“Săn” nòng nọc làm món đặc sản, nông dân rẻo cao Nghệ An thu tiền triệu mỗi ngày

Lữ Phú - Duy Khánh

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Thời điểm này, người dân huyện vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An) lại "vào mùa" săn nòng nọc ở sông, suối về chế biến làm món ăn, hoặc bán kiếm thu nhập cho gia đình.
Clip đi săn nòng nọc. Clip: Duy Khánh

Những ngày này, tranh thủ thời tiết ấm lên, ông Cụt Văn Đoàn và nhiều người dân khác trong bản Nhãn Cù, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn cùng nhau đi thăm bẫy nòng nọc đã được đặt sẵn từ nhiều ngày trước. Chiếc bẫy để bắt nòng nọc của người dân bản Nhãn Cù khá đơn giản: đó là những chiếc bế (gùi) đã qua sử dụng.

Mùa Đông là thời điểm người dân Kỳ Sơn săn nòng nọc. Ảnh: Lữ Phú
Mùa Đông là thời điểm người dân Kỳ Sơn săn nòng nọc. Ảnh: Lữ Phú

Mồi nhử nòng nọc là bã rượu cần và một nắm lá thầu dầu, bỏ vào chiếc bế rồi ngâm sâu dưới nước, khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ là có thể đi thăm bẫy và thu nòng nọc về.

Mồi nhử là một ít bã rượu cần và lá thầu dầu. Ảnh: Duy Khánh
Mồi nhử là một ít bã rượu cần và lá thầu dầu. Ảnh: Duy Khánh
Ông Cụt Văn Đoàn cho biết: “Mùa này, tôi đặt hơn 40 chiếc bế ở lưu vực lòng hồ thủy điện Nậm Mô. Mỗi ngày thăm bế từ 2 đến 4 lần, mỗi lần thu về 10 - 15 kg nòng nọc. Với giá bán từ 50 - 70.000 đồng/kg, mỗi ngày gia đình tôi có thu nhập từ 1,5 - 2,5 triệu đồng". Được biết, đây là một khoản thu khá lớn đối với các hộ đồng bào Khơ mú ở bản Nhãn Cù.
Mỗi ngày người dân thu về hàng triệu đồng từ việc bẫy nòng nọc. Ảnh: Lữ Phú
Mỗi ngày người dân thu về hàng triệu đồng từ việc bẫy nòng nọc. Ảnh: Lữ Phú

Nòng nọc là món ăn ưa thích của đồng bào các dân tộc vùng cao Nghệ An. Nòng nọc có thể chế biến được rất nhiều món như: Nấu canh ột măng chua, lam, nấu canh pịa, lạp… Đây là món ăn truyền thống được đồng bào Khơ mú chế biến tiếp khách quý đến thăm nhà.

tin mới

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.