Sáng mãi tinh thần yêu nước

(Baonghean) - Nam Đàn là mảnh đất quê hương đã sinh ra đồng chí Lê Hồng Sơn, cũng là nơi đồng chí yên nghỉ sau 13 năm tham gia hoạt động cách mạng sôi nổi ở trong nước và nước ngoài. Lê Hồng Sơn là học trò xuất sắc, là chiến sỹ kiên cường chiến đấu bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, là sáng lập viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Hồng Sơn, nhà cách mạng tiền bối của Đảng sáng mãi với quê hương, đất nước.
Cuộc đời, sự nghiệp
Lê Hồng Sơn tên thật là Lê Văn Phơn (thường gọi là Lê Văn Phan), sinh ngày 29/6/1899 trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước tại làng Xuân Hồ, tổng Xuân Liễu (nay là xã Xuân Hòa) huyện Nam Đàn. 
Năm 1920, theo tiếng gọi của phong trào Đông Du và hội Duy Tân do cụ Phan Bội Châu thành lập, Lê Văn Phan đã từ giã gia đình, bạn bè, quê hương lên đường sang Thái Lan bắt đầu sự nghiệp cứu nước. Với động cơ rõ ràng “Học tập để làm cách mạng, đuổi người Pháp ra khỏi Đông Dương”, Lê Văn Phan đã tích cực tham gia nhiều hoạt động yêu nước. Tại Trại Cày - Thái Lan (một cơ sở yêu nước của người Việt Nam do cụ Phan Bội Châu và Đặng Thúc Hứa gây dựng) Lê Văn Phan có tên mới là Lê Hồng Sơn; năm 1921, hoạt động cùng cụ Phan Bội Châu ở Quảng Châu (Trung Quốc); năm 1922, được phân công của tổ chức, Lê Hồng Sơn đã dùng súng ngắn trừ khử tên phản bội Phan Bá Ngọc; năm 1923, cùng với Hồ Tùng Mậu và một số đồng chí khác như Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái, Lưu Quốc Long, Trương Vân Lĩnh... lập ra “Tâm Tâm xã” với mục đích “Rút kinh nghiệm về những bài học thất bại xưa, để lo toan tiến hành công việc sao cho thiết thực”.
Ngày 19/6/1924, được Tâm Tâm xã giao trách nhiệm, Lê Hồng Sơn đã giúp sức cho Phạm Hồng Thái ném lựu đạn ám sát tên toàn quyền Méc-Lanh khi tên này tới dự tiệc ở khách sạn Victoria tại Sa Điện. Sự việc không thành, Phạm Hồng Thái hy sinh, nhưng sự kiện Phạm Hồng Thái đã gây một tiếng vang lớn trong phong trào cách mạng ở Đông Dương và Nam Trung Quốc. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) đã tiếp xúc với nhóm Tâm Tâm xã trong đó có Lê Hồng Sơn. Đầu năm 1925, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành lập, Lê Hồng Sơn là một trong những người đầu tiên tham gia hội này cùng với những thành viên chủ chốt như: Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ...
Lê Hồng Sơn được cử vào Tổng bộ và giữ vị trí ấy cho đến khi tổ chức này hết vai trò lịch sử. Tháng 3/1925, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Lê Thiết Hùng được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu vào học khóa đầu tiên tại trường Quân sự Hoàng Phố, do Liêu Trọng Khải làm Hiệu trưởng, Bôrôđin làm cố vấn, Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc) làm phiên dịch. Lê Hồng Sơn còn là một trong những người trong nhóm Cộng sản Đoàn, hạt nhân của tổ chức Đảng Cộng sản sau này do Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo. Anh đã cùng Nguyễn Ái Quốc xuất bản tờ “Thanh niên” và tổ chức mở lớp huấn luyện cán bộ tại các lớp chính trị ở Quảng Châu. Khi Nguyễn Ái Quốc tổ chức “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”, Lê Hồng Sơn là ủy viên “chưởng ấn” (người giữ con dấu) của Chi hội Việt Nam và Hội Liên hiệp các dân bị áp bức Á Đông, chịu sự lãnh đạo của Bộ Phương Đông (Quốc tế cộng sản). 
Năm 1927, tình hình chính trị Trung Quốc chuyển biến theo chiều hướng xấu. Tối ngày 15/1/1927, lực lượng phản cách mạng của Tưởng Giới Thạch do Lý Thừa Mãn (Lý Tế Thâm) chỉ huy làm đảo chính ở Quảng Châu, các thành viên của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội đều bị liên lụy, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu và một số đồng chí nữa bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Cuối năm 1927, trước sự phản đối của dư luận, chính quyền Tưởng Giới Thạch buộc phải thả Lê Hồng Sơn cùng một số đồng chí khác. Bấy giờ Nguyễn Ái Quốc đã rời Quảng Châu, Lê Hồng Sơn không còn cơ sở ở Quảng Châu nữa, nên anh cùng các thành viên của Tổng bộ Thanh niên về Hồng Kông. Tại Hồng Kông, Lê Hồng Sơn tiếp tục công việc của người thầy Nguyễn Ái Quốc giao cho là củng cố cơ quan Tổng bộ Thanh niên, mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ, đưa tổ chức Tổng bộ Thanh niên trở lại hoạt động bình thường. 
Năm 1929, 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời, Lê Hồng Sơn thuộc tổ chức An Nam Cộng sản Đảng. Lê Hồng Sơn là một trong những người đã tích cực vận động hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản duy nhất và là người tích cực lo công tác tổ chức hội nghị thành lập Đảng. Tại Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, ngoài 5 đại biểu chính thức thì Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu là 2 đại biểu dự khuyết. Sau khi Đảng được thành lập (3/2/1930), Lê Hồng Sơn được Nguyễn Ái Quốc phân công ở lại hoạt động trong Chi hội Việt Nam của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông. Cuối năm 1931, Lê Hồng Sơn bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam lần thứ 2, nhờ sự can thiệp của cụ Hồ Ngọc Lãm, lúc đó làm tham mưu cho Quân đội Quốc dân đảng ở Vân Nam, Lê Hồng Sơn được ra tù nhưng không được ở lại Trung Quốc. Rời Trung Quốc, đồng chí qua Miến Điện, Thái Lan, cuối cùng bí mật trở lại Thượng Hải tiếp tục nhiệm vụ. Sau vụ rải truyền đơn kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5/1932, Lê Hồng Sơn một lần nữa bị nhà chức trách Thượng Hải bắt giam, ngày 25/9/1932, Lê Hồng Sơn bị chuyển cho nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương quản thúc và xử lý. Đồng chí bị đưa về giam ở nhà lao Vinh. 
Biết Lê Hồng Sơn là người đã trừ khử tên phản bội Phan Bá Ngọc; là người cùng nhóm Tâm Tâm xã với Phạm Hồng Thái, người đã mưu sát toàn quyền Đông Dương Méc-Lanh, nên đồng chí đã bị Tòa án Nam Triều tại Nghệ An kết án tử hình. Ngày 20/2/1933, tại chợ Tro, làng Xuân Hồ, tổng Xuân Liễu (nay là xã Xuân Hòa) huyện Nam Đàn, đồng chí Lê Hồng Sơn đã anh dũng hy sinh ở tuổi 34 tràn đầy nhiệt huyết bởi họng súng của kẻ thù, trước sự chứng kiến và đau xót tột cùng của người thân và nhân dân quê nhà.
Đổi thay trên quê hương Lê Hồng Sơn
Về với xã Xuân Hoà trong những ngày tháng 6 này, cùng với khí thế ra quân khẩn trương để gieo trồng khép kín diện tích sản xuất vụ hè thu và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ  xây dựng nông thôn mới, trên khắp các nẻo đường thôn xóm đâu đâu cũng rực cờ hoa với nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ sôi nổi hướng tới kỷ niệm 115 năm Ngày sinh đồng chí Lê Hồng Sơn - Chiến sỹ cách mạng tiền bối của Đảng, người con ưu tú của quê hương.
Xuân Hòa - Nam Đàn hôm nay.
Xuân Hòa - Nam Đàn hôm nay.
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đặc biệt là sau 3 năm xây dựng NTM, diện mạo quê hương Xuân Hòa đã thực sự “thay da đổi thịt”. Trong sự đổi thay đó có phần đóng góp không nhỏ của dòng họ đại tôn đồng chí Lê Hồng Sơn. Với gần 100 hộ sinh sống trên địa bàn xã, trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, tiếp bước cha anh, lớp lớp cháu con của dòng họ Lê ở Xuân Hòa vẫn luôn nêu cao truyền thống cách mạng, niềm tự hào là cội nguồn sinh thành và nuôi chí lớn nhà tiền bối cách mạng kiên trung bất khuất, luôn gương mẫu đầu tàu trong mọi phong trào của địa phương. Không chỉ nổi tiếng với truyền thống hiếu học và khoa bảng với nhiều người đỗ đạt cao, đóng góp trí tuệ, công sức cho quê hương, đất nước, mà trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng trăm người con của dòng họ Lê đã lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, nhiều người đã anh dũng hy sinh.
Con số có 20 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng, 3 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và anh hùng lao động là minh chứng cho sự cống hiến, hy sinh to lớn của dòng họ Lê ở Xuân Hòa qua các thời kỳ, góp phần tô thắm thêm truyền thống cách mạng trên quê hương Xuân Hòa. Ông Lê Đăng Lý ở xóm 11 xã Xuân Hòa, hậu duệ của Liệt sỹ Lê Hồng Sơn rất tự hào chia sẻ: “Noi gương chú Lê Hồng Sơn, những năm qua, dòng họ Lê chúng tôi nói riêng, người dân Xuân Hòa nói chung luôn sống xứng đáng với truyền thống cha anh, cống hiến, hy sinh của cải, máu xương để bảo vệ, xây dựng đất nước, gương mẫu trong phát triển kinh tế, chăm lo giáo dục truyền thống cách mạng cho con cháu dòng họ. Con cháu dòng họ Lê nhiều người đỗ đạt cao, không có hộ nghèo. Riêng gia đình tôi 5 đứa con đều vào đại học, hiện đã thành đạt trong các cơ quan nhà nước, có cả tiến sỹ, thạc sỹ. Tấm gương của chú Lê Hồng Sơn sẽ mãi là niềm tin, niềm tự hào soi sáng cho con cháu dòng họ Lê chúng tôi noi theo".
Tặng quà cho thân nhân nhà tiền bối cách mạng Lê Hồng Sơn
Cùng với nhiều hoạt động hướng đến kỷ niệm 115 năm ngày sinh nhà tiền bối cách mạng Lê Hồng Sơn, lãnh đạo huyện Nam Đàn đã tổ chức đi thăm, tặng quà cho  thân nhân của đồng chí Lê Hồng Sơn.
Dịp này, đoàn đến thăm hỏi, tặng quà cho 5 gia đình thân nhân trong họ tộc nội, ngoại của đồng chí hiện đang sinh sống, công tác trên địa bàn huyện, mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng nhằm động viên các gia đình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào của địa phương, xứng đáng là con cháu của chiến sỹ cách mạng tiền bối của Đảng.
Thúy Tình (Đài Nam Đàn)

Tự hào là quê hương của nhà cách mạng tiền bối Lê Hồng Sơn, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Xuân Hòa đã nỗ lực đoàn kết thi đua, đi đầu trong phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ đi đôi với phát triển dịch vụ thương mại, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12-13% hàng năm, bình quân thu nhập đầu người đạt gần 27 triệu đồng/ năm, cao nhất so với cả huyện.

Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ hộ khá và giàu chiếm gần 60%, hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 6%. Đặc biệt, qua gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, nhân dân Xuân Hòa đã phát huy cao nội lực, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng NTM với hệ thống điện, đường, trường, trạm từng bước hiện đại và đạt chuẩn quốc gia, các hoạt động VHXH có nhiều tiến bộ. Nhiều năm liền Đảng bộ đạt danh hiệu TSVM và TSVM tiêu biểu, là đơn vị dẫn đầu về phát triển kinh tế, phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của huyện nhà hiện nay. 

Ông Thái Thanh Quý – Bí thư huyện ủy Nam Đàn phấn khởi cho biết: Kỷ niệm lần thứ 115 năm ngày sinh đồng chí Lê Hồng Sơn là một trong những hoạt động chính trong năm 2014 của huyện Nam Đàn. Thông qua các hoạt động kỷ niệm nhằm tiếp tục bày tỏ lòng biết ơn, tôn vinh công lao to lớn và sự nghiệp đấu tranh anh dũng giải phóng dân tộc của nhà cách mạng tiền bối Lê Hồng Sơn; tạo sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động trong Đảng bộ và nhân dân huyện nhà, phát huy truyền thống yêu nước và tấm gương cách mạng dũng cảm của đồng chí Lê Hồng Sơn, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về công tác xây dựng Đảng và thực hiện Chỉ thị 03-CT/TƯ ngày 14/5/2011của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tạo động lực thi đua thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển KT - XH, giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng quê hương Nam Đàn ngày càng giàu mạnh, văn minh. 
Đặc biệt, cấp ủy, chính quyền huyện Nam Đàn và xã Xuân Hòa đang gấp rút hoàn thành công trình đầu tư tôn tạo, nâng cấp khu mộ và khu tưởng niệm Lê Hồng Sơn nhằm thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những cống hiến hy sinh to lớn của người chiến sỹ cách mạng, người con trung kiên bất khuất của quê hương.
Thanh Thủy

tin mới

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

(Baonghean.vn) - Đêm 3/5 rạng sáng 4/5, tại địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn đã xảy ra lốc xoáy gây ảnh hưởng đến tài sản của các hộ dân, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã khẩn trương phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả.

Sáp nhập thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành: Niềm tự hào một danh xưng

Quê hương không chỉ là tên gọi...

(Baonghean.vn) - Về thăm thị trấn Diễn Châu vào thời điểm những người dân ở đây đang băn khoăn trước đề án sáp nhập, có thể thấy được được tình yêu, niềm tự hào của họ với những giá trị hữu hình của quê hương.

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.