Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ: Nỗi ám ảnh sẽ không trở lại

(Baonghean) - Những lo ngại về sự đứt quãng của mối quan hệ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên sau vụ ám sát đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov hôm 19/12. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra một lần nữa với sự quyết tâm của cả hai nước. Chiến lược hợp tác sâu rộng giữa hai bên sẽ vẫn được tiếp tục bất chấp những âm mưu cản trở. 

Những thế lực đứng sau

Thời khắc kẻ thủ ác Mevlut Mert Altintas đưa khẩu súng ra và nã đạn vào đại diện ngoại giao Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ liên tục được báo chí quốc tế đăng tải trong mấy ngày qua. Nó có thể khắc họa rõ ràng nhất, ám ảnh nhất về bạo lực và sự cực đoan. Nhưng hãy cân nhắc kỹ hơn về động cơ của Altintas khi hành động như vậy.

Có thể thấy, đối tượng này đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng để ra tay tại một sự kiện đông người, trước mắt báo chí và cảnh sát. Altintas dùng thẻ cảnh sát để lọt vào hội trường buổi triển lãm ảnh nơi ông Karlov có bài phát biểu, dù hôm đó y không được giao nhiệm vụ.

Nhờ chiếc “lệnh bài” này, y đã có thể đeo súng và đứng ngay sau đại sứ Nga để bóp cò. Phải có sự chuẩn bị về tư tưởng và hành động rõ ràng, thậm chí là một đội ngũ đứng đằng sau hỗ trợ thì Altintas mới có thể gây ra một vụ việc chấn động như vậy.

Bà Marina - Phu nhân của Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov bên linh cữu chồng trong buổi lễ tại sân bay Esenboga, thủ đô Ankara (The Independent)
Bà Marina - Phu nhân của Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov bên linh cữu chồng trong buổi lễ tại sân bay Esenboga, thủ đô Ankara (The Independent)

Câu hỏi đặt ra là tại sao vụ việc lại xảy ra với đại sứ Nga Andrei Karlov và vào thời điểm quan hệ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang trên đà phục hồi sau quãng thời gian gián đoạn?

Căn cứ vào bối cảnh hiện tại ở Thổ Nhĩ Kỳ, hầu hết các nhận định đều đi đến kết luận đối tượng Mevlut Mert Altintas, một thành viên lực lượng cảnh sát chống bạo động Ankara muốn sử dụng hành động này để phá hoại mối quan hệ Nga – Thổ vừa mới được hàn gắn. Hoặc đơn giản hơn là gây ra bất an với tình hình an ninh vốn đã rất nhiễu loạn tại tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhận định ban đầu này là có cơ sở bởi cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều có nhiều khả năng trở thành mục tiêu của khủng bố. Hai nước đều đang can dự sâu vào cuộc khủng hoảng tại Syria, nơi mà các nhóm khủng bố và cực đoan đang giành giật lãnh thổ với quân đội Chính phủ Syria, vốn được Nga hỗ trợ.

 Thổ Nhĩ Kỳ cũng có những lợi ích chiến lược tại đây, nơi họ nuôi tham vọng một cường quốc khu vực. Còn các tay súng người Kurd đang muốn lợi dụng tình hình bất ổn tại nước láng giềng để tạo ra một nhà nước độc lập tại miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đó khiến nước này không thể chậm trễ trong việc can thiệp.

Sự đan xen lợi ích, thậm chí là đối lập nhau đã dẫn tới căng thẳng sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc máy bay Su-24 của Nga tham chiến tại Syria. Rõ ràng, hai nước đều hiểu rằng cần điều hòa lợi ích tốt hơn tại địa bàn chiến lược này. Vậy nên việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bình thường hóa quan hệ là một sự tất yếu. Nó mang tới những cơ hội hợp tác không chỉ về kinh tế mà cả an ninh và chống khủng bố. 

Cuộc gặp ngày 20/12 giữa Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif là một trong những nỗ lực như thế. Vấn đề là chính Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang vướng vào bài toán an ninh ngày một phức tạp.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, chiến binh người Kurd, thậm chí là cả lực lượng trung thành với giáo sĩ Fethullah Gullen đều có tên trong danh sách nghi ngờ đứng đằng sau vụ việc này.

Vẫn tiếp tục con đường đã chọn

Quan điểm nhất quán đã được lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định ngay sau khi biến cố này xảy ra. Bất an và lo lắng đã bao trùm nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không hề có sự hoảng loạn. Rất nhanh chóng, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ có cuộc điện đàm, khẳng định quyết tâm chống khủng bố và siết chặt hợp tác. 

Nước Nga đã cử một nhóm điều tra sang Ankara để phối hợp với nước chủ nhà làm rõ âm mưu đằng sau hành động này. Cuộc họp giữa ngoại trưởng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran để giải quyết vấn đề Syria vẫn diễn ra tại Moscow trong ngày 20/12 theo kế hoạch. Và cả ba bên đều khẳng định quan điểm chung về một giải pháp chính trị và ngoại giao cho Syria, con đường để mang lại hòa bình cho khu vực và tiễu trừ khủng bố.

Cư dân thành phố Aleppo, Syria đang sơ tán khỏi vùng chiến sự trong nỗ lực của Nga (Military.com)
Cư dân thành phố Aleppo, Syria đang sơ tán khỏi vùng chiến sự trong nỗ lực của Nga (Military.com)

Đó là câu trả lời chính xác nhất cho những thế lực đang âm mưu gây ra bạo loạn và bất ổn. Thậm chí với cuộc gặp này, nhiều ý kiến cho rằng Mỹ đã bị gạt sang lề trong một giải pháp do Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ chủ trì tại Syria. Nếu điều này là hiện thực, nó sẽ là một bước đi rất “độc” và bất ngờ của cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. 

Thực ra, cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều biết họ cần sát cánh vì những lợi ích chiến lược lớn hơn, chứ không nên mất bình tĩnh vì những âm mưu kiểu này. Mối quan hệ này mới chỉ vừa được khơi thông trở lại chưa đầy 4 tháng sau cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống hai nước.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã trải nghiệm đủ những thiệt hại một khi Nga dừng “làm ăn”. Điển hình nhất là khoảng 9 tỷ USD đã bay hơi trong gần một năm sau các biện pháp cấm vận của Nga từ du lịch đến nông nghiệp. Con số này đã tác động trực tiếp đến kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã chịu nhiều hậu quả vì bất ổn an ninh và khủng bố.

Bắt tay với Nga lúc này là cần thiết bởi Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ “đường đường chính chính” đóng một vai trò lớn trong một giải pháp tại Syria. Đó chắc chắn là một bước đi nâng cao vị thế quốc tế của Tổng thống Erdogan.

Về phía Nga, nước này cũng đang cần đối tác lâu dài và mạnh mẽ cho tuyến đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" và Nhà máy điện hạt nhân Akkuyu mới được khởi động trở lại. Moscow cần sự đảm bảo của Thổ Nhĩ Kỳ để dòng khí đốt vươn tới được thị trường châu Âu. 

Sau cú sốc giá dầu kéo dài, đặc biệt là các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga giờ cần những cam kết như thế để cải thiện tình hình kinh tế. Rõ ràng, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có lý do để tiếp tục con đường đã chọn bất chấp những âm mưu đen tối đang cản trở.

Thanh Sơn

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.