Săn cá trên dòng Nậm Xan

(Baonghean) - Cái nắng mùa Hè bắt đầu đổ xuống núi rừng miền Tây xứ Nghệ cũng là lúc nghề lặn nước săn cá bắt đầu. Nghề này có từ xưa, thời gian gần đây có xu hướng ngày càng phổ biến.

Cũng như ở khắp mọi miền, bà con miền Tây Nghệ An có nhiều cách đánh bắt cá: chài, xúc, câu, dùng lá xót buộc cá nổi, cho ăn bã rượu để cá say... Nhưng ở đây còn có một cách khá độc đáo là dùng súng tự chế và mũi tên sắt rồi lặn xuống nước bắn cá, cách này thường được gọi là săn cá. Ngày cuối tuần, chúng tôi vào bản Tùng Hương, xã Tam Quang (Tương Dương) và theo chân chàng trai trẻ Vi Văn Sơn đi săn cá.

Chuẩn bị cho chuyến săn cá, việc làm đầu tiên của Sơn là thay sợi dây chun buộc súng tự chế, kiểm tra lại mũi tên sắt đã sắc và được buộc chặt hay chưa. Để kiểm tra độ chắc chắn và chuẩn xác, cậu lắp mũi tên dọc theo chiếc súng gỗ, ép chặt bằng dây cao su rồi bật lẫy. Sợi dây chun giãn ra, lực đàn hồi của sợi dây chun đẩy chiếc mũi tên rời khỏi vị trí bay vụt về phía trước, đích đến là thân cây chuối đứng cách chừng 7 mét. Dường như đã yên tâm với khẩu súng, Sơn chạy lên nhà lấy thêm chiếc kính lặn rồi lên đường.

Đồ nghề săn cá. Ảnh: Công Khang
Đồ nghề săn cá. Ảnh: Công Khang
Vi Văn Sơn lặn xuống đáy dòng Nậm Xan để săn cá. Ảnh: Công Khang
Vi Văn Sơn lặn xuống đáy dòng Nậm Xan để săn cá. Ảnh: Công Khang

Vi Văn Sơn hướng về phía dòng Nậm Xan - con khe lớn bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào, chảy qua địa bàn xã Tam Quang, qua xã Lạng Khê (Con Cuông) rồi hòa mình vào sông Lam. Mùa mày, nước Nậm Xan trong xanh, có thể nhìn rõ từng hòn cuội nằm dưới đáy, thi thoảng từng đàn cá lớn nhỏ bơi tung tăng như vẫy chào. Chọn vị trí nước sâu và không chảy mạnh để “tác nghiệp”. Vì ở những điểm này lũ cá thường tụ tập ẩn nấp và kiếm mồi quanh các hốc đá, người săn dễ dàng quan sát và thao tác với chiếc súng cùng mũi tên. Mặc quần cộc và để nguyên chiếc áo phông, đeo chiếc kính lặn, tay cầm chiếc súng đã giương sẵn cò, Vi Văn Sơn từ từ lặn xuống dưới mặt nước.

Từ trên bờ nhìn qua làn nước trong xanh, chúng tôi thấy cậu đang di chuyển dọc theo các hốc đá, một tay vẫn cầm chặt chiếc súng tự chế. Được hơn 1 phút, bỗng dưng mặt nước lay động, Sơn nhô người lên, đưa chiếc kính lặn lên đầu và thở dồn dập, bởi sau một quãng nín thở giờ phải lấy hơi.

Chừng mấy chục phút sau, cậu lại ngụp xuống mặt nước, đưa tay quờ dưới đáy dòng Nậm Xan như để tìm kiếm một vật gì. Thật bất ngờ, khi Sơn đứng dậy, tay cầm theo chiếc mũi tên, phía đầu mũi một chú cá bị xuyên qua phần thân và đang giãy giụa.

Chú cá được rút ra khỏi mũi tên, chủ nhân cho vào chiếc oi để sẵn trên bờ. Không cần nghỉ ngơi gì thêm, Vi Văn Sơn tiếp tục lắp mũi tên vào súng rồi lặn xuống đáy khe Nậm Xan, nhưng lần này không được chú cá nào. Cứ thế, khoảng 10 lần lặn xuống, chiếc oi của cậu đã có 4 con cá, có thể đủ cho bữa ăn chiều của cả nhà.

“Thợ lặn” Vi Văn Sơn ngoi lên mặt nước. Ảnh: Công Khang
“Thợ lặn” Vi Văn Sơn ngoi lên mặt nước. Ảnh: Công Khang

Chờ Sơn lên bờ ngồi nghỉ, chúng tôi hỏi chuyện về cái nghề săn cá khá độc đáo này. Về đồ nghề, trước hết phải sắm chiếc kính lặn với khoản tiền kha khá, độ vài trăm ngàn đồng, loại kính xịn hơn thì tất nhiên tiền sẽ cao hơn. Còn súng thì đơn giản, chỉ cần thanh gỗ dài khoảng 1 mét và sợi dây chun, mũi tên được làm từ dây thép mài nhọn, đuôi gắn với thanh tre được vót tròn.

Muốn bắn chính xác phải tập, trước tiên là bắn trên cạn, chọn một vật nào đó rồi đứng cách xa 5 - 7 mét để bắn. Nhưng môi trường nước hoàn toàn khác, lực cản của nước cùng với vận tốc dòng chảy có thể làm mũi tên đi chệch mục tiêu, chưa kể những chú cá không mấy khi đứng yên mà luôn bơi lượn, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của con người chúng thường trốn vào các hốc đá.

“Chiến lợi phẩm” sau 10 lần lặn xuống dòng Nậm Xan. Ảnh: Công Khang
“Chiến lợi phẩm” sau 10 lần lặn xuống dòng Nậm Xan. Ảnh: Công Khang

Vì thế, tập trên cạn xong phải xuống nước tập để có thêm kinh nghiệm trong môi trường nước. Khi đã tự tin có thể lặn được một quãng dài (trên 1 phút) và quan sát được dưới mặt nước mới có thể cầm súng đi săn cá. Ban đầu không mấy dễ dàng, chưa quen lắm nên khi bật lẫy, mũi tên thường đi chệch và để cá trốn được vào hốc, có khi lặn cả ngày chẳng bắn được con nào. Lâu dần rút được kinh nghiệm, xác định được mức độ lực cản của nước và dòng chảy, đoán định chính xác hướng di chuyển của chú cá để bắn đón, làm được như thế may ra có cá về ăn. Rồi phải thuộc từng đoạn khe, chỗ nào có nhiều cá và nắm bắt được thói quen, cách kiếm ăn của từng loài cá để có cách săn thích hợp. 

Với Vi Văn Sơn và những người bạn cùng trang lứa, săn cá vừa là một nghề, vừa là một trò tiêu khiển trong những ngày nghỉ, đặc biệt là vào mỗi dịp hè. Gần đây, một số du khách lên miền Tây Nghệ An mang theo đồ nghề để được trải nghiệm về sự dũng cảm, khéo léo và sáng tạo khi lặn xuống mặt nước săn cá.

Công Khang

tin mới

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.
Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.

Tuyên dương 200 người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các DTTS, nhân dân vùng miền núi.
ảnh đại diện ý kiến

Những thủ lĩnh nơi bản làng miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn tiên phong, đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động đồng bào áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Về dự Hội nghị tuyên dương người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Nghệ An lần thứ 2, năm 2019 diễn ra vào chiều 15/10, các đại biểu gửi gắm nhiều tâm nguyện từ thực tiễn.
Có không gian vừa thoáng mát, vừa yên tĩnh dường như đã tạo cảm hứng đọc sách cho các em học sinh

Dãy nhà chờ độc đáo cho giáo viên và học sinh vùng cao Nghệ An

(Baonghean.vn) - Điểm Trường Tiểu học bản Khổi, thuộc Trường Tiểu học Tam Thái (Tương Dương - Nghệ An) chỉ có 2 phòng học, không có phòng chờ cho giáo viên và phòng đọc sách cho học sinh. Phụ huynh nơi đây đã cùng nhau góp tre, nứa, lá cọ để dựng lên những nhà chờ đẹp mắt, thân thiện.