Quản lý và sử dụng tiền công đức: Cần minh bạch và đúng mục đích
(Baonghean) - Với nhiều di tích lịch sử và văn hóa, hàng năm nguồn thu từ tiền công đức tại Nghệ An lên đến hàng chục tỷđồng. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng tiền công đức như thế nàocho có hiệu quả, đúng mục đích là điều cần bàn.
Ngày 30 tháng 10/1998 tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 1258 quy định tạm thời đặt hòm công đức, quản lý và sử dụng tiền công đức ở các di tích lịch sử văn hóa - danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghệ An là một trong những tỉnh đi đầu của cả nước trong việcban hành Quy định tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức.
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai quy định trên, việc thực hiện và quản lýtiền công đức vẫn dừng lại chủ yếu trên giấy tờ. Do Quyết định 1258 còn nhiều bất cập nên đến 24/1/2011, tỉnh ban hành Quyết định 195/ QĐ. UBND.VX đểđiều chỉnh. Thế nhưng, đến nay, sau hơn 1 năm, nhiều người quản lý đền chùa vẫn chưa biết đến QĐ 195, và việc quản lý và sử dụng tiền công đức vẫn không thống nhất.
Điều khó tin đãtồn tại và diễn ra nhiều năm nay tại di tích đền ông Hoàng Mười (xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên) đó là việc xã thực hiện "khoán" tiền công đức. Theo đó, thay vì nộp toàn bộ tiền công đức vềđịa phương để phân phối theo quy định như 65% dùng để tu sửa, tôn tạo, 30% cho lễ nghi, khánh tiết, lễ hội và 5% chi cho công tác bảo vệ... thì xã lại giao chỉ tiêu cho Ban quản lý đền với mức khoán thay đổi theo hàng năm. Như trong năm 2011, mức khoán ởđền Hoàng Mười là 800 triệu đồng, sau khi nộp đủ mức khoán, số tiền còn lại sẽ do BQL đền sử dụng. Ông Trương Văn Thái, Trưởng ban quản lý Đền cho biết: Nhờ mức "khoán" này mà Ban quản lý đền có cái mốc để mà phấn đấu và thực tế, năm nào Đền cũng vượt mức khoán đã đề ra. Qua đó, hàng năm, Đền có điều kiện để sửa chữa, nâng cấp các hạng mục trong nhà đền.
Việc giao chỉ tiêu cũng ra nhiều năm nay tại đền Cờn, xã Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu), trong đó năm 2011 xã được giao khoán 1,1 tỷđồng, năm 2012 là 1,6 tỷđồng.
Việc "tận thu" của BQL đền Hoàng Mười, đền Cờn cũng nhưở một số di tích khác hiện nay khiến nhiều người phải suy nghĩ bởi ai cũng biết nguồn công đức ở các di tích lịch sử - văn hóa là đóng góp tự nguyện vềtinh thần và vật chất của tập thể, cá nhân nhằm góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy theo quy định giá trị di tích. Với ý nghĩa đó, mỗi di tích lịch sử văn hóa được đặt tối đa không quá 3 hòm công đức.
Quy định là vậy, nhưng theo dõi tại các di tích hiện nay thấy hầu như di tích nào cũng đặt số hòm công đức quá số lượng quy định và khá lộn xộn. Bên cạnh đó,nhiều Ban quản lý đền công khai thu các khoản "phí, lệ phí" đối với các tổ chức, cá nhân nào muốn tổ chức các hoạt động ở nhà đền như: giải hạn, hầu đồng hay là xóc thẻ,xem tướng số hay là tham gia các nghi lễ như lễ cầu an, cầu siêu hàng năm. Điều này cho thấy sự "thương mại hóa" ở các đền, chùa, di tích văn hóa hiện nay và phần nào cũng làm cho lòng tin của người quyên góp công đức bị giảm sút.
Tìm hiểu rộng ra địa bàn cả tỉnh còn cho thấy một thực tếđó là: Dù đã có quy định rõ ràng của tỉnh nhưng số di tích thực hiện đúng theo quy định là rất ít.
Mới đây, qua kiểm tra tại một số di tích lớn nhưđền Hoàng Mười, Đền Vua Mai, Đền Chỉ Thiên, Đền Bạch Mã, Đền Quả Sơn, Đền Đức Hoàng, Đền Cuông, Đền Cờn, ... về việc thực hiện Quyết định 195/2011, ông Phan Văn Hùng - Phó Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh thừa nhận: có đến 90% các đền chùa sử dụng, quản lý tiền công đức không đúng theo quy định của Nhà nước.
Trước thực tế này, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để quản lý, sử dụng nguồn công đức một cách hiệu quả và hợp lý? Theo ông Phan Văn Hùng, các di tích lịch sử văn hóa đã có sự phân cấp, vì vậy, chính quyền địa phương và các đoàn thểở cơ sở cần phải vào cuộc để cùng với các cơ quan chức năng kiểm tra và quản lý nguồn thu này.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý phải xây dựng, các mẫu hòm công đức, mẫu phiếu công đức, mẫu sổ sách cho hoạt động khai thác, quản lý, sử dụng công đức, công khai các khoản thu cho các hoạt động nghi lễởđền chùa bảo đảm tính thống nhất...; Nghiêm cấm và có chế tài xử phạt đối với mọi tổ chức, cá nhân lợi dụng việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa để mưu cầu lợi riêng hoặc sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp khác.
Mỹ Hà - Khánh Ly