Sản xuất, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa: Thực trạng và giải pháp
Là một tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú, cho phép phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Tuy nhiên, trong những năm qua, mục tiêu sản xuất lương thực của Nghệ An chủ yếu để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, không có chủ trương sản xuất lúa gạo làm hàng hóa xuất khẩu.
(Baonghean.vn). Là một tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú, cho phép phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Tuy nhiên, trong những năm qua, mục tiêu sản xuất lương thực của Nghệ An chủ yếu đểđảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, không có chủ trương sản xuất lúa gạo làm hàng hóa xuất khẩu.
Những năm gần đây, nông dân trong tỉnh, cùng các cấp, các ngành đã ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh, được thụ hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước, đặc biệt là việc mở rộng nhanh diện tích sản xuất bằng các giống lúa lai, ngô lai cùng với việc đầu tư thâm canh cao, nên sản lượng lương thực liên tục tăng qua các năm: năm 1996 toàn tỉnh mới đạt 581.566 tấn, trong đó có 529.284 tấn lúa; năm 2000 đạt 832.399 tấn lương thực, trong đó có 753.634 tấn lúa; đến năm 2010 toàn tỉnh đã đạt 1.063.282 tấn lương thực, trong đó có 828.622 tấn lúa. Với dân số 3 triệu người, bình quân lương thực đã đạt trên 350kg/người/năm, những vùng trọng điểm lúa, ngô của tỉnh bình quân lương thực đạt 500-600 kg/người/năm, đảm bảo cơ bản an ninh lương thực trên địa bàn.
Sản xuất lúa giống ở Yên Thành -Ảnh: Xuân Hoàng
Một thực trạng ở nhiều vùng nông thôn hiện nay, sau khi sản xuất lương thực có phần dư thừa, an ninh lương thực đã được đảm bảo thì nông dân không mặn mà với việc trồng lúa, có vùng nông dân chỉ tập trung sản xuất thâm canh vụ lúa đông xuân đểđảm bảo đủ lương thực, còn vụ thu-mùa sản xuất theo lối quảng canh, chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi; thậm chí có vùng nông dân còn bỏ ruộng hoang.
Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện hiện nay giá các loại vật tư, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... tăng cao, trong khi giá lúa tăng chậm; mặt khác sản xuất lúa trong điều kiện thời tiết thường xuyên diễn ra bất khả kháng như: lũ lụt, hạn hán, gió bão, rét hại, sâu bệnh... làm cho hiệu quả sản xuất lúa không cao, thậm chí nhiều lúc còn thua lỗ.
Một thực trạng khác, hiện nay Nghệ An có trên 3 triệu dân thì 1/3 dân số (tương đương 1 triệu người) ở thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp; ngư dân ven biển... phải đi mua gạo ăn; tính bình quân 10 kg gạo/người/tháng, thì 1 năm toàn tỉnh cần 120.000 tấn gạo hàng hóa, tương đương 200.000 tấn lúa. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, kinh tế gia đình khá hơn, người đi mua đang tìm gạo ngon (Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan), gạo miền Nam, Tám thơm miền Bắc... để mua, rất ít người tìm mua gạo của dân ta sản xuất.
Một vài doanh nghiệp trong tỉnh như: Tổng Công ty Cổ phần vật tư Nông nghiệp, Công ty TNHH Vĩnh Hòa - Yên Thành nắm bắt được thực trạng trên tựđầu tư hàng tỷđồng để mua bản quyền những giống lúa chất lượng cao như: AC5, VT1, VT2... về mở rộng diện tích sản xuất trên địa bàn doanh nghiệp bỏ vốn cho nông dân vay để mua giống, phân bón cuối vụ thanh toán thông qua việc bán sản phẩm cho doanh nghiệp không tính lãi, bước đầu thu được một số kết quả nhất định, nhưng còn rất hạn chế, còn gặp nhiều khó khăn và rủi ro. Nhìn chung việc sản xuất lúa gạo có chất lượng cao ở Nghệ An chưa thực sựđược quan tâm đúng mức, chỉđáp ứng được một phần rất nhỏ của thị trường.
Để khắc phục những thực trạng mâu thuẫn nêu trên, nên chăng tỉnh cần có một chủ trương đủ mạnh, hoàn chỉnh từ tổ chức sản xuất, thu gom, chế biến, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác tốt hơn tài nguyên đất đai, nước, lao động, cơ sở hạ tầng, vật tư, vốn... ở nông thôn, làm cho việc sản xuất lúa đạt hiệu quả cao hơn, người trồng lúa có thu nhập nhiều hơn; đặc biệt người tiêu dùng Nghệ An được ăn hạt gạo do xứ Nghệ sản xuất với giá rẻ hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn.
Đểđạt được mục tiêu đó, về Nhà nước trước hết phải có quy hoạch chi tiết xác định vùng, quy mô diện tích để sản xuất đáp ứng cơ bản nhu cầu lúa gạo hàng hóa trên địa bàn tỉnh, có tính đến thị trường tỉnh bạn. Đồng thời chọn lọc được bộ giống lúa có chất lượng tốt, năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái của Nghệ An; xây dựng quy trình sản xuất chuẩn để tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho nông dân thực hiện; có chính sách thích hợp cho các vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa ở giai đoạn đầu. Mặt khác, các doanh nghiệp cần ký hợp đồng với nông dân từ khâu: sản xuất, thu gom, chế biến, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa để nông dân yên tâm sản xuất.
Trần Minh Doãn