Rệp sáp phấn và kỹ thuật phòng trừ

05/07/2013 21:27

1. Rệp sáp phấn và kỹ thuật phòng trừ

Các loài rệp đều có đặc điểm chung là tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ thể, lớp này hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau (rệp sáp dính, rệp sáp phấn).



Gây hại bằng cách chích hút lá, cành, trái, cuống trái. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, cành bị khô, và chết, trái cũng có thể bị biến màu, phát triển kém và rụng. Khi mật số rệp sáp cao, chúng còn là tác nhân tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Chúng gây hại chủ yếu vào mùa nắng.

Phòng trị

Nhóm rệp này chưa thấy hại đáng kể, do trong điều kiện tự nhiên rệp sáp có rất nhiều thiên địch.

Chỉ sử dụng thuốc khi mật số cao (5-10% trái bị nhiễm, khoảng 5 thành trùng/trái hoặc lá) và khi 5% số cây trong vườn bị nhiễm. Phòng trị rệp sáp rất có hiệu quả khi dùng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Lân hữu cơ, Supracid 40EC/ND, Bi-58, Suprathion 40EC, Xi-men 2SC, Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC, ... phun trực tiếp vào chỗ có rệp đeo bám với liều lượng và cách sử dụng thuốc có in trên nhãn bao bì. Ngoài ra, có thể dùng máy bơm nước có áp suất cao xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp sẽ có tác dụng rửa trôi bớt rệp. Khi sắp thu họach trái, nếu có phun thuốc phải chú ý bảo đảm đúng thời gian cách ly của thuốc để giữ an toàn cho người tiêu dùng.

2. Chăm sóc:

- Tưới nước: Tưới thường xuyên vào mùa nắng. Tuy nhiên, khi quả còn nhỏ tránh tưới nước quá nhiều sẽ làm rụng quả (Thường tưới 2-3 ngày/lần).

- Bồi gốc, bồi líp: Vào mùa nắng, nên đắp thêm đất khô hay bùn ao vào gốc ổi khoảng 1-2cm và kết hợp với bón phân, phủ cỏ khô hay rơm rạ vào gốc để giữ ẩm.

- Tỉa cành và xử lý ra hoa ổi: mức độ tỉa cành tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng, tuổi cây và mùa vụ .

- Sau khi thu hoạch quả: tiến hành cắt tỉa cành sâu bệnh, cành khô, cành tăm hay cành gầy yếu và cắt ngọn ở độ cao 1m nhằm giúp cây phát triển cành mới khỏe.


Theo khuyennongtphcm - LY

Mới nhất
x
Rệp sáp phấn và kỹ thuật phòng trừ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO