); EuroCham (châu Âu); Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN... và các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để xúc tiến đầu tư.

Lãnh đạo tỉnh còn “gõ cửa” tận trụ sở các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức các “roadshow” xúc tiến đầu tư ở nhiều quốc gia như: Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung và đoàn thăm nhà máy sản xuất của Tập đoàn Everwin Precision Hong Kong Company Limited tại thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Ảnh: Phạm Bằng
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung và đoàn công tác thăm nhà máy sản xuất của Tập đoàn Everwin Precision Hong Kong Company Limited tại thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Ảnh: Phạm Bằng

Ở chiều đến, lãnh đạo tỉnh luôn rộng mở tiếp đón, hỗ trợ mỗi khi có nhà đầu tư quan tâm; đặc biệt, tỉnh luôn coi trọng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình khảo sát, thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, giải phóng mặt bằng; đồng thời, tổ chức gặp gỡ, đối thoại nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các nhà đầu tư. Một khi nhà đầu tư chọn Nghệ An và có được sự yên tâm, tin tưởng, họ tiếp tục trở thành những cầu nối, giới thiệu tỉnh đến doanh nghiệp khác, như trường hợp nhà đầu tư JuTeng (Đài Loan) sau khi đầu tư vào KCN Hoàng Mai I đã trở thành “người nhà” hỗ trợ tỉnh thu hút các doanh nghiệp khác.

Bí thư Tỉnh uỷ cùng lãnh đạo các Ban, sở, ngành chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Tập đoàn Quốc tế Ju Teng và các nhà cung ứng. Ảnh: Phạm Bằng
Bí thư Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các ban, sở, ngành chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Tập đoàn Quốc tế Ju Teng và các nhà cung ứng, năm 2022. Ảnh tư liệu: Phạm Bằng

Những thay đổi theo hướng trọng tâm, trọng điểm đó đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong thu hút đầu tư, đặc biệt trực tiếp nước ngoài (FDI). Số lượng và chất lượng các dự án đầu tư cao.

Năm 2022, lần đầu tiên tỉnh Nghệ An lọt vào tốp 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước, với tổng vốn cấp mới và điều chỉnh đạt 961,3 triệu USD; năm 2023 lọt vào tốp 8 địa phương thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước, với tổng vốn hơn 1,6 tỷ USD và là tỉnh duy nhất trong 14 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ làm được điều này. 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh cũng đã thu hút được trên 730 triệu USD vốn FDI.

Đồ họa: H.Q
Đồ họa: H.Q

Mặc dù cần vốn đầu tư, nhưng Nghệ An không làm theo kiểu “vơ bèo vạt tép”, để phải đánh đổi tăng trưởng bằng môi trường, an sinh xã hội, mà luôn thực hiện đúng quan điểm phát triển tại Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX là: “Kiên trì thực hiện định hướng phát triển bền vững, đồng thời quyết tâm tạo đột phá ở một số lĩnh vực và khu vực trọng điểm. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường”.

Nghệ An đặt mục tiêu thu hút từ 3-3,5 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2025 và 4,5-5 tỷ USD trong giai đoạn 2025-2030 vốn FDI. Theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến hết tháng 8/2024, Nghệ An hiện xếp thứ 25/63 tỉnh, thành về số vốn FDI, với 158 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 4,6 tỷ USD.

Khu công nghiệp Hoàng Mai I có diện tích gần 265ha cơ bản đã được lấp đầy. Ảnh: Thành Cường
Khu công nghiệp Hoàng Mai I có diện tích gần 265 ha. Ảnh: Thành Cường

(Còn nữa)


>> Trang chủ
>> Kỳ 1: Nhìn thẳng vào sự thật
>> Kỳ 2: Chìa khóa ‘trọng tâm, trọng điểm’
>> Kỳ 3: Quyết ‘Nhổ đinh dưới thảm’
>> Kỳ cuối: Sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Đức Chuyên - Thành Duy